Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau:
a. Luận điểm 1: Giới thiệu giá trị nội dung bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: Trong hoàn cảnh bị phụ thuộc, người phụ nữ vẫn khẳng định vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp tâm hồn của mình, đặc biệt là “tấm lòng son”.
Từ hình ảnh trên gợi những liên tưởng về người phụ nữ trong hai tác phẩm
“Chuyên người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”.
b. Luận điểm 2: Những người phụ nữ ấy có tài sắc vẹn toàn nhưng đều là nạn nhân của xã hội phong kiến (giá trị hiện thực).
- Vũ nương đẹp người đẹp nết, hiếu thảo, đảm đang nhưng phải chịu bao bất công, oan khuất (dẫn chứng – phân tích).
- Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng đành sống kiếp trôi nổi, đoạn trường.
(dẫn chứng – phân tích).
- Họ luôn bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến, chịu sự áp chế bất công của chế độ “trọng nam khinh nữ”, của thế lực đồng tiền (dẫn chứng – phân tích – đánh giá).
c. Luận điểm 3: Trong hoàn cảnh đó, mỗi tác phẩm là lời khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ với những ước mơ, khát vọng chân chính (giá trị nhân đạo).
- Họ luôn tìm cách đấu tranh vượt thoát khỏi hoàn cảnh của số phận để khẳng định phẩm chất trong sạch, khẳng định “tấm lòng son” của mình (dẫn chứng – phân tích).
- Họ luôn khao khát về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình; ước mơ công lý, công bằng xã hội (dẫn chứng – phân tích – đánh giá).
***********************************************************************
ĐỀ 8
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn lớp 9- Lần 2
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm):
Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ hiệu trong đoạn thơ sau:
“ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”
(Đoàn Văn Cừ, Chợ tết ) Câu 2 (5,0 điểm):
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện rõ điều đó.
Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 3 (12 điểm):
167
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương,
SGK Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích(Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: (3,0 điểm ) *Yêu cầu chung:
- Học sinh viết thành đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn).
- Phát hiện và phân tích được hiệu quả của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
*Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu: bốn câu thơ của Đoàn Văn Cừ trong bài thơ Chợ tết: miêu tả bức tranh thiên nhiên vùng đồi núi trung du khi tết đến, xuân về với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. ( 0,5 điểm)
- Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ: ( 2 điểm)
+ Biện pháp so sánh: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”: Hình ảnh giọt sương “ rỏ” xuống được so sánh như “ giọt sữa”. Gợi dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai. ( 0,75 điểm)
+ Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“ nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết.
( 0,75 điểm)
+ Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh” : ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân. ( 0,25 điểm)
+ Từ ngữ giàu hình ảnh, các tính từ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, đỏ ( son), hồng
( bình minh) và các động từ nháy, uốn, thoa, nằm…: Góp phần tạo nên một bức tranh rộn rịp những hình sắc tươi vui. ( 0,25 điểm)
- Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên,
yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ… ( 0,5 điểm)
.
Ccâu 2: (5,0 điểm):
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện rõ điều đó.
Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên.
1. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện:
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm; để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể đư- ợc làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo đư- ợc những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
2. Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
của Nguyễn Quang
Sáng.
a. Giá trị nghệ thuật:
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
+ Ông Sáu trở về gia đình gặp con vì vết thẹo mà bé Thu không nhận cha.
+ Nhờ vết thẹo mà khi bà giải thích Thu hiểu cha và hối hận.
+ Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.
- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
b. Giá trị nội dung: Chi tiết nhỏ nhưng góp phần thể hiện nội dung truyện.
- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể tình cha con.
- Làm rõ nét vẻ đẹp của các nhân vật:
+ Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
+ Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.
Câu 3. (12,0 điểm):
1.Yêu cầu về kĩ năng:
2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận (1,0 điểm)
169
- Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người.
- Lòng thương người hay nói rộng ra là giá trị nhân đạo là phẩm chất cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính.
b. Giải thích ý kiến (3,0 điểm)
- Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
+ Văn chương: chỉ các tác phẩm thơ văn. Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người, quan trọng nhất là tình thương.
+Tình thương người, thương cả muôn vật, muôn loài: là lòng nhân ái – một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
+ Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn.
Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo.
+ Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du là minh chứng rõ nhất cho quan điểm: nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người.
c. Giá trị nhân đạo qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (7,0 điểm)
- Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của Kiểu bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình. (2, 5 điểm)
- Qua bi kịch thân phận của Kiều và Vũ Nương, cả hai nhà văn gián tiếp lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà
đạp lên con người. Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyện người con gái Nam Xương), là bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người dồn đẩy con người vào cảnh ngộ đau thương(Truyện Kiều). (1,0 điểm)
- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ bất hạnh, khổ đau, oan trái, truân chuyên. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người
khác của Kiều và Vũ
Nương. (2,5 điểm) - Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy. (1,0 điểm)
d. Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh (1,0 điểm)
- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Văn học là nhân học” (M. Gorki).
- Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người
*********************************************
ĐỀ 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8đ)
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề.
Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”.
Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 2:(12đ)
Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến
171
thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó?
--- Hết ---
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Câu 1: (8,0 điểm)
*Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện.
- Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
*Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
1. Nêu tóm tắt nội dung và phân tích ý nghĩa câu chuyện: (3,0 điểm) - Trong câu chuyện trên chú tiểu là người mắc lỗi, làm trái qui định vượt tường trốn ra ngoài chơi. Hành động đó mang tính biểu trưng cho những lầm lỗi của con người trong cuộc sống.
- Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
+ Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.
+ Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.
- Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
- Câu chuyên cho ta bài học quí giá về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.
2. Suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống: (4 điểm)
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quí của con người.
- Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản...Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, sự khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
- Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
* Lưu ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh cần tìm được những dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
3. Rút ra bài học nhận thức: (1 điểm) - Cần phải sống khoan dung nhân ái.
- Sống khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình.