PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho đàn lợn con giai đọan từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong 6 tháng thực tập tại trại
3.5.2. Kết quả chẩn đoán bệnh
Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng, phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.
Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười vận động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.
Kết quả chẩn đoán bệnh qua triệu chứng lâm sàng được trình bày ở bảng sau.
Bảng 3.8. Triệu chứng chủ yếu của một số bệnh
Loại
bệnh Triệu chứng điển hình
Số lợn con theo
dõi (con)
Số lợn con mắc
bệnh (con)
Tỷ lệ mắc (%) Phân
trắng lợn con
Ủ rũ, kém ăn, ỉa chảy phân lỏng, màu trắng
có mùi hôi tanh, khắm, gầy sút nhanh. 778 146 18,76
Bệnh viêm khớp
Lợn con 3 đến 4 ngày tuổi đi khập khiễng, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh, tử vong thường xảy ra lúc 2 đến 5 tuần tuổi. Thường thấy xảy ra ở các vị trí như cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn có phản xạ đau
778 42 5,39
Bệnh viêm phổi
ở lợn con
Lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, hở xương sống, khi thở hóp bụng lại. Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ khi bị xua đuổi lợn mới ho hoặc ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối, nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc tăng nhẹ.
778 22 2,82
Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Tổng số lợn theo dõi là 778 con. Trong đó có 146 con mắc phân trắng lợn con, chiếm 18,76%. Bệnh viêm khớp mắc 42 con chiếm 5,39 % và bệnh viêm phổi mắc 22 con chiếm 2,82%.
Theo Trần Đức Hạnh (2013) [12], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84 % và 5,37 %, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 % và 4,93 %) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%). Như vậy kết quả
theo dõi về tỷ lệ mắc bệnh phân trắng của em là 18,76% phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả.
- Lợn con mắc bệnh viêm khớp là 42 con chiếm 5,39%. Do vệ sinh chuồng trại kém, khung chuồng sàn chuồng không tốt gây tổn thương, do heo mẹ ít sữa heo con phải tranh bú, do nhiệt độ chuồng lạnh, heo con nhiễm vi khuẩn Steptococcus hoặc Staphylococcus, M. hyohinis.
- Lợn con mắc bệnh viêm phổi là 22 con chiếm 2,82%. Bệnh viêm phổi lợn con chủ yếu do nhiệt độ úm, nhiệt độ chuồng nuôi không tốt để lạnh, do bị gió lùa liên tục trực tiếp vào lợn con, chuồng nuôi thiếu thông thoáng hàm lượng khí amoniac quá cao, do lợn con bú sữa đầu kém, do lợn mẹ sữa mẹ không có kháng thể phòng bệnh liên quan đến hội chứng hô hấp, do mầm bệnh nhập vào theo lợn đực giống, hoặc do mầm bệnh bám trên cơ thể người và theo vào trại.
3.5.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con giai đọan từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập tại trại lợn, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ kĩ thuật, chúng em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể sau:
3.5.3.1. Bệnh viêm khớp ở lợn con
Nguyên nhân: Bệnh do cầu khuẩn Streptococcus gây viêm khớp cấp và mãn tính ở lợn các lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra ở lợn con nơi bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.
Thông thường ở lợn khỏe, vi khuẩn Streptococcus cư trú ở hạch amidal, ở mũi. Khi thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng của lợn giảm, bệnh dễ phát sinh. Tỷ lệ lợn mắc bệnh rất thấp chỉ < 6%.
Triệu chứng:
Lợn con 3 đến 4 ngày tuổi đi khập khiễng, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh, tử vong thường xảy ra lúc 2 đến 5 tuần tuổi. Thường thấy xảy ra ở các vị trí như cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn có phản xạ đau.
Điều trị:
Pendistrep LA: 1 ml/con.
Dexa: 1ml/con.
Điều trị liên tục trong 3 đến 5 ngày
+ Kết quả: Điều trị 42 con, khỏi 40 con, đạt tỷ lệ 95,23%
3.5.3.2. Bệnh phân trắng lợn con.
+ Triệu chứng: lợn con tiêu chảy phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.
+ Điều trị:
Amoxicol: hòa tan 100 g thuốc bột Amoxicol với 200 ml nước ấm, cho uống 2 ml/con cho lợn con từ 1 đến 3 ngày tuổi.
Norflox: tiêm bắp, 1 ml/con/ngày đối với lợn con trên 10 ngày tuổi.
Điều trị liên tục trong 3 ngày.
+ Kết quả: điều trị cho 146 con, khỏi bệnh 120 con, đạt tỷ lệ 82,19%.
3.5.3.3. Bệnh viêm phổi ở lợn con
Nguyên nhân: bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra. Bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung giữa con khỏe và con mắc bệnh.
Triệu chứng: lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, hở xương sống, khi thở hóp bụng lại. Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ khi bị xua đuổi lợn mới ho hoặc ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối, nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc tăng nhẹ.
Điều trị:
Genta - tylo: 1,5 ml/con, tiêm bắp ngày 2 lần Điều trị trong 3 ngày.
+ Kết quả: điều trị cho 22 con, khỏi 20 con đạt tỷ lệ 90,9%.
Bảng 3.9. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong thời gian thực tại trại
STT Tên bệnh Thuốc
Cách dùng Liều lượng
Số con điều trị
(con)
Số con khỏi (con)
Tỷ lệ (%)
1 Phân trắng lợn con
Amoxicol Norflox
Cho uống
1ml/con, tiêm bắp 1ml/con, tiêm bắp
146 120 82,19
2 Bệnh viêm khớp
Pendistrep LA Dexa
1ml/con, tiêm bắp
1ml/con, tiêm bắp 42 40 95,23
3 Bệnh viêm
phổi Genta - tylo 1,5ml/con, tiêm
bắp 22 20 90,9