Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Năm 2018 là năm diễn biến thời tiết không được, toàn xã gieo trồng được như sau:
- Lúa xuân gieo cấy được 264 ha; năng suất bình quân đạt: 65,7 tạ/ha; sản lượng đạt: 1.734,9 tấn.
- Lúa mùa diện tích gieo cấy là: 192.7 ha; do mưa lớn kéo dài nên đã làm chìm 140 ha; diện tích còn khi thu hoạch: 52,7 ha; năng suất bình quân đạt 41,7 tạ/ha; sản lượng đạt 220 tấn; giảm so với cùng kỳ là: 136 tấn; bình quân lương thực đầu người: 253,5 kg/người/năm; giảm còn 10,7 kg/người/năm.
- Cây màu cả năm: cây ngô diện tích gieo trồng: 137 ha; cây lạc 43ha; khoai lang 5ha…
* Chăn nuôi:
Đàn trâu bò: 573 con, trong đó: Đàn trâu là 114 con; tăng so với năm 2017 là 48 con.
- Đàn lợn là: 12.700 con, trong đó đàn lợn nái: 1.700 con; tăng so với năm 2017 là: 690 con
- Gia cầm: 360.000 con; tăng so với năm 2017 là: 99.000 con - Đàn thủy cầm: 13.000 con; tăng so với năm 2017 là: 2.000 con.
- Trên địa bàn có 03 cửa hang bán thuốc thú y; 04 đại lý bán thức ăn chăn nuôi; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân
- Địa phương đang phát triển các trang trại chăn nuôi gà từ 500 con trở lên có 177 hộ;
Bảng 4.2. Số lượng một số vật nuôi chính trên địa bàn Xã
Năm Trâu, bò Lợn Gia cầm Thủy cầm
2018 573 12.700 360.000 13.000
(Nguồn: UBND xã Tiên Phong) Do bị ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng với đó lở mồm long móng và gặp rét nên chăn nuôi của nông dân gặp không ít khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đạt được nhiều kết quả. Đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn bước đầu có sự chuyển biến. Trong tương lai, khi quy mô diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích chuyên dùng khác cần phải có biện pháp để duy trì một quỹ đất nhất định kết hợp với bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, thâm canh tăng năng suất nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ổn định, đảm bảo chất lượng lương thực, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
* Phát triển thương mại và dịch vụ
Qua nền kinh tế có những bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, từ đó ở các thôn bản cũng bắt đầu suất hiện các đại lý, dịch vụ.
- Các nguồn hàng chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, các loại giống cây trồng và một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân.
- Phương hướng phát triển: tiếp tục tăng cường các hoạt động về dịch vụ, thương mại trên địa bàn xã, phát triển 1 số cơ sở may tư nhân góp phần tăng cường thu nhập cho người dân.
4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hiệu quả sử dụng đất của xã Tiên Phong
* Về thuận lợi.
- Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019, xã có những thuận lợi đó là: Chính trị ổn định, quốc phòng được giữ vững, trật tự xã hội đảm bảo; xã có hệ thống chính trị vững mạnh, đoàn kết thống nhất ý trí vai trò lãnh đạo; cán bộ Đảng viên gương mẫu, có đội ngũ cán bộ chuyên môn có đủ trình độ, năng lực để thực hiện các chức trách, hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội của địa phương; nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động, sản xuất và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật Nhà nước.
- Xã Tiên Phong nằm ở vị trí có tuyến đường quốc lộ 32 chạy ngang qua địa bàn tạo điều kiện thuật lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ.
- Tiềm năng đất đai, có nhiều cánh đồng nhỏ, khá bằng phẳng, phì nhiêu thuận lợi phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. Đây là điều kiện tốt để phát triển sản xuất chuyên canh một số nông sản phẩm.
- Địa hình khá bằng phẳng thuật lợi cho quá trình đi lại giao thương với các xã khác trên địa bàn.
- Nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhân dân trong xã luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động, đó là tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển.
- An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển toàn diện trên địa bàn xã.
- Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá theo hướng hàng hoá, các ngành nghề đang trên đà phát triển.
* Về khó khăn.
- Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ cấu ngành TMDV, ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất mang nặng tính chất nông nghiệp, tự cung tự cấp.
- Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự thu hút thị trường.
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn thấp, thuần nông. Khả năng tính toán và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác được hết tiềm năng của địa phương.
- Hệ thống giao thông chưa đồng bộ, đường xóm chủ yếu là đường đất nên gây nhiều khó khăn trong việc đi lại như sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là vào mùa mưa.
- Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, sử dụng đất chưa có quy hoạch
- Diện tích đất nông nghiệp không đồng đều giữ các xứ đồng do đó khó khăn trong việc tập chung chỉ đạo vùng sản xuất, quy hoạch diện tích nông nghiệp hang hóa.
- Chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, thủy sản.
- Việc huy động các nguồn lực tài chính còn hạn chế, khai thác nguồn thu từ đất chưa được nhiều; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa theo kịp sự phát triển của xã hội.