Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Xã Tiên Phong, Huyện Ba Vì (Trang 53 - 58)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

4.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình

sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hi ệu quả kinh tế chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… (đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động).

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của xã Tiên Phong tôi đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra và vùng sản xuất.

* Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất.

Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ…), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi.

* Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính tính trên 1 ha của xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính của xã Tiên phong (ĐVT: 1 ha)

Loại cây trồng

Năng suất (tạ/ha)

GTSX (1000đ)

CPSX (1000đ)

TNT (1000đ)

HQSDV (lần)

Số công lao động

(ngày)

GTCLD (1000đ) Lúa xuân 58,61 41027 10888,9 30138,1 3,8 167 180,47 Lúa mùa 56,67 39669 11416,6 28252,4 3,5 167 169,18 Ngô xuân 38,89 23334 8472,2 14861,8 2,8 194 76,61 Ngô đông 41,67 25002 8472,2 16529,8 3,0 194 85,21 Lạc xuân 13,89 34725 12638,9 22086,1 2,7 222 99,49 (Nguồn: phiếu điều tra nông hộ)

Qua bảng trên ta thấy nhóm cây trồng ngô xuân, ngô đông, lạc xuân cho thu nhập thuần thấp. Nguyên nhân là do những loại cây trồng này tốn nhiều công chăm sóc, chi phí và năng suất thu được thấp.

Lúa xuân và lúa mùa cho thu nhập thuần khá cao do Lúa là cây lương thực chính nên được trồng phổ biến ở khắp các thôn trong xã.

Hình 4.8. Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất cây lúa, ngô, lạc trên 01 ha/năm - Tổng giá trị sản xuất cây lúa 80696 nghìn đồng bằng 49.28 % so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Tổng giá trị sản xuất cây ngô 48336 nghìn đồng bằng 29.52 % so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Tổng giá trị sản xuất cây lạc 163757 nghìn đồng bằng 21.21 % so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp

* Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định, tại một không nhất định.

Trong đề tài của mình, em đã đưa vào giá cả thị trường trên địa bàn xã Tiên Phong (Phụ lục 1).

Trên cơ sở tính hiệu quả các loại cây trồng tổng hợp nên hiệu quả của các loại hình sử dụng đất thể hiện trong bảng:

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã Tiên Phong (ĐVT: 1 ha)

Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất

(1000đ)

Chi phí trung gian

(1000đ)

TNT (1000đ)

Hiệu quả sử dụng vốn (lần)

Giá trị ngày công

lao động (1000đ) - 2 vụ lúa (LX-LM) 80696 22305,5 58390,5 3,62 174,82 - LX - LM - ngô 105698 30777,7 74920,3 3,43 141,89 -Lạc xuân - Lúa mùa 75752 23527,8 52224,2 3,22 134,25 -LM - ngô đông 66029 19361,1 46667,9 3,41 129,27 -Lạc xuân - ngô hè thu 59729 21111,1 38615,9 2,83 92,38

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ)

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất và việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất, chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả kinh tế sử dụng đất được phân thành các mức, thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.9. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất xã Tiên Phong

Cấp Giá trị sản xuất (triệu

đồng)

Chi phí sản xuất (triệu

đồng)

Thu nhập Thuần (triệu đồng)

Hiệu quả sử dụng vốn (lần)

Giá trị ngày công lao động (Ngày)

RC >89 >31,3 > 60,9 > 3,34 >157

C 75- 89 27,7 - 31,3 51,5 - 60,9 3,09 - 3,34 138 - 157 TB 61- 75 24,1 - 27,7 41,3 - 51,5 2,84 - 3,09 119 - 138 T 47 - 61 20,5 - 24,1 31,5- 41,3 2,59 - 2,84 100 - 119 RT <47 < 20,5 < 31,5 < 2,59 < 100

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất và việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất, chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả kinh tế sử dụng đất được phân thành

5 cấp (Rất thấp - RT ; Thấp - T ; Trung bình - TB; Cao - C; Rất cao - RC). Thể hiện cụ thể qua bảng 4.10:

Bảng 4.10. Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất của Xã Tiên Phong

Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất

(1000đ) Mức

Chi phí trung

gian (1000đ)

Mức TNT

(1000đ) Mức Hiệu

quả vốn (lần)

Mức

Giá trị ngày công lao

động (1000đ)

Mức

- 2 vụ lúa (LX-LM) 80696 C 22305,5 T 58390,5 C 3,62 RC 174,82 RC - LX - LM - ngô 105698 RC 30777,7 C 74920,3 RC 3,43 RC 141,89 C -Lạc xuân – lúa mùa 75752 TB 23527,8 T 52224,2 C 3,22 C 134,25 TB -LM - ngô đông 66029 TB 19361,1 RT 46667,9 TB 3,41 RC 129,27 TB -Lạc xuân - ngô hè thu 59729 T 21111,1 T 38615,9 T 2,83 T 92,38 RT

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ) Kết quả điều tra bảng 4.10 nông hộ thu được trên các loại hình sử dụng đất (LUT) như sau:

- Đối đất 2 vụ lúa: Cho hiệu quả kinh tế ở mức cao với tổng chi phí trung gian thấp là 22305,5 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 80696 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 58390,5 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 3,62 lần, giá trị ngày công lao động đạt 174,82 nghìn đồng/công lao động.

- Đối với đất 2 vụ lúa - cây vụ Đông: Có 1 loại hình sử dụng đất là: Lúa xuân - Lúa mùa -Ngô: Cho hiệu quả kinh tế ở mức rất cao với tổng chi phí trung gian trung bình là 30777,7 nghìn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất 105698 nghìn đồng/ha, tổng thu nhập thuần 74920,3 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 3,43 lần, giá trị ngày công lao động đạt 141,89 nghìn đồng/công lao động.

- Đối với đất 1 vụ lúa - màu: Loại hình này gồm có 2 kiểu sử dụng đất là Lúa mùa – ngô đông, Lạc xuân - lúa mùa. Loại hình sử dụng đất này cho giá trị sản xuất không cao cụ thể:

+ Lạc xuân - lúa mùa: cho tổng giá trị sản xuất là 75752 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất 23527,8 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 52224,2 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 3,22 lần, giá trị ngày công lao động đạt 134,25 nghìn đồng/công lao động.

+ Lúa mùa - ngô đông: cho tổng giá trị sản xuất là 66029 nghìn đồng/ha, chi phí sản xuất 19361,1 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần 46667,9 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 3,41 lần, giá trị ngày công lao động đạt 129,27 nghìn đồng/công lao động.

Cả 2 kiểu sử dụng đất này cho giá trị sản xuất không cao, thu nhập thuần ở mức thấp do lạc tốn nhiều công chăm sóc, ngô tốn nhiều phân và đều cho năng suất không cao.

* Đối với loại hình sử dụng đất chuyên màu:

Có 1 kiểu sử dụng đất là Lạc xuân - ngô đông hè thu. Có hiệu quả kinh tế thấp với tổng giá trị sản xuất trung bình là 59729 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 38615,9 nghìn đồng/ha,chi phí sản xuất là 21111,1 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động đạt 92,83 nghìn đồng/công lao động.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Xã Tiên Phong, Huyện Ba Vì (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)