A. Yêu cầu cần đạt
I. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
2. Chứng minh qua một số đoạn trích trong “Truyện Kiều”
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
0,25 a. Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là người
phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
- Vẻ đẹp hình thức ( phân tích, dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều)
- Tài năng: Thuý Kiều còn hội tụ đầy đủ tài năng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến ( phân tích, dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều)
1,0
b. Nhân vật Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một người có nhiều phẩm chất tốt đẹp:
- Kiều là người phụ nữ đức hạnh, ý thức được về giá trị, nhân phẩm của mình: Khi còn ở nhà với cha mẹ: “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Khi buộc phải bán mình lấy tiền chuộc cha và em, nàng cảm thấy nhục nhã, ê chề khi người ta đem mình ra làm món hàng mua bán.
- Kiều là người phụ nữ có tình yêu thủy chung, trong sáng ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Kiều còn là một người con hiếu thảo ( phân tích, chứng minh qua đoạn 1,5
197
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Bên cạnh đó, Kiều cũng là một con người nhân hậu, vị tha ( phân tích, chứng minh qua đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán )
=> Tất cả những vẻ đẹp, phẩm chất trên được hội tụ trong con người Kiều.
Kiều trở thành mẫu người phụ nữ lí tưởng, hoàn hảo nhất trong văn học Trung đại Việt Nam.
c. Tài sắc vẹn toàn nhưng Thuý Kiều phải chịu cuộc đời truân chuyên, lận đận
- Chọn phân tích các đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều để làm rõ cuộc đời 15 năm lưu lạc của Kiều ( có thể thêm tổng hợp quát bi kịch đời nàng qua nội dung bản thân đã tìm hiểu ở Truyện Kiều) để làm rõ Thuý Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc trong tay bọn quan lại, lưu manh, buôn thịt bán người tàn độc.
1,25
d. Nghệ thuật khắc hoạ số phận nhân vật Thuý Kiều:
+ Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao của việc khai thác triệt để khả năng phong phú của tiếng Việt.
+ Truyện Kiều là cuốn bách khoa toàn thư về tâm trạng nhân vật.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng thủ pháp tượng trưng ước lệ.
0,25
e. Liên hệ với tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
* Chị Dậu là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh ( dẫn chứng)
* Chị Dậu là người có phẩm chất tốt đẹp.
- Tần tảo, đảm đang tháo vát ( dẫn chứng) - Yêu thương chồng con tha thiết. ( dẫn chứng)
- Người phụ nữ có sức mạnh tiềm tàng, có sức phản kháng mạnh mẽ .( phân tích ngắnn gọn tình huống chị đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng)
=> Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng Tám.
1,0 1,25
* So sánh:
Giống nhau:
- Cả hai đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Các tác giả đều bày tỏ tấm lòng thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia cho số phận bất hạnh và ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: tự trọng, thuỷ chung, vị tha, nhân hậu, giàu đức hi sinh…
+ Cả hai văn bản đều lên án tố cáo xã hội phong kiến tàn ác đã chà đạp lên quyền sống của con người đặc biệt là người phụ nữ.
Khác nhau:
- Khác nhau về giai đoạn văn học và thời điểm lịch sử: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX thuộc dòng văn học trung đại. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết đầu thế kỉ XX thuộc dòng văn học hiện thực trước cách mạng.
- Thể loại: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thuộc thể loại truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát. Văn bản Tức nước vỡ bờ - trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thuộc thể loại tiểu thuyết.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều”
được xây dựng bằng bút pháp tượng trưng ước lệ. Nhân vật chị Dậu trong 1,0
“Tắt đèn” xây dựng nhân vật bằng bút pháp tả thực qua ngôn ngữ, hành động.
- Nội dung, tư tưởng được phản ánh qua hình tượng mỗi nhân vật:
+ Chị Dậu: là người vợ, người mẹ yêu chồng con hết mực, đúng quan điểm xuất giá tòng phu nhưng phải chịu bi kịch cay đắng: sự tần tảo chưa đủ, chị phải dứt ruột bán con đẻ của mình để cứu chồng. Điều đó phản ánh đúng bản chất của xã hội nửa thực dân phong kiến thối nát, dồn con ngươi ta đến ngõ cụt, buộc họ phải vùng lên chống trả quyết liệt.
+ Thuý Kiều: tài sắc vẹn toàn, thấm nhuần tư tưởng tại gia tòng phụ - hiếu nghĩa. Nàng là nạn nhân đáng thương nhất của xã hội đồng tiền. Để có tiền chuộc cha, cứu em, nàng phải bán thân để làm tròn chữ hiếu. Cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng là bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội đồng tiền đương thời.
-> Dù có những nét khác biệt, song qua hai nhân vật, người đọc đều thấy được bức tranh toàn cảnh về xã hội và cuộc sống con người, nhất là người phụ nữ của từng thời kì lịch sử dân tộc bằng cái nhìn hiện thực và trái tim nhân đạo, cảm thông, thương xót, trân trọng… sâu sắc của các tác giả.
e. Đánh giá:
- Khẳng định giá trị của nhận định vào Truyện Kiều
- Bài học cho người cầm bút về khả năng khái quát hiện thực, thời đại qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, sự trải nghiệm tình cảm, cảm xúc, tài năng nghệ thuật…
- Đối với bạn đọc:
+ Nhận xét giúp cho bạn đọc hiểu sâu sắc hơn số phận bất hạnh cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
+ Khơi gợi cho người đọc sự đồng cảm và trân trọng vẻ đẹp của họ.
0,5
Kết bài: Khẳng định giá trị tác phẩm Truyện Kiều… 0,5
************************************************************
ĐỀ 19
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn 9 Câu 1. (8,0 điểm)
Rác có mặt ở khắp nơi: từ xóm nhỏ đến phố lớn, từ mặt nước đến chân đồi, từ mỗi cá nhân đến toàn xã hội …
Lấy chủ đề Rác trong cuộc sống, em hãy viết một bài văn để trình bày suy nghĩ của mình xung quanh vấn nạn trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Khải quan niệm:
“Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”
199
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích giá trị tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
---Hết---
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (8,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, dưới đây là các gợi ý:
Ý Nội dung Điể
m
1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề 0,5
2 Giải thích ý kiến
- “Rác”: Là những vật, những chất đã bị thải loại do không còn hoặc còn rất ít giá trị sử dụng. Rác là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống của con người.
- Việc rác thải có mặt khắp nơi (từ xóm nhỏ đến phố lớn, từ mặt nước đến chân đồi, từ mỗi cá nhân đến toàn xã hội…) là một vấn nạn nhức nhối trong cuộc sống hôm nay.
1,0
3 Nêu thực trạng vấn đề
Rác đã và đang là một vấn nạn trong xã hội hiện đại, đe dọa cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
* Trong môi trường tự nhiên: Rác xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi - từ nông thôn đến thành thị, từ các nguồn nước đến các vùng đất đai… với nhiều loại rác khác nhau.
- Rác sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt; các loại vật phẩm, đồ dùng bỏ đi, … - Rác từ các ngành sản xuất, dịch vụ:
+ Rác thải công nghiệp: Khí thải, nước thải, chất thải…
+ Rác thải nông nghiệp: Rơm rạ, phân bón, hóa chất thải loại…
+ Rác thải văn phòng: giấy loại, chai lọ, túi nilon, …
+ Rác thải y tế: Các loại dụng cụ, thiết bị đã qua sử dụng; chất bẩn y tế … + Rác thải từ các hoạt động du lịch, dịch vụ …
- Rác trong vũ trụ: Là các mảnh vỡ từ những tên lửa hoặc vệ tinh đã qua sử dụng… đang tồn tại trên quỹ đạo của trái đất.
* Trong môi trường xã hội: Cũng tồn tại nhiều loại rác thải độc hại khác như:
- Những tin rác: Là những thông tin sai sự thật, những tin đồn vô căn cứ, 2,0
những câu chuyện vô bổ… làm phiền đến cuộc sống của con người và gây nhiễu loạn xã hội.
- Rác văn hóa: Là các scandal của nghệ sĩ; các sản phẩm đi ngược lại quy định pháp luật và thuần phong mĩ tục; các hành vi tuyên truyền cho văn hóa phẩm đồi trụy…
- Rác tâm hồn: Là những suy nghĩ tiêu cực, những việc làm sai trái, những thói hư tật xấu trong mỗi con người…
4 Nguyên nhân
* Khách quan:
- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho cuộc sống của con người nói chung ngày càng hiện đại, tiện nghi hơn. Sự phát triển ấy làm tăng các nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người và kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại rác thải trong đời sống.
- Luật pháp còn thiếu những quy định thật cụ thể, nghiêm minh về việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường của từng tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý xã hội cũng chưa có những biện pháp thật hiệu quả để giải quyết, khắc phục vấn nạn liên quan đến rác.
* Chủ quan:
- Do ý thức ở mỗi cá nhân còn chưa tốt, thói vô trách nhiệm và tâm lí thực dụng ở nhiều người cũng là nguyên nhân dẫn đến việc rác thải ngày càng nhiều.
- Một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội còn thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng sống, nên đã gây ra nhiều tổn hại đến môi trường.
1,0
5 Hậu quả
- Rác gây ô nhiễm môi trường; là nguyên nhân của các loại dịch bệnh; đe dọa chất lượng cuộc sống của con người cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Nếu các loại dịch bệnh như ebola, sốt xuất huyết, viêm nhiễm… đe dọa sức khỏe, tuổi thọ của con người; thì những biểu hiện tiêu cực trong suy nghĩ, hành động lại làm nguy hại đến uy tín, danh dự của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.
- Rác thải cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
1,0
6 Giải pháp
- Cần có những biện pháp để xử lý rác thải như tiêu hủy rác hay tái chế sử dụng rác… để làm cho môi trường sống trở nên trong sạch, lành mạnh hơn.
- Cần nâng cao hiểu biết cho con người, quan tâm bồi dưỡng – giáo dục kĩ năng sống, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
1,0
7 Bài học nhận thức và hành động
- HS rút ra những bài học liên hệ về nhận thức và hành động phù hợp. 1,0
8 Kết thúc vấn đề
0,5
Câu 2 (12,0 điểm) a. Về kĩ năng:
201
- Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý Nội dung Điểm
1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ.
- Giới thiệu về tác phẩm “ Người con gái Nam Xương”.
- Trích dẫn ý kiến của nhà văn Nguyễn Khải
1,0
2 Giải thích ý kiến
- Giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học là nội dung tư tưởng, là thế giới quan, là ước mơ, lí tưởng, tình cảm…của người sáng tác thể hiện trong tác phẩm.
- Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Đằng sau bức tranh hiện thực được khắc họa trong tác phẩm bao giờ cũng là tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan niệm của nhà văn đối cuộc sống. Tác phẩm chỉ có thể lay động trái tim độc giả, trường tồn với thời gian khi nó mang chở những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, tình cảm nhân ái, chan hòa.
-> Tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chính là những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, tình cảm cao đẹp trong tác phẩm.
1,0
3 Phân tích - Chứng minh giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm
“ Người con gái Nam Xương”
a. Khái quát về giá trị nhân đạo trong văn học:
- Nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa người với người. Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
- Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối với cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm thể hiện cụ thể ở lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người...
Đồng thời, tư tưởng nhân đạo được thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật, qua cảm hứng, cảm xúc, giọng điệu...
- Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời kì, giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư
1,0
tưởng của các nhà văn khác nhau nên có những biểu hiện riêng. “Người con gái Nam Xương” là tác phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của văn học trung đại Việt Nam.
b. Giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương”
* Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là vẻ đẹp người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương:
- Người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát…
- Thủy chung, son sắt.
- Hiếu thảo với mẹ chồng, hết mình vì gia đình…
- Nàng là người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ.
* Nhà văn đồng cảm, xót thương, đau đớn trước số phận bi kịch của nàng Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung:
- Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất đáng quý, nàng xứng đáng được sống hạnh phúc, nhưng số phận nàng lại đầy bất hạnh:
+ Chờ chồng đằng đẵng bao ngày tháng.
+ Bị chồng nghi ngờ lòng thủy chung.
+ Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị vùi dập tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan uổng…
+ Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp phũ phàng.
* Nhà văn lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống và khát vọng sống của con người:
- Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình.
- Lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa tước đoạt hạnh phúc của con người.
- Xã hội phong kiến với những hủ tục như: Trọng nam khinh nữ, lễ giáo hà khắc, …gây bao bất công cho người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo được biểu hiện cao đẹp nhất đó chính là: Nguyễn Dữ đã không để cho nhân vật của mình phải chết oan khuất, bênh vực, bảo vệ phẩm hạnh Vũ Nương, đó cũng là khát vọng nhân văn chân chính trong truyền thống đạo đức của người Việt Nam:
- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại Truyền kì, nhà văn diễn tả Vũ Nương được trở về, để rửa sạch nỗi oan khuất, với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
2,0
2,0
2,0
2,0
4 Đánh giá, nâng cao vấn đề 1,0
- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, khẳng định giá trị tư tưởng trường tồn trong các tác phẩm văn học nói chung và “ Chuyện người con gái Nam Xương” nói
203
riêng.
- Tác phẩm đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đặc biệt hơn thông điệp nhân văn của Nguyễn Dữ được xây dựng bởi các yếu tố nghệ thuật đặc sắc như: Xây dựng tình huống truyện độc đáo; Dẫn dắt tình huống truyện hợp lý.
Khắc họa các chi tiết ấn tượng như chi tiết chiếc bóng tạo sự bất ngờ, bàng hoàng cho người đọc và tăng tính bi kịch cho câu chuyện. Thể loại truyền kì với các yếu tố kì ảo cũng góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
--- HẾT ---