BÀI TẬP ÔN LUYỆN THI QUỐC GIA 2017
Bài 93: Trong phản ứng hạt nhân điều nào sau đây không đúng?
C: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng dẫn điện và tín hiệu điện từ bằng cáp quang
D: Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để cho chúng trở thành các electron dẫn gọi là hiện tượng quang điện trong.
Bài 171: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
A: Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
B: Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
C: Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
D: Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
Bài 172: Công suất phát xạ của Mặt Trời là 3,9.1026W. Cho c = 3.108 m/s. Trong một giờ khối lượng Mặt Trời giảm mất A: 3,12.1013 kg. B. 0,78.1013 kg. C. 4,68.1013 kg. D. 1,56.1013 kg
Bài 173: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây sai?
A: Tần số của ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
B: Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C: Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
D: Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của nó đối với ánh sáng lục.
Bài 174: Trong thí nghiệm I – âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 cách nhau 0,5 mm, màn E đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe vá cách mặt phẳng này 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 μm. Cho biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn là 49,6 mm. Số vân sáng và số vân tối trên màn là
A: 25 vân sáng; 26 vân tối. C. 24 vân sáng; 25 vân tối.
B: 25 vân sáng; 24 vân tối. D. 23 vân sáng; 24 vân tối.
Bài 175: Giới hạn quang điện của kim loại natri là λ0 = 0,50μm. Tính công thoát electron của natri ra đơn vị eV?
A: 3,2 eV. B. 2,48 eV. C. 4,97 eV. D. 1,6 eV.
Bài 176: Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10–12 W/m2. Một âm có mức cường dộ 80 dB thì cường độ âm là A: 10–4 W/m2. B. 3.10–5 W/m2. C. 10–6 W/m2. D. 10–20 W/m2. Bài 177: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, tần số dao động của vật là
A: f = 0,5Hz. B. f = 6Hz. C. f = 4Hz. D. f = 2Hz.
Bài 178: Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thuỷ tinh thì:
A: tần số tăng, bước sóng giảm. C. tần số không đổi, bước sóng giảm.
B: tần số giảm, bước sóng giảm. D. tần số không đổi, bước sóng tăng Bài 179: Công thoát electron của một kim loại là A = 4eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A: 0,31m. B. 0,35m. C. 0,25m. D. 0,28m.
Bài 180: Một vật thực hiện dao động điều hoà với chu kỳ dao động T = 3,14s và biên độ dao động A = 1m. Tại thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật đó bằng bao nhiêu?
A: 0.5m/s B. 1m/s C. 2m/s D. 3m/s
Bài 181: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ?
A: Tốc độ sóng trong chân không có giá trị lớn nhất.
B: Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng C: Biên độ sóng có thể thay đổi khi sóng lan truyền.
D: Bước sóng không thay đổi khi lan truyền trong một môi trường đồng tính.
Bài 182: Một vật dao động điều hoà theo phương nằm ngang vận tốc của vật tại vị trí cân bằng có độ lớn là vmax = 20π cm/s và gia tốc cực đại có độ lớn là amax = 4m/s2 lấy π2 =10. Xác định biên độ và chu kỳ dao động?
A: A = 10 cm; T = 1 (s) C. A = 10 cm; T = 0,1 (s) B: A = 1cm; T = 1 (s) D. A = 0,1cm; T = 0,2 (s).
Bài 183: Hai chất điểm dao dộng điều hòa trên cùng một quỹ đạo, biên độ A, cùng tần số. Hai chất điểm cùng đi qua vị trí 0,5A nhưng ngược chiều. Độ lệch pha của hai dao động là:
A: 0 B. 2π/3 C. π/6 D. π/3
Bài 184: Phát biểu nào sau đây đúng?
A: Trong dao động tắt dần thì cơ năng không được bảo toàn.
B: Khi xảy ra cộng hưởng cơ học thì lực cản trên hệ dao động là nhỏ nhất.
C: Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
D: Khi bỏ qua ma sát thì dao động của con lắc đơn là dao động điều hòa.
Bài 185: Sóng điện từ là
A: sóng lan truyền trong các môi trường đàn hồi.
B: sóng có điện trường và từ trường dao động cùng pha, cùng tần số, có phương vuông góc với nhau ở mọi thời điểm.
C: sóng có hai thành phần điện trường và từ trường dao động cùng phương, cùng tần số.
D: sóng có năng lượng tỉ lệ với bình phương của tần số.
Bài 186: Con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương nằm ngang, cứ mỗi giây thực hiện được 4 dao động toàn phần. Khối lượng vật nặng của con lắc m = 250g (lấy π2 = 10). Động năng cực đại của vật là 0,288J. Quỹ đạo của vật dài
A: 12 cm. B. 5 cm. C. 6 cm. D. 10 cm
Bài 187: Sợi dây đàn hồi dài 1 m treo lơ lửng trên một cần rung. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Khi cần rung thay đổi tần số từ 100 Hz đến 130 Hz thì số lần nhiều nhất có thể quan sát được sóng dùng với số bụng sóng khác nhau là
A: 5 lần. B. 3lần. C. 6 lần. D. 8 lần
Bài 188: Một hành khách đi tàu hỏa, có chỗ ngồi ngay phía trên một bánh xe. Để đo tốc độ của của tàu (chuyển động đều), anh ta treo một con lắc đơn vào giá để hành lí của tàu, thay đổi chiều dài con lắc và thấy khi chiều dài của nó bằng 25cm thì nó dao động rất mạnh. Biết rằng mỗi thanh ray dài 12,5m. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Tốc độ của tàu là
A: 72 km/h. B. 45 km/h. C. 90 km/h. D. 36 km/h
Bài 189: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc là v = 4πcos2πt (cm/s). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng.
Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:
A: x = 2 cm, v = 0. B. x = 0, v = 4π cm/s C. x = -2 cm, v = 0 D. x = 0, v = -4π cm/s.
Bài 190: Trong dao động điều hoà
A: vận tốc biến đổi điều hoà sớm pha /2 so với li độ. C. vận tốc biến đổi điều hoà chậm pha /2 so với li độ.
B: vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ. D. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
Bài 191: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 6cm và 12cm.
Biên độ dao động tổng hợp không thể là:
A: A = 7cm. B. A = 5cm. C. A = 6cm. D. A = 8cm.
Bài 192: Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, được rung với tần số 50Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là hai nút sóng. Tốc độ sóng trên dây là
A: v = 60cm/s. B. v = 75cm/s. C. v = 12m/s. D. v = 15m/s.
Bài 193: Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời gian?
A: Tần số góc B. Biên độ. C. Giá trị tức thời. D. Pha ban đầu.
Bài 194: Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ trong khung dao động bằng U0 = 6V, điện dung của tụ bằng C = 1μF. Biết dao động điện từ trong khung năng lượng được bảo toàn, năng lượng từ trường cực đại tập trung ở cuộn cảm bằng
A: W = 9.10–6 J. B. W = 0,9.10–6J. C. W = 18.10–6J. D. W = 1,8.10–6J.
Bài 195: Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 50 vòng. Điện áp hiệu dụng giữa hai cuộn sơ cấp là 220V. Bỏ qua mọi hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
A: 11 V. B. 110 V. C. 440 V. D. 44 V.
Bài 196: Cho đoạn mạch RLC, điện áp hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 100V. Tìm UR biết ZL = 8/3R = 2ZC.
A: 60 V. B. 120 V. C. 40 V . D. 80 V.
Bài 197: Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần R = 50 . Đặt điện áp u = 120cos(100πt + π/3)V vào hai đầu đoạn mạch. Biểu thức của cường độ dòng điện chạy qua điện trở là
A: i = 2,4cos(100πt) A C. i = 2,4cos(100πt + π/3) A.
B: i = 2,4 2cos(100πt + π/3) A. D. i = 1,2 2cos(100πt + π/3) A.
Bài 198: Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu một đoạn mạch R, L, C không phân nhánh. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là 100V, hai đầu cuộn cảm thuần L là 120V, hai bản tụ C là 60V. Điện áp hiệu dụng hai đầu R là:
A: 140V. B. 20V. C. 80V. D. 260V.
Bài 199: Số đo của vôn kế xoay chiều chỉ:
A: giá trị cực đại của điện áp xoay chiều. C. giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều.
B: giá trị trung bình của điện áp xoay chiều. D. giá trị tức thời của điện áp xoay chiều.
Bài 200: Một mạng điện xoay chiều 220V – 50 Hz, khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng:
A: u = 220cos(50t)V. B. u = 220cos(50πt)V. C. u = 220 2cos(100t)V. D. u = 220 2cos 100πtV.
Bài 201: Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?
A: 1500vòng/phút. B. 3000vòng/phút. C. 500vòng/phút. D. 750vòng/phút.
Bài 202: Khung dây kim loại phẳng có diện tích S, có N vòng dây, quay đều với tốc độ góc ω quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều B. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vectơ pháp tuyến của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ. Biểu thức xác định suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
A: e = NBSsin(ωt) V. B. e = NBScos(ωt) V. C. e = ωNBSsin(ωt) V. D. e = ωNBScos(ωt) V.
Bài 203: Công thức cảm kháng của cuộn cảm L đối với tần số f là
A: ZL = 2πfL. B. ZL = πfL. C. ZL = 1/2πfL D. ZL = 1/πfL
Bài 204: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi với công suất 200kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 240kWh. Hiệu suất của quá trình truyền tải điện là:
A: H = 80%. B. H = 90%. C. H = 95%. D. H = 85%.
Bài 205: Cho mạch điện không phân nhánh gồm R = 40, cuộn dây có r = 20 và L = 0,2/π H, tụ điện có điện dung thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có f = 50Hz và U = 120V. Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại, giá trị đó bằng:
A: 40 2 V. B. 40V. C. 80V. D. 80 2 V
Bài 206: Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2 2 cos(100πt + π/3) A. Kết luận nào sau đây là đúng?
A: Cường độ dòng điện cực đại là 2A C. Cường dộ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch là 2 A B: Chu kỳ dòng điện là 0,01s D. Tần số dòng điện xoay chiều là 50Hz.
Bài 207: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 5μF. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng
A: 4.10−5 J B. 9.10−5 J. C. 10−5 J. D. 5.10−5 J.
Bài 208: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC. Đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = U0 cos(t). Điều kiện để có cộng hưởng điện trong mạch là:
A: LCω2 = 1 B. LC = ω2 C. LC ω2 = R D. LC = Rω2
Bài 209: Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ C. Cho L,C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì Pmax. Khi đó:
A: R0 = |ZL – ZC | B. R0 = ZC – ZL C. R0 = ZL – ZC D. R0 = (ZL – ZC)2
Bài 210: Một thiết bị điện xoay chiều có các điện áp định mức ghi trên thiết bị là 100 V. Thiết bị đó chịu được điện áp tối đa là:
A: 200V B. 100 2 V C. 50 2 V D. 100V
Bài 211: Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất có nguồn gốc từ
A: phản ứng phân hạch trong lòng Mặt Trời. C. hiện tượng quang – phát quang ở Mặt Trời.
B: phản ứng nhiệt hạch trong lòng Mặt Trời. D. các miệng núi lửa đang hoạt động trên Mặt Trời.
Bài 212: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ?
A: Dựa vào quang phổ vạch thu được, ta có thể xác định nhiệt độ của khối khí.
B: Là quang phổ gồm những vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối.
C: Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.
D: Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát ra.
Bài 213: Một chất khi phát quang sẽ phát ra ánh sáng màu lục. Để gây ra hiện tượng phát quang thì có thể chiếu vào chất này một chùm ánh sáng
A: màu đỏ. B. màu cam. C. màu vàng. D. màu tím.
Bài 214: Một sợi dây có chiều dài l = 1 m, hai đầu cố định. Kích thích cho sợi dây dao động với tần số f = 10 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng với 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng
A: 5 m/s. B. 7,5 m/s. C. 2,5 m/s. D. 10 m/s.
Bài 215: Bước súng của ỏnh sỏng màu vàng trong khụng khớ là λ = 0,6àm, trong thủy tinh (n =1,5) súng ỏnh sỏng này cú bước sóng là
A: 0,6 àm. B. 0,9 àm. C. 0,5 àm. D. 0,4 àm.
Bài 216: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Dao động điện từ tự do của mạch LC có chu kì 2.10–4s.
Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi tuần hoàn với chu kì là:
A: 4,0.10– 4 s. B. 0,5.10– 4 s. C. 2,0.10–4 s. D. 10– 4s.
Bài 217: Chọn hiện tượng liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng:
A: Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính.
B: Màu sắc sặc sỡ của bong bóng xà phòng.
C: Bóng đèn trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước nhựa chắn chùm tia sáng chiếu tới.
D: Vệt sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn pin.
Bài 218: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách xa nhất giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 2 là:
A: 4i. B. 3i. C. 5i. D. 6i.
Bài 219: Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng
A: 2 giờ. B. 1,5 giờ. C. 0,5 giờ. D. 1 giờ.
Bài 220: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào
A: năng lượng sóng. C. tần số dao động.
B: môi trường truyền sóng. D. bước sóng Bài 221: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào?
A: Nguồn âm và môi trường truyền âm. C. Nguồn âm và tai người nghe.
B: Môi trường truyền âm và tai người nghe. D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác Bài 222: Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc:
A: tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần.
Bài 223: Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8Hz. Tốc độ truyền sóng có giá trị là:
A: v = 320 cm/s. B. v = 365 cm/s. C. v = 330 cm/s. D. v = 350 cm/s.
Bài 224: Một sóng cơ học có phương trình sóng u = Acos(5πt + π/6) cm. Biết khoảng cách gần nhất giữa hai điểm có độ lệch pha π/4 rad là d = 1 m. Tốc độ truyền sóng có giá trị là
A: v = 10 m/s. B. v = 20 m/s. C. v = 2,5 m/s. D. v = 5 m/s.
Bài 225: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách các nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực đại là
A: d2 – d1 = kλ/2. B. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2. C. d2 – d1 = kλ. D. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4.
Bài 226: Khi mắc vật m vào lò xo k1 thì vật m dao động với chu kỳ T1 = 0,6s, khi mắc vật m vào lò xo k2 thì vật m dao động với chu kỳ T2 =0, 8s. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k1 song song với k2 thì chu kỳ dao động của m là
A: T = 1,40s. B. T = 1,00s. C. T = 0,48s. D. T = 0,70s.
Bài 227: Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi :
A: gia tốc của vật đạt cực đại. C. vật ở vị trí có li độ bằng không.
B: vật ở vị trí có li độ cực đại. D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.
Bài 228: Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hoà với chu kỳ T phụ thuộc vào:
A: l và g. B. m, l và g. C. m và l. D. m và g.
Bài 229: Dao động điều hòa treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi treo trên mặt mặt phẳng nghiêng góc α thì dao động với chu kỳ
A: T
sinα B. T C. T
sinα D. T sinα
Bài 230: 1 vật treo vào đầu dưới lò xo thẳng đứng, đầu trên của lo xo treo vào điểm cố định. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 3cm rồi truyền vận tốc v0 thẳng đứng hướng lên. Vật đi lên được 8cm trước khi đi xuống. Biên độ dao động là:
A: 4cm B. 11cm C. 5cm D. 8cm
Bài 231: Một dao động điều hòa gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
A: tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.
Bài 232: Một lò xo treo thẳng đứng tại vị trí có g = 9,87m/s2, khi gắn vật m vào thì lò xo bị giãn 1 đoạn 4cm. Kéo vật xuống 1 khoảng 3cm rồi thả ra để vật dao động điều hòa. Tần số dao động là:
A: 0,01Hz B. 0,25Hz C. 2,5Hz D. 0,1Hz
Bài 233: Một quả cầu treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho quả cầu dao động điều hòa với biên độ 10cm thì chu kỳ dao động là 0,5s. Nếu cho dao động với biên độ là 20cm thì chu kỳ dao động bây giờ là:
A: 0,25s B. 0,5s C. 1s D. 2s
Bài 234: Trong mạch dao động LC, nếu điện tích cực đại trên tụ là Q0 và cường độ dòng cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là
A: T = 2πQ0 I0 B. T = 2πLC C. T = 2πQ0/I0 D. T = 2πI0/Q0
Bài 235: I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch LC; U0 là hiệu điện thế cực đại trên tụ của mạch đó. Công thức liên hệ I0 và U0 là:
A: L
I C
U0 0 B. U0 I0 LC C.
L U C
I0 0 D. I0 U0 LC
Bài 236: Cho mạch dao động điện từ lý tưởng LC. Gọi q, u, i lần lượt là điện tích tức thời trên tụ, hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu bản tụ, dòng điện tức thời trong mạch. Kết luận nào sau đây là đúng:
A: C.u i =
LC B. C du
i = L dt C. i = CL q +u2 2 D. du i = C
dt
Bài 237: Cho mạch dao động điện từ lý tưởng LC. Khi điện tích trên tụ lần lượt là 1μC, 2μC thì dòng điện qua cuộn dây lần lượt là 20mA, 10mA. Khi điện tích trên tụ là 1,5μC thì dòng điện qua cuộn dây là
A: 16,6mA B. 14,4mA C. 15,0mA D. 12,7mA
Bài 238: Một mạch dao động điện từ LC lý tưởng. Khi điện áp giữa hai đầu tụ là 2V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i, khi điện áp giữa hai đầu tụ là 4V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i/2. Điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây là
A: 4 2 A B. 4A C. 5 /5A D. 2 5 A
Bài 239: Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần)và tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với tần số f. Khi mắc nối tiếp với tụ điện trong mạch trên một tụ điện có điện dung C/3 thì tần số dao động điện từ tự do (riêng) của mạch lúc này bằng
A: f/4. B. 4f. C. 2f. D. f/2.
Bài 240: Cho mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Khi chỉ nối R,C vào nguồn điện xoay chiều thì thấy dòng điện i sớm pha π/4 so với điện áp đặt vào mạch. Khi mắc cả R, L, C vào mạch thì thấy dòng điện i chậm pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Mối liên hệ nào sau đây là đúng:
A: ZC = 2ZL B. R = ZL = ZC C. ZL= 2ZC D. ZL = ZC
Bài 241: Trong một mạch dao động LC không có điện trở thuần, có dao động điện từ tự do (dao động riêng). Hđt cực đại giữa hai bản tụ và dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là U0 và I0. Tại thời điểm cđdđ trong mạch có giá trị I0/2 thì độ lớn điện áp giữa hai bản tụ điện là
A: 3 0
4U . B. 3 0
2 U . C. 1 0
2U . D. 3 0
4 U .
Bài 242: Với UR, UL, UC, uR, uL, uC là các điện áp hiệu dụng và tức thời của điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ điện C. I và i là cường độ dòng điện hiệu dụng và tức thời qua các phần tử đó. Biểu thức sau đây không đúng là:
A: L
L
i =u
Z B. uR
i = R C. L
L
I =U
Z D. UR
I = R
Bài 243: Đặt vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có một cuộn dây (có độ tự cảm L và điện trở thuần r) một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng là U = 100V, cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng là 2A. Khi điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là - 50 6 Vthì cường độ tức thời qua mạch là - 2 A. Công suất của mạch điện là
A: 100 3 W B. 200W. C. 100W. D. 100 2W
Bài 244: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp.
Kí hiệu uR , uL , uC tương ứng là hiệu điện thế tức thời ở 2 đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các hiệu điện thế này là:
A: uR trễ pha π/2 so với uC. C. uC trễ pha π so với uL. B: uL sớm pha π/2 so với uC. D. UR sớm pha π/2 so với uL.