PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phù Ủng nằm ở phía Bắc của huyện Ân Thi.
Phía Bắc giáp xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Phía Đông giáp xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Phía Nam giáp Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phía Tây giáp xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi và xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Với tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 8.28km2, với dân số 7677 khẩu, mật độ dân số là 927 người/km2 và được chia thành 8 thôn.
4.1.1.2. Khí hậu
* Khí hậu:
Khu vực tỉnh Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa nóng và mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô thừ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm 23-24oC, trong đó tháng nóng trung bình 29oC và trong các tháng lạnh trung bình 16-17oC. Mỗi năm khoảng 1.700 giờ nắng.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.750 - 1.800 mm. Hàng năm Hưng Yên thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trung bình từ 3-5 cơn bão/năm.
4.1.1.2. Thủy văn
Hệ thống sông Bắc Hưng Hải cung cấp nguồn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống kênh mương được đầu tư rất đầy đủ đảm bảo cho việc tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt phân bố tương đối dày đặc khắp khu vực trên địa bàn huyện nhưng chủ yếu là các sông, kênh, mương nhỏ. Một số sông chính chảy qua địa bàn gồm: hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống các con sông như sông Bún.. cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng.
Nhìn chung hệ thống nước tưới cho cây trồng đã chủ động được như cung cấp nước tưới cho cây về mùa khô hạn, tiêu úng trong mùa mưa lũ. Thuận tiện cho việc sử dụng nước sinh hoạt và đi lại trong quá trình thi công
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc < 1% và độ cao thay đổi từ 1,0 m đến 4,5 m. có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Trên bề mặt khá bằng phẳng đó thường xen kẽ các ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) bị ngập nước quanh năm.
Chất đất theo hệ thống phân loại của FAO/UNESCO chất đất chủ yếu là đất phù sa bồi.
4.1.1.3. Thực phủ
Trong khu dân cư xã thực phủ dày đặc. Hầu hết là vườn trồng cây ăn quả lâu năm như vải, nhãn, cam, quýt… xen lẫn một ít trồng hoa màu, chuối mức độ che khuất rất lớn, gây nhiều khó khăn cho việc đo ngắm lưới địa chính và đo vẽ bản đồ địa chính. Khu vực đất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và hoa màu, một số ít khu vực trồng chuối, cây cảnh như cam, quất.
4.1.1.4. Giao thông
Trên địa bàn xã có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường nối hai cao tốc, tỉnh lộ, huyện lộ, cùng hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và đường nội đồng. Mạng lưới giao thông chạy qua địa bàn các huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi của huyện đã tạo nhiều lợi thế giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh như thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hải Dương ..., vị trí trên cũng đem lại cho các huyện có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xãhội 4.1.2.1. Dân số, lao động
- Toàn xã có 7677 khẩu, bao gồm 1918 hộ (Số liệu12/2016).
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 60%, dịch vụ chiếm 40%.
- Bình quân từ 4 – 5 nhân khẩu/hộ. Lực lượng lao động của xã hằng năm vẫn đang được bổ sung thêm có nghĩa là gánh nặng trong giải quyết việc làm cho người lao động xã tăng lên.
Dân cư phân bố thành từng làng, xóm rải rác đều trên địa bàn các xã xen lẫn với khu vực đất canh tác nông nghiệp. Nhà ở phân bố tập trung dày đặc dọc theo các trục đường giao thông chính, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu vực các thị trấn và thưa dần trong khu vực làng xóm quanh vùng đất canh tác nông nghiệp. Hầu hết dân cư là người địa phương và chủ yếu là người kinh, đời sống kinh tế tương đối ổn định, tình hình an ninh trật tự tương đối tốt.
Thuận lợi cho việc giao dịch và cư trú tại địa phương trong thời gian đo đạc.
4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội:
Tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương phát triển khá mạnh, tốc độ phát triển trung bình từ 15-17%/năm; mức thu nhập bình quân đầu
người liên tục tăng dần trong các năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là dưới 1%;
tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm dần.
Ngành nghề chủ yếu tại địa phương ngoài làm nông nghiệp thì còn làm tại các khu công nghiệp, khu đô thị và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ đã rất phát triển.
Trong thời gian qua tình hình phát triển các hệ thống hạ tầng cơ sở của phát triển của xã Phù Ủng phát triển mạnh như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp làng nghề như đường, điện, cấp thoát nước đến chân công trình nhằm tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.
Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục phát triển, bình quân 50 máy/100 dân; 100% số xã có điện thoại và có điểm bưu điện văn hoá xã, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh và FAX công cộng đều được triển khai có hiệu quả.
Hệ thống cung cấp điện: Hoàn thành hệ thống truyền tải điện và hệ thống điện trung áp ở nông thôn. Có nhiều trạm biến áp 220KV, 110KV, 22KV cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng, chủ động cho việc cung cấp điện để sản xuất;
đảm bảo cung cấp điện an toàn và ổn định cho nhu cầu phát triển kinh tế cho các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được nâng lên đáng kể, chất lượng khám chữa bệnh bước đầu đáp ứng nhu cầu của người bệnh, cơ sở vật chất các bệnh viện tuyến huyện được tăng cường. Trong khu đo có một bệnh viện cấp huyện và hệ thống trạm xá các xã.