Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Nước Thải Nhà Máy Nhiệt Điện An Khánh - Thái Nguyên (Trang 27 - 30)

2.4.1. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người - Do nhiễm kim loại nặng

Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm ngheo như ung thu, đột biến. Đặc biệt hơn nó còn là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm enzym mạnh. Chúng tác động lên phôi tử như nhóm - SCH3 và Sh trong methionon và xystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (Hg), asen (As)…

- Do các hợp chất hữu cơ

Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Các hợp chất hữu cơ như: Hợp chất của phenol, thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu Đt, linden, endin, sevin,… Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

- Vi khuẩn có trong nước thải

Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật có thể gây ra bệnh tả, thương hàn và bại liệt.[6]

2.4.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước - Nguyên nhân từ con người

Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.

Môi trường nước ở nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi khí thải, nước thải và chất rắn.

+ Nước thải sinh hoạt

Là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nito), chất thải rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải và tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mước sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng càng cao.

+ Nước thải công nghiệp

Là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.[6]

Ví dụ: Điển hình là sự cố Fomosa của công ty TNHH Hưng Yên Fomosa, theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gần 130.000 hộ gia đình với trên 510.000 nhân khẩu tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho thấy sự cố môi trường biển đã làm 39.140 lao động mất việc làm (chiếm khoảng 14%). Trong đó, Hà Tĩnh và Quảng Bình là chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú trôi dạt vào bờ biển và chết.

Đến ngày 25 tháng 4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, đến ngày 29

tháng 4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung.

VNExpress dẫn thông tin từ cơ quan du lịch quóc gia trong tháng 11 cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Fomosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng tư đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.[14]

- Nguyên nhân từ tự nhiên

Là do mưa lũ, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

Ví dụ: Thảm họa mưa lũ tại Yên Bái năm 2017 đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân, cơ sở vật chất hạ tầng của Nhà nước.

Thống kê đến ngày 13/10/2017, mưa lũ đã làm 93 người chết và mất tích, thiệt hại nghiêm trọng nhất về người là tại các tỉnh: Hoà Bình, Yên Bái và Thanh Hoá (tại Yên Bái 22 người chết và mất tích, trong đó vẫn còn 16 người chưa được tìm thấy; 73 nhà bị sập trôi, trên 1.700 nhà bị ngập lũ; nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, cầu cống, đê kè, công trình thuỷ lợi bị phá huỷ; hàng trăm ha diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại). Đây là đợt mưa lũ lớn bất thường, trái mùa, đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.[10]

Phần 3

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Nước Thải Nhà Máy Nhiệt Điện An Khánh - Thái Nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)