Tiết 94: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu VĂN 8 HK2 5hđ · phiên bản 1x (Trang 75 - 78)

(PHẦN TẬP LÀM VĂN: THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA HẢI PHÒNG)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Bước đầu vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích lịch sử của quê hương.

2. Kĩ năng

- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu,....về đối tượng thuyết minh cụ thể là di tích của quê hương.

- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.

3. Thái độ

- Tự hào, có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá về di tích lịch sử của địa phương.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Nắm được một số di tích lịch sử văn hóa ở Hải Phòng.

- Những hiểu biết về di tích lịch sử văn hóa ở Hải Phòng.

- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử ở địa phương.

2. Kĩ năng

- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu,....về đối tượng thuyết minh cụ thể là di tích của quê hương.

- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.

3. Thái độ.

- Tự hào, có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá về di tích lịch sử của địa phương.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(1')

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1:Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài: Hôm này, chúng ta cùng tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

- Nghe, định hướng vào bài

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (20')

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Cho HS đọc văn bản.

H: Xác định bố cục văn bản? Nội dung chính từng phần?

H: Văn bản sử dụng PTBĐ nào?

H: Bài viết sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

H: Em hãy kể tên những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Hải Phòng?

H: Hãy cho biết những di tích đó ở địa phương nào?

I. Văn bản: Đình Hàng Kênh

1. Bố cục: 3 phần

MB: giới thiệu vị trí địa lí đình Hàng Kênh

TB:

- Lịch sử xây dựng đình Hàng Kênh.

- Khuôn viên, diện tích, cấu tạo.

- Phía trước sân đình.

- Kiến trúc (tòa đại đình, tòa hậu cung).

KB: Giá trị của đình Hàng Kênh.

2. PTBĐ: thuyết minh, biểu cảm.

3. Phương pháp thuyết minh: phân tích phân loại, nêu số liệu

II.Những di tích lịch sử văn hóa của Hải Phòng - Đền nhà Mạc.

- Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Đền Nghè.

- Khu di tích núi Voi.

- Đền Bà Đế.

- Văn miếu Xuân La.

- Đình Kiền Bái.

* Hoạt động 3:Luyện tập (15')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

H: Lập dàn ý bài giới thiệu về di tích mà em biết?

III. Bài tập

Giới thiệu về di tích mà em biết 1. Mở bài

Giới thiệu chung về di tích lịch

sử.

2. Thân bài

- Vị trí địa lí của di tích.

- Lịch sử ra đời, phát triển.

- Đặc điểm kiến trúc.

- Cảnh quan.

- ý nghĩa của di tích trong đời sống người dân địa phương.

3. Kết bài:

Cảm nhận, đánh giá về di tích.

* Hoạt động 4: Vận dụng (5') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Viết đoạn mở bài cho dàn ý đã lập.

- Viết đoạn văn

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Yêu cầu HS tìm hiểu thêm các bài viết giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương.

- Tìm hiểu thêm trên intơnét

(Thực hiện ở nhà) Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hoàn thiện bài viết.

- Tìm đọc các bài giới thiệu di tích địa phương.

* Bài mới:

- Chuẩn bị tiết 95: Chương trình địa phương (phần văn).

+ Đọc tài liệu Ngữ văn địa phương 8-9 tr32-36.

V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tuần 25

Một phần của tài liệu VĂN 8 HK2 5hđ · phiên bản 1x (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(240 trang)
w