Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Xã Trương Lương, Huyện Hòa An (Trang 31 - 37)

2.3 Khái quát công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong cả nước từ khi thực hiện Luật Đất đai 2013 đến nay

2.3.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Cao Bằng

+ Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

Để triển khai thực hiện các quy định về pháp luật đất đai, sở tài nguyên môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng;

- Tham mưu soạn thảo nội dung Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 27/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng;

- Dự thảo Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trình UBND xem xét, quyết định;

- Dự thảo báo cáo của UBND tỉnh tình hình triển khai Quyết định 1892/QĐ-TTg ngày 14/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoan 2011-2020;

- Dự thảo Đề án Tăng cường quản lý đất đai đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Tham mưu, tham gia ý kiến Dự án Xác định ranh giới, cắm mốc, đo đạc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với Cty TNHH Lâm nghiệp Cao Bằng trình phê duyệt; Tham mưu thực hiện, tổng hợp, xây dựng báo cáo Đề án Đầu tư hạ tầng, khai thác hiệu quả quỹ đất Khu đô thị mới (trọng tâm là 2 bên đường phía Nam), thành phố Cao Bằng giai đoạn 2016-2020;

- Tham mưu thực hiện Đề án thu ngân sách từ đất đai giai đoạn 2015- 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Tham dựng Báo cáo kết quả việc tổ chức thi hành Luật đất đai năm 2013, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật đất đai.

- Văn bản số 1794/UBND-NĐ ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc đăng ký danh mục các công trình dự án cần thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng năm 2019 và lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Xác định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở để nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

Công tác thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất: Trong năm Sở đã tiếp nhận và giải quyết 95 hồ sơ, trong đó có 42 hồ sơ giao đất, với tổng diện tích 761.438,8 m2; thuê đất 33 hồ sơ, với tổng diện tích 6.718.355,4 m2 ; Thu hồi đất: 15 hồ sơ, với tổng diện tích 198.901 m2; Chuyển mục đích sử dụng đất:

05 hồ sơ, với tổng diện tích 30.239 m2.

Ký 150 hợp đồng thuê đất, với diện 8.664.384,4 m2 và tổng giá trị tiền 14.752.482.370 đồng/năm. Cung cấp 170 phiếu thông tin địa chính cho Cục Thuế để xác định đơn giá thiền thuê đất.

Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, gồm: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Nam Thăng Long, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Cao Bằng, Công ty CP Cơ khí xây lắp công nghiệp Cao Bằng, Công ty TNHH Lâm nghiệp Cao Bằng, HTX vận tải ô tô số 1 Cao Bằng, Công ty CP vật tư nông nghiệp Cao Bằng, Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế Cao Bằng và Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Quảng Hòa và Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Cao Bằng. Qua kiểm tra kiến nghị thu hồi đất 01 tổ chức do giao đất không đúng thẩm quyền (HTX vận tải ô tô số 1 Cao Bằng); xử lý vi pham 01 tổ chức do sử dụng đất không đúng mục đích (Công ty CP vật tư nông nghiệp Cao Bằng); kiến nghị thu hồi một phần diện tích đất của 01 tổ chức do không sử dụng hết diện tích đất được thuê (Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế Cao Bằng).

Công tác thu ngân sách từ đất năm 2017 đạt gần 219 tỷ đồng, vượt kế hoạch giao (KH giao 136 tỷ).

Về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: Đến nay, đã hoàn thành nhập liệu 93/199 xã, phường, thị trấn. (Hòa An 21 xã; Quảng Uyên 17 xã; thành phố Cao Bằng 02 xã; Bảo Lâm 14 xã; huyện Thạch An 16 xã, Bảo Lạc 09 xã, Phục Hòa 02 thị trấn, Nguyên Bình 12 xã, thị trấn). Trong đó Bảo Lâm 14 xã, Phục Hòa 02 thị trấn, thành phố Cao Bằng 02 xã chưa được chuẩn hóa lại và tích hợp hồ sơ quét.

+ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc Sở, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã thực hiện một số giải pháp thiết thực để đẩy mạnh công tác Cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định của Luật Đất đai,

Công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân theo nhu cầu: Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 454,615 GCNQSĐ với 1.848,401 thửa đất với tổng diện tích là 512.678,11 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp được cấp 425.613,69 ha, đạt 90,67% diện tích cần cấp, đất sản xuất nông nghiệp đạt 88,34%, đất ở nông thôn đạt 98,34%, đất chuyên dùng đạt 91,53%

Trong năm 2017 thực hiện kê khai cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 03 xã, phường thành phố Cao Bằng đến ngày 13/12/2016 các đơn vị thi công đã thực hiện xong việc kê khai tại xã, đang tiến hành thực hiện công tác nội nghiệp và chỉnh lý tại thực địa.

+ Về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Trình UBND tỉnh ký ban quyết định sửa đổi bổ sung một số điều Quy định Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo

Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Cao Bằng;

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Tiếp nhận giải quyết hồ sơ điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường GPMB Quảng trường trung tâm - Cao Bằng; Tổng hợp các vướng mắc công tác bồi thường GPMB các công trình dự án trên địa bàn tỉnh, dự thảo phương án trình Ban chỉ đạo bồi thường GPMB các công trình, dự án của tỉnh xem xét, giải quyết; hướng dẫn giải quyết các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường của các huyện thành phố; Tổng hợp, báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư

theo Công Văn số 3373/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tếp tục chỉ đạo hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2017, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Tham mưu chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch thu ngân sách từ đất đai năm 2018, đôn đốc rà roát bổ sung các vị trí đấu giá, trình UBND tỉnh ban hành quyết định đấu giá các vị trí đủ điều kiện đấu giá theo quy định;

tổng hợp kết quả, tình hình thực hiện thu từ đất đai 2018; xây dựng kế hoạch thu từ đất năm 2019; Tham mưu chỉ đạo hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính các xã huyện Nguyên Bình, triển khai các xã huyện Hà Quảng; Phối hợp triển khai Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG) – Dự án vay vốn WB; Tham mưu ban hành Quy định mức đất và quy định việc quản lý xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa theo Điều 62 Luật đất đai 2013; Tổ chức kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thẩm định, trình ký cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo nhu cầu…

- Một số tồn tại

Một số quy định của Luật đất đai không thể thực hiện do đặc điểm lịch sử (như quy định hộ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nếu đang sử dụng đất nông nghiệp phải chuyển sang thuê đất thì khó thực hiện, người dân không đồng thuận).

Việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư gặp nhiều khó khăn. Đến nay, hầu hết các huyện không có sẵn các khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, đây là khó khăn lớn nhất trong công tác giải phóng mặt bằng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh không có sẵn mặt bằng sản xuất kinh doanhcho các đơn vị có nhu cầu, do vậy hầu hết các doanh nghiệp phải tự tìm

địa điểm. Mặt khác, theo quy định của Luật Đất đai, nhà nước sẽ không đứng ra thu hồi đất mà các Doanh nghiệp muốn sử dụng đất phải tự thỏa thuận với chủ sử dụng đất nhưng cơ chế tự thỏa thuận cũng chưa có quy định hướng dẫn; tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuê đất sản xuất kinh doanh còn ở mức cao so với mặt bằng kinh tế chung… điều này ảnh hưởng lớn đến chỉ số tiếp cận đất đai nói riêng và môi trường kinh doanh của tỉnh.

Một số huyện, thành phố chưa quan tâm đúng mức công tác đăng ký danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng hoặc có đăng ký danh mục nhưng còn coi nhẹ nên chỉ lập sơ sài, nên trong năm phải lập các danh mục đăng ký bổ sung hoặc phải làm đi làm lại, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các công trình, dự án.

Công tác thu từ đất, đấu giá đất chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, các đơn vị không báo cáo hoặc có báo cáo chỉ chung chung dẫn tới kết quả tổng hợp báo cáo bị chậm và không được chính xác.

- Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai

Đẩy mạnh tuyên truyền tăng cường nhận thức của cộng đồng về các quy định về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên môi trường các cấp, nhất là cấp cơ sở.

Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu thông tin đất đai tổng thể và thống nhất trên địa bàn; Làm tốt công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hàng năm thực hiện việc rà soát theo quy định; Nâng cao chất lượng điều chỉnh quy hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi giao đất, thuê đất kiên quyết xử lý các trường hợp phải thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai; phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn kịp thời việc ký quỹ đầu tư theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 tránh tình trạng các nhà đầu tư không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng kém hiệu quả.

Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng. Kịp thời chỉ đạo, ban hành văn bản quy định hướng dẫn, ưu tiên quỹ đất để bồi thường như: Đất ở tái định cư; đất sản xuất nông nghiệp; đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống nhân dân.

Quản lý tốt việc chuyển mục đích sử dụng đất; tiếp tục đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát đất công, đất dôi dư của các huyện, thành phố còn chậm. Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch đấu giá trình UBND tỉnh phê duyệt, chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai.

Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng theo hướng cần có sự tham gia đồng bộ, toàn diện, đúng chức năng nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Xã Trương Lương, Huyện Hòa An (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)