2.3. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.3. Hiện trạng môi trường nước ở tỉnh Thái Nguyên
Nguồn nước Thái Nguyên rất phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm. Nước tự nhiên có chất lượng khá tốt, trữ lượng nước hàng năm ở Thái Nguyên khoảng 6,4 tỷ m3/năm. Trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 0,8 – 1 tỷ m3/năm chiếm 15,6%; dùng trong công nghiệp là 350 – 500 triệu m3/năm chiếm 7,8%; sử dụng cho sinh hoạt là 5 – 70 triệu m3/năm chiếm 1%.
Như vậy nhu cầu sử dụng nước trong tỉnh hàng năm chỉ chiếm 24,5%
tổng lượng nước tự nhiên, trong đó khả năng cung cấp nước còn rất lớn.
Nguồn nước mặt: Thái Nguyên có 3 lưu vực sông lớn là sông Cầu, sông Công và sông Dong. Sông Cầu và các sông khác trong lưu vực đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thủy văn của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000 ha ao, hồ tổng trữ lượng nước mặt là 3 - 4 tỷ m3.
Sông Cầu là dòng sông chính của hệ thống sông Thái Bình, với 47%
diện tích toàn lưu vực bắt nguồn từ núi Phia Đeng (Bắc Kạn) cao 1.527 m.
sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có diện tích lưu vực là 6.030 km2, chiều dài sông tính từ đầu nguồn Bắc Kạn đến hết địa phận Thái Nguyên dài 19 km.
độ dốc bình quân của sông lớn (i=1,75%). Cao độ lưu vực giảm dần từ Bắc
xuống Nam. Phía Bắc nhiều thác, ghềnh trong khi đó phía Nam thì lưu vực ở rộng bằng phẳng. Trên sông này đã xây dựng hệ thống thủy Sông Cầu như hệ thống đập Thác Huống dùng để tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của Phú Bình và Hiệp Hòa, Tân Yên. Theo số liệu quan trắc tại thác bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128 m3/s.
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Mật độ lưới sông thay đổi trong phạm vi từ 0,7 - 1,3 km/km2. Hệ số tập trung nước của lưu vực đạt 2.1; thuộc loại lớn trên miền bắc. Các nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối đều nằm phía hữu ngạn lưu vực, như các sông: Đu, Công, Cà Lô,… trong toàn khu vực có 68 sông suối có độ dài từ 19 km trỏ lên nới tổng chiều dài 1.600km, trong đó có 13 sông có độ dài 15 km trở lên và 20 sông suối có diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2.
Trên dọc sông Cầu có hàng chục cơ sở sản xuất, các đô thị,… sử dụng nước trên sông trong sinh hoạt sản xuất, đồng thời xả nước thải vào đây.
Trong những năm qua, rừng đầu nguồn bi phá hủy, dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu hướng cạn kiệt, lượng nước sử dụng ngày càng tăng lên. Để sử dụng nguồn nước trong khu vực đã xây dựng một hồ chứa lớn và nhiều hồ chứa nhỏ. Hồ Núi Cố trên sông Công được xây dựng từ năm 1972 và hoàn thành năm 1978, có dung tích 178,5.106 m3. Hồ Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu sông Công và cấp bổ sung cho sông Cầu, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên, các khu công nghiệp sông Công, Gò Đầm và tưới cho 20.000 ha ruộng ở 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Sông Dong chảy trên địa bàn tỉnh Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa là 11,1 m3/s và lưu lượng mùa kiệt là 0,8 m3/s, tổng lượng nước đến mùa mưa là 147 triệu m3/s và trong mùa khô là 6,2 triệu m3/s.
Tuy tổng lượng nước toàn năm của sông Cầu khá lớn so với tổng nhu cầu dùng nước, nhưng do dòng chảy phân bố không đều trong năm nên mùa cạn đã xảy ra tình trạng thiếu nước, nhất là từ thánh 1 đến tháng 3. Trong tương lai nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất tăng lên mạnh mẽ, tình trạng thiếu nước sẽ trầm trọng hơn nếu không có biện pháp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước sông Cầu.
Về chất lượng nguồn nước sông Cầu đang lâm vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm chủ yếu thể hiện ở ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm dầu mỡ trên toàn lưu vực và thể hiện cục bộ với mức ô nhiễm rất nặng nề tại một số điểm tiêu biểu như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ Thái Nguyên, sau cửa xả của công ty Gang Thép Thái Nguyên. Ô nhiễm kim loại nặng không phát hiện trong nước như kết quả quan trắc đã ghi nhận sự tích tụ với quy mô lớn các kim loại nặng nguy hiểm trầm tích các con sông. Chủ yếu là ô nhiễm Asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg) rất lớn ở đây có nguồn gốc tự nhiên, từ các mỏ quặng và địa chất mà sông cầu chảy qua đó.
Về nguồn nước ngầm: Nước ngầm Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5 - 2 tỷ m3. Nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố Thái Nguyên là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu. Tuy nhiên một phần khu dân cư vẫn dung nước giếng khoan để sinh hoạt và ăn uống. Hiện nay đã có nhiều dự án khảo sát nước ngầm ở một vài địa điểm cho thấy mức độ ô nhiễm nước ngầm chưa cao, nhưng do quản lý và vận hành các giếng khoan này không đúng yêu cầu kỹ thuật nên trong nước ngầm đã xuất hiện vi khuẩn E.coli, mức độ này không quá lớn nhưng để sử dụng trong ăn uống thì ngoài việc xử lý tách cặn, khử sắt,… cần thiết phải khử trùng nước. Theo Sở Tài Nguyên và Môi Tường tỉnh Thái nguyên: Trong 3 - 4 tỷ m3 nước mặt/năm và 1,5 - 2 tỷ m3 nước ngầm của tỉnh Thái nguyên được cảnh báo ô nhiễm nặng, đặc biệt là nguồn nước sông Cầu. Các trạm quan trắc tại cầu Gia Bảy, đập Thác Huống, cầu
Mây cho thấy hàm lượng nước sông Cầu có các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép như BOD5 vượt từ 1,08 - 9,5 lần; COD vượt từ 1,2 - 5,8 lần; NH4
vượt từ 1,34 - 20 lần.[12]