- Đối tượng: Đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị các bệnh gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn Đỗ Đức Thuận, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: 18/5/2018 đến 18/11/2018 2.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn trong 3 năm 2016 - 2018
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại.
- Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại.
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện.
2.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định.
2.4.1.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm (2016 - 2018).
- Số lượng lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập.
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi - Công tác phòng bệnh bằng vệ sinh thú y.
- Công tác phòng bệnh bằng vắc xin.
- Tình hình mắc bệnh ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
- Kết quả thực hiện các công tác khác.
2.4.1.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh
x 100 Tổng số con theo dõi
Tỷ lệ điều trị khỏi (%) = Tổng số con điều trị khỏi
x 100 Tổng số con mắc bệnh
2.4.2. Phương pháp thực hiện
2.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.
2.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại.
Chúng em sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.
+ Hằng ngày trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên tất cả mọi người đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.
+ Kiểm tra bóng đèn, quạt, lợn con, lợn nái khi bắt đầu vào chuồng.
+ Đập lợn, cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.
+ Vệ sinh máng ăn của lợn mẹ và cho lợn con ăn thức ăn hổn hợp.
+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét).
Chú ý: Sử dụng 2 chổi lau sàn nhựa 1 chổi để lau ô lợn bình thường, 1 chổi để lau ô lợn bị tiêu chảy.
+ Thay thảm ướt, thảm bẩn vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều rồi cho vào bể ngâm.
+ Vệ sinh máng tập ăn cho lợn con và tra cám tập ăn thường xuyên.
+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng.
+ Vắt sữa đầu lợn nái đang đẻ hoặc pha sữa để cho đàn lợn còi và con nhỏ không tranh bú được.
+ Lau vú và tắm sát trùng sạch sẽ cho lợn nái sắp đẻ.
+ Đỡ đẻ cho lợn nái.
+ Cho lợn con uống thuốc phòng bệnh cầu trùng khi được 3 ngày tuổi.
+ Cho lợn con uống thuốc Amox và điện giải phòng tiêu chảy đối với lợn con sau sinh 1 và 2 ngày tuổi.
+ Mài nanh, bấm tai cho lợn con được 2 - 3 ngày tuổi.
+ Phun sát trùng chuồng vào đầu giờ chiều lúc 14 h + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
+ Đếm lợn con và ghi vào sổ theo dõi vào cuối ngày.
+ Kiểm tra tổng quát 1 lần chuồng trước khi đi ngủ.
2.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại.
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh dến 21 ngày tuổi nuôi tại trại, hằng ngày chúng em và cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi, quan sát những biểu hiện của đàn lợn con thông qua các bước sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hằng ngày.
- Trạng thái cơ thể bình thường: Con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.
- Trạng thái bệnh lý: Ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, bỏ bú, kém vận động, nằm một chỗ.
* Kiểm tra thân nhiệt:
- Quan sát cảm nhận bằng tay:
+ Trạng thái bình thường: Toàn thân lợn con có màu trắng hồng bình thường không đỏ, lông mượt, dùng mu bàn tay sờ không thấy nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: Toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran, lợn con ủ rũ.
- Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43oC.
+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.
+ Trạng thái bình thường: Thân nhiệt bình thường, ổn định 38 - 40oC.
+ Trạng thái bệnh lý hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42oC.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [19] và phần mềm Excel năm 2007.
PHẦN 3