Tiết 102: HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp)

Một phần của tài liệu VĂN 8 HK2 5hđ · phiên bản 1x (Trang 104 - 107)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Nắm được cách thực hiện hành động nói, xét trong quan hệ với các kiểu câu đã học.

2. Kĩ năng

- Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động phù hợp.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng các hành động để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

2. Kĩ năng

- Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động phù hợp.

3. Thái độ.

- Có ý thức vận dụng các hành động để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(2')

H: Hành động nói là gì? Các kiểu hành động nói thường gặp?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1:Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG

CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu mối liên quan giữa hành động nói và các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

- Nghe, định hướng vào bài

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (17')

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GV: HS đánh số thứ tự trong đoạn văn I.1

H: Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn?

H: Trong 5 câu ấy, câu nào giống nhau về mục đích nói?

H: Xác định hành động nói cho mỗi câu ?

I. Cách thực hiện hành động nói

1.Ví dụ:GSK/70 2.Nhận xét.

- Đều là câu trần thuật, đều kết thúc bằng dấu chấm.

+ Câu 1-2-3: mục đích là trình bày

+ Câu 4-5: mục đích là cầu khiến

GV: Cùng là câu trần thuật nhưng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện hành động nói khác nhau.

H: Tương tự, em hãy xác định kiểu hành động thường gặp của các kiểu câu còn lại? Lấy ví dụ minh họa.

H: Vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét gì?

-> tương ứng như trên + Câu nghi vấn thực hiện hành động hỏi

Câu cầu khiến dùng thực hiện hành động điều khiển

Câu cảm thán thực hiện bộc lộ cảm xúc.

* Ghi nhớ

- Có khi hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng tương ứng :

+ Câu nghi vấn – hỏi + Câu cầu khiến – điều khiển

+ Câu cảm thán – bộc lộ cảm xúc

+ Câu trần thuật – trình bày.

- Có khi hành động nói được thực hiện bằng những kiểu câu khác .

* Hoạt động 3:Luyện tập (20')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

H: Tìm câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ”?

H: trình bày và nhận xét?

H: Tìm câu trần thuật có mục đích cầu khiến?

Tác dụng?

H: Nên dùng cách nào để hỏi người lớn?

II. Luyện tập Bài tập 1

- Từ xưa .... không có?- khẳng định.

- Vì sao vậy ? – hỏi

- Nếu vậy ...nữa ? – bộc lộ cảm xúc.

Bài tập 2 :

+ Trong câu a, tất cả các câu đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến .

Cách diễn đạt như thế tạo ra sự gần gũi giữa vị lãnh tụ với quần chúng nhân dân.

Bài tập 4 :

Chọn câu : b, e vì nó mang tính lịch sự, tôn trọng người lớn.

H: Người nghe nên chọn hành động nào?

GV: Sơ kết bài học.

Bài tập 5 :

- Chọn hành động c.

* Hoạt động 4: Vận dụng (3') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

H: Đặt một đoạn hội thoại, chỉ ra hành động nói của các câu trong đoạn thoại đó?

- Đặt hội thoại, xác định hành động nói cho các câu.

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA

THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Gv giao bài tập

+ Tập đặt câu thực hiện kiểu hành động nói phù hợp với kiểu câu.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

+ Học bài, nắm vững kiến thức + Hoàn thành tất cả các bài tập

* Bài mới: Ôn tập về luận điểm.

+ Xem lại toàn bộ kiến thức về văn nghị luận

+ Luận điểm là gì? Luận điểm thường được trình bày dưới dạng nào?

+ Tìm hiểu mối liên quan giữa luận điểm với các vấn đề trong bài viết.

Ngày soạn: 25/02/2018 Ngày dạy: 09/03/2018

Tuần 27

Một phần của tài liệu VĂN 8 HK2 5hđ · phiên bản 1x (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(240 trang)
w