Khái Quát Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Kê Khai Công Tác, Đăng Ký Cấp Đổi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Đợt Một Tại Một Số Thôn (Trang 43 - 47)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái Quát Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Xã Cẩm Lĩnh là một xã thuộc vùng đồi gò, nằm ở phía Tây huyện Ba Vì, có diện tích 26, 62 km2, dân số trên 12.000 dân, số hộ 3.152 hộ cư trú tại 11 thôn trong xã (Ngọc Nhị, Tân Thành, Đông Phượng, Bằng Tạ, Vô Khuy, An Thái, Tân An, Cẩm An, Cẩm Thủy, Phú Phong, Cẩm Tân )có:

Từ 21º17’ 25’’ đến 21º10’21’’ vĩ độ Bắc.

Từ 105º21’20’’ đến 105º35’56’’ kinh độ Đông.

• Địa giới hành chính xã Cẩm Lĩnh:

- Phía Đông giáp xã Thụy An và xã Tản Lĩnh.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Tòng Bạt.

- Phía Nam giáp xã Ba Trại.

- Phía Bắc giáp xã Vật Lại.

b. Đặc điểm địa hình

Cẩm Lĩnh là xã trung du, tiếp giáp với phía tây điểm cuối núi dãy hoàng liên sơn, cẩm Lĩnh có địa hình đồi gò thấp, bị chia cắt liên tục , phân chia thành 2 vùng: vùng đồi cao nằm về phía tây nam (vùng tiếp giáp với xã Ba Trại) có độ cao trung bình là từ 30m đến 80m, địa hình gồ ghề nhiều đồi núi đan xen nhau, diện tích là 168ha, chiếm 26, 8% diện tích toàn vùng, vùng gò và đồng ruộng thấp nằm ở phía đông bắc , diện tích là 202ha chiếm 72, 3%

diện tích toàn xã, phần lớn là các cánh đồng bằng phẳng xen lẫn các đồi gò, một đặc trưng của vùng đất xứ Đoài.bên cạnh đó có hệ thống sông kênh rạch trên địa bàn phân bố tương đối đồng đều với các con sông nhỏ như; sông Tích , Hồ Cẩm Qùy, Hồ suối Hai, Hồ Ngọc Nhị, Hồ Cẩm An, Đầm Long

42 c Khí hậu

350˚c đến 370˚c riêng vùng núi tản viên, từ độ cao 400m trở lên mùa hè có không khí mát mẻ, trên 700m trở lên nhiệt độ trung bình về mùa hè là 180˚c.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1628mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt.mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mua là 1.478mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 °C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15, 5 - 16, 5 °C. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy thuận lợi cho việc phát triển Nông - Lâm nghiệp.

d Thủy văn

Hệ thống sông hồ kênh rạch trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều với các sông nhỏ sông Tích, , Hồ Cẩm Quỳ, Hồ Suối Hai, Hồ Ngọc Nhị, Hồ Cẩm An, Đầm Long. Hồ Suối Hai' là hồ nước ngọt nhân tạo nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa bàn xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An, Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Công trình được xây dựng vào thập niên 50 của thế kỷ 20 (năm 1958 hoàn thành). Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước khoảng 10 km², có lượng nước khoảng 50 triệu m3 được xây dựng với đa mục tiêu: Thủy lợi (giải quyết vấn đề hạn hán tại vùng Ba Vì và khống chế dòng sông Tích), Cải thiện môi trường, du lịch.

4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên a Đất đai

- Với tổng diện tích là 2662ha đất tự nhiên , diện tích đất chủ yếu là feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ , tầng đất dày nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp.loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm. Diện tích đất tự nhiên là 2662ha

43

* Đất nông nghiệp: 1807.58 ha, chiếm 67.90 %, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp 1226.ha - Đất trồng cây hàng năm: 647.93 ha - Đất trồng lúa , lúa màu 544.93ha - Đất trồng cây hàng năm khác: 103.00ha

- Đất trồng cây lâu năm 511.72ha

-Đất lâm nghiệp 492.78ha

* Đất phi nông nghiệp: 799.05ha chiếm 30.02 %.

- Đất ở: 71.63ha

- Đất ở nông thôn: 71.63ha

- Đất chuyên dùng 361.53ha

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan 3.76ha

- Đất quốc phòng 111.34ha

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng 179.57ha - Đất tôn giáo , tín ngưỡng 1.37ha + Đất nghĩa trang , nghĩa địa 11.49ha + Đất sông ngồi, kênh , rạch, suối 58.36ha

* Đất chưa sử dụng: 52.00 ha, chiếm 2.08% gồm:

- Đất bằng chưa sử dụng: 35.74ha - Đất đồi núi chưa sử dụng: 16.26ha b Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của xã Cẩm Lĩnh là 475.28ha trên địa bàn chủ yếu là đất lâm nghiệp (toàn bộ là đất rừng sản xuất).hiện nay, diện tích đất rừng sản xuất đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý.

c. Tài nguyên nước.

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao, hồ với trữ lượng khoảng hơn 50 triệu m³, chủ yếu được cung cấp bởi nước mưa.đây là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thủy sản mà còn rất quan trọng trong việc điều hòa sinh thái cho các khu dân cư.

44

- Nguồn nước ngầm:Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát và đánh giá đầy đủ trữ lượng và chất lượng nước ngầm , song qua hệ thống giếng, khoan của một số hộ gia đình trong xã, cho thấy trữ lượng nước ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng chủ yếu bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng.hiện nay nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong sinh hoạt ăn uống mà chỉ sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác...

4.1.3. Kinh tế xã hội

* Kinh tế

- Thu nhập bình quân đầu người của xã là 36, 2 triệu đồng/người/năm.

- Người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp: trong đó chăn nuôi chiếm 77% thu nhập, số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã luôn đúng top đầu của huyện: lợn 22.000 con, gia cầm 88.000 con, cao điểm đàn lợn 30.000 con, gia cầm 1, 4 triệu con.

- Ngành trồng trọt: Chủ yếu là trồng lúa: Diện tích lúa của xã 450 ha, những năm gần đây diện tích lúa bị thu hẹp do thi công dự án sông Tích và nhân dân tự chuyển đổi sang trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra do thi công dự án Sông Tích gây chia cắt hệ thống thủy lợi gây ngập úng, thiếu nước ở nhiều diện tích lúa.

Vụ xuân 2019 36ha bị ngập úng không cấy được hoặc cấy đã bị ngập.

- Hoa màu: Chủ yếu trồng các loại rau, sắn (gần 30ha), lạc (20ha).

- Ngành trồng cây ăn quả: Đây là lợi thế của xã khi thổ nhưỡng, khí hậu cho các loại quả ngon hơn thị trường như bưởi, ổi… Diện tích cây ăn quả của xã gần 200 ha, trong đó bưởi 40 ha, ổi 15 ha, ngoài ra còn có mít, táo, dứa…

- Địa phương còn giữ được diện tích cây dâu tằm cho thu quả (khoảng 7 ha) tuy nhiên đang bị thu hẹp diện tích do giá trị thấp.

- Ngành trồng chè: Diện tích chè của xã 36 ha, diện tích có xu hướng giảm do giá cả bếp bênh, cần nhiều lao động.

- Xã có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

45

- Các ngành sản xuất kinh doanh: Trong xã không có khu công nghiệp, không có làng nghề, các ngành sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ.

Toàn xã có gần 800 cơ sở sản xuất kinh doanh (Điều tra kinh tế 2017).

4.1.4. Dân số và lao động a. Dân số

- Xã Cẩm Lĩnh có 3.152 hộ được phân bố tại 11 Thôn trên địa bàn.

Tổng số nhân khẩu: 10342 nghìn nhân khẩu , trong đó nữ: 2.960người; chiếm 63 %. Nam 2.822 người chiếm 37 %.

- Số hộ làm nông nghiệp là 1.140 hộ, chiếm 76.6% so với tổng số hộ trong toàn xã; số hộ công nghiệp- thương mại, dịch vụ, hộ khác: 349 hộ, chiếm 23, 4%. Mật độ dân số: 700 người/km2; quy mô hộ bình quân 4 - 5 người/hộ.

- Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 1, 4%.

- Thành phần dân tộc: Dân tộc Kinh: 8696 người chiếm 95, 7 % dân số.

Dân tộc khác: 217 người chiếm 5, 3 % dân số.

b. Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi là 6406 người, chiếm 44, 55 % so với tổng dân số trong toàn xã, trong đó lao động nữ: 2960 người.

- Số lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản 4.289 người chiếm 66, 95 % so với tổng số lao động trong độ tuổi của toàn xã, số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 821 người 12, 82 %, lao động thương mại, dịch vụ 1296 người chiếm 20, 23 %.

- Số lao động qua đào tạo: 4744 người chiếm 74, 1% so với tổng số lao động của toàn xã.

Một phần của tài liệu Kê Khai Công Tác, Đăng Ký Cấp Đổi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Đợt Một Tại Một Số Thôn (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)