PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Ảnh hưởng, tác động và lợi ích mang lai từ sân golf
4.4.1. Hiệu quả sử dụng đất và sử ảnh hưởng đến môi trường
4.4.1.1. Sử dụng các chất bảo vệ thực vật và chất hóa học tại sân Golf
Tại khu vực sân golf sử dụng 3 dạng phân bón: hữu cơ, vi sinh và vô cơ. Tỷ lệ sử dụng các loại phân trên ở các sân có khác nhau nhưng trung bình là 70% vô cơ, 30% vi sinh + hữu cơ.
- Phân vô cơ dùng cho cỏ cũng là loại phân vô cơ thông thường dùng cho cây hoa quả. (như Kali Clorua (KCL), Urê và đạm tổng hợp NPK).
- Ngoài ra, còn có loại phân vô cơ chống côn trùng Pest 4.4.1.2 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật dùng tại sân golf:
- Thuốc trừ sâu Carbaryl Công thức hóa học: C12H11NO2
Đặc tính: Carbaryl được phân loại dễ tan trong nước. Độ tan: 50 mg/lít.
Carbaryl được đánh giá có khả năng di động trung bình trong đất. Thời gian bán phân hủy: Carbaryl không bền trong môi trường.
Độ độc cấp tính: trung bình – độc nhẹ, thuộc nhóm II – III (phân loại theo WHO).
- Thuốc diệt nấm Mancozeb
Công thức phân tử: [(CH2NHCSS)2Mn]x[Zn]y
Đặc tính: Mancozeb tan trung bình trong nước. Nhưng thực tế Mancozeb không tan trong nước. Độ tan 6 mg/lít.
Mancozeb ít có khả năng di động trong đất, thời gian bán phân hủy:
Mancozeb không bền trong môi trường.
Độ độc cấp tính: không độc
- Thuốc diệt nấm Thiophanate - methyl Công thức phân tử: C12H14N4O4S2
Đặc tính: Thiophanate – methyl rất ít tan trong nước, Thiophanate – methyl di động trung bình trong đất. Thiophanate – methyl không bền trong đất..Độ độc cấp tính: không độc.
- Thuốc trừ sâu Chlorpyrifos
Công thức hóa học: C9H11Cl3NO3PS.
Đối với động vật (qua đường miệng, với chuột cống, chó và các động vật có vú khác) Chlorpyriphos bị chuyển hóa nhanh và chủ yếu thải ra đường nước tiểu. Ðối với thực vật, Chlorpyriphos không bị rễ cây hấp thụ.
- Thuốc trừ sâu Diazinon
Công thức hóa học: C12H21N2O3PS.
Trong đất Diazinon có thời gian bán phân hủy là 1 -12 tuần, trong nước thời gian bán phân hủy của Diazinon là 12 ngày đối với nước có pH=5, 138 ngày đối với nước có pH=7.
4.4.1.3. Tác động của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Các nhà khoa học thuộc Cơ Quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) tính ra rằng mỗi ha sân golf sử dụng khối lượng hoá chất gấp 3 lần cùng một diện tích canh tác nông nghiệp.
Bảng 4.4. Loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf
Loại phân Cách bón Tần suất Liều lượng Lượng sử dụng trong năm (kg) URE Phun dung dịch
nước
01
lần/3tháng 2.300kg/lần 9.200 NPK 30:5:10 Rắc 01 lần/tháng 4.600kg/lần 55.200
NPK
15:15:15 Rắc 01 lần/tháng 4.600kg/lần Xen kẽ với NPK 30:5:10
* Tác động tới tài nguyên đất
Dư lượng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng để chăm sóc cỏ, cây xanh là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất, gây tác động tiêu cực tới môi trường. Nếu tính toán như trên, khối lượng hoá chất sử dụng hàng năm cho sân golf tại Resort ước tính là 64,4 tấn hoá chất/năm, tương đương 0,18 tấn/ngày.
Diện tích phun xịt là 39,6 ha và chiều dày trung bình của lớp đất và cách phía trên của hệ thống gom nước ngầm là 0,5m. Khi đó, thể tích đất được phun xịt là: 396.000 m2 x 0,5m = 198.000 m3. Coi rằng tỉ trọng của đất thấp nhất là 1 tấn/m3, khi đó khối lượng đất được phun xịt là: 198.000 tấn.
Như giả thiết cho rằng, 50% hoá chất BVTV sau khi phun xịt được giữ lại trong đất và trong hoá chất có 50% hợp chất có tính hoạt hóa.
- Dư lượng HCBV thực vật trong đất: 180 kg x 50% x 50% = 45 kg - Lượng HCBV thực vật/kg đất là: 45000 mg: 198.000 tấn = 0,23 mg/tấn = 0,00023 mg/kg.
Được biết theo tiêu chuẩn đánh giá an toàn khi sử các chất Bảo vệ thực vật trong đất là từ khoảng 0.1-0.5mg/kg, vậy giá trị này nằm trong khoảng giữa của giới hạn cho phép đối với từng loại hoá chất BVTV (từ 0,1 – 0,5mg/kg).
Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh rằng, việc tích tụ hoá chất bảo vệ thực vật trong đất và trong chuỗi thực vật trong trường hợp này là không cần thiết xem xét vì cỏ trồng ở đây chỉ nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo kỹ thuật của sân golf và tạo cảnh quan chứ không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
* Tác động tới môi trường không khí
Quá trình bay hơi của hóa chất BVTV trong lúc phun xịt chăm sóc cỏ sân golf, cây xanh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân, du khách hoặc cư dân lân cận.
*Tác động tới đa dạng sinh học
Rừng thường là nơi tập hợp nhiều chủng loại động - thực vật phát triển, tính đa dạng sinh học rất cao. Khi tiến hành phát quang để xây dựng sân golf người ta đã phá vỡ sinh thái rừng này và gần như thay thế bằng một hình thức độc canh: trồng cỏ.
Việc phá rừng để hình thành sân golf dẫn đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khu vực bị ảnh hưởng lớn. Nguồn nước bị sút giảm cả số lượng lẫn chất lượng do sự ô nhiễm lũy tích. Nước mưa và nước tưới ở sân golf đã cuốn nitrate từ phân hóa học gây hiện tượng phú dưỡng, có mùi hôi thối và gây tình trạng thiếu oxy cho các loài thủy sinh.
Các thuốc trừ sâu ở sân golf đã giết chết nhiều loại sinh vật đất hữu ích và một lượng lớn côn trùng. Côn trùng bị tiêu diệt khiến số lượng các loài chim trong khu vực giảm sút nhanh.
Nhận xét:
Tiếp xúc thường xuyên nhất với thuốc trừ sâu là đội ngũ nhân viên quản lý và phục vụ sân golf. Người chơi golf cũng có thể hít chất độc lúc họ ra sân trước khi thuốc trừ sâu kịp thẩm thấu vào trong cỏ.
Vì vậy, Nhà quản lý sẽ áp dụng các biện pháp chăm sóc cỏ phù hợp nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ dư lượng sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật này trong quá trình hoạt động của dự án sân golf và chỉ dùng thuốc trong quá trình bảo dưỡng và đóng cửa sân Golf.