KIỂM TRA TRONG VẬN HÀNH

Một phần của tài liệu Quy trình rơ le PCS 902 (f21) ISO (Trang 60 - 64)

Các rơ le phải được đấu mạch dòng, áp phù hợp với tỷ số sử dụng và cực tính của rơ le. Các ngõ vào (input), ngõ ra (output) phải đấu nối với mạch điện ngoài phù hợp với cấu hình cài đặt trong rơ le.

Rơ le phải được cài đặt trị số tác động đúng với bảng trị số chỉnh định của cấp điều độ ban hành và được thử nghiệm tác động tốt.

Có các biên bản thí nghiệm, nghiệm thu rơ le đạt yêu cầu, các chức năng được cài dặt bên trong rơ le hoạt động tốt, và đảm bảo đầy đủ các điều kiện để đưa vào vận hành.

Rơ le đưa vào vận hành phải đảm bảo ở tình trạng hoạt động tốt, được cấp nguồn đầy đủ. Không có các hư hỏng hoặc cảnh báo bất thường ảnh hưởng đến hoạt động của rơ le như báo các lỗi: Internal Failure, Relay Disable, Hardware Alarm, Software Alarm, Protection Error,...

5.2. Kiểm tra trong vận hành bình thường

Mỗi ca ít nhất một lần ca trực vận hành phải kiểm tra tình trạng làm việc của các rơ le tại rơ le hoặc tại cửa sổ giám sát trên HMI.

Trường hợp kiểm tra trên HMI nếu có bất kỳ cảnh báo nào liên quan đến rơ le phải tiến hành kiểm tra thực tế tại rơ le.

5.2.1. Tình trạng làm việc bình thường của rơ le - Trên mặt rơ le Nari: Led Healthy sáng.

Led Hiển thị Mô tả

HEALTHY

Tắt Khi thiết bị bị hỏng hoặc bất kỳ phần cứng nào bị lỗi trong quá trình tự kiểm tra.

Màu xanh lá cây

Sáng khi thiết bị đang hoạt động và sẵn sàng hoạt động.

ALARM

Tắt Khi thiết bị trong điều kiện hoạt động bình thường.

Màu vàng Sáng khi lỗi mạch điện áp, lỗi mạch dòng điện hoặc cảnh báo bất thường khác được phát ra.

- Trên màn hình rơ le hiển thị các thông số đo lường tốt.

- Không có tín hiệu cảnh báo trên màn hình rơ le.

5.2.2. Khi rơ le xuất hiện một số hiện tượng như sau - Đèn Healthy không sáng.

- Trên màn hình HMI xuất hiện các tín hiệu thông báo rơ le bị lỗi như Fail_, Tele_Protection_Device_Fail, CP_Panel_Relay_F…_Fail, F…_Relay_Failure,…

- Rơ le không làm việc khi có sự cố.

- Các phím chức năng không có tác dụng khi giao tiếp rơ le, màn hình bị tối không nhìn thấy hiển thị thông số.

Tất cả các cảnh báo bất thường ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của rơ le phải được báo cáo các cấp điều độ, lãnh đạo trạm, lãnh đạo Truyền tải điện Ninh Thuận.

5.3. Xử lý cảnh báo bất thường, sự cố

5.3.1. Nếu bảo vệ báo hư hỏng thì cần xem xét những vấn đề sau Báo cáo các cấp điều độ, lãnh đạo trạm, lãnh đạo Truyền tải điện Ninh Thuận.

Xin A2 cho phép cô lập rơ le để kiểm tra.

Khi A2 có lệnh cô lập rơ le trực ca tiến hành:

- Cô lập card 11, 12, 13, 14 là các ngõ ra (output) rơ le tại chân rơ le.

- Kiểm tra các modul đã cắm chắc chưa.

- Kiểm tra điện áp nguồn nuôi, điện áp bảo vệ, dòng bảo vệ đúng giá trị chưa.

- Nếu Led Enabled chỉ thị trạng thái làm việc không sáng và nguồn nuôi tốt thì thiết bị đã bị hư hỏng bên trong, có thể khởi động lại bảo vệ bằng cách cắt nguồn nuôi rồi đóng lại.

5.3.2. Nếu có yêu cầu phải tách rơ le ra khỏi vận hành

Các rơ le phải được đưa ra khỏi vận hành để kiểm tra và khắc phục với các trường hợp sau:

- Rơ le tác động sai hoặc từ chối tác động.

- Có thiếu sót trong mạch điện đấu nối các ngõ vào, ra của rơ le so với

cấu hình bảo vệ cài đặt trong rơ le. Các sai sót này có thể dẫn đến nguy cơ rơ le tác động sai.

- Phát hiện có sai khác giữa trị số chỉnh định của rơ le so với bảng trị số do điều độ ban hành. Sự sai khác này có thể dẫn đến rơ le tác động sai, không chọn lọc.

- Các trường hợp mạch dòng đưa vào rơ le đấu nối sai cực tính, sai tỷ số biến một pha hay nhiều pha hoặc mất dòng điện vào rơ le do bị nối tắt mạch ngoài làm mất đối xứng, xuất hiện thành phần 3I0, 3I2.

- Mạch áp đưa vào rơ le đấu sai 1 hoặc nhiều pha.

- Rơ le bị hư hỏng, bị treo hoặc báo các lỗi hư hỏng liên quan đến phần cứng hoặc phần mềm có thể gây ra tác động nhầm như: Internal Failure, Relay Disable, Hardware Alarm, Software Alarm, Protection Error,...

Trường hợp phải tách rơ le ra khỏi vận hành để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, để đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị thì tùy từng trường hợp cụ thể phải cô lập mạch Trip của rơ le.

Trường hợp phải tách nhanh rơ le ra khỏi vận hành để tránh tác động sai thì thực hiện bằng cách “ OFF” nguồn rơ le.

Trong trường hợp rơ le bị hư hỏng, để đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị phải tách rơ le theo trình tự sau:

- Bước 1: OFF nguồn rơ le

- Bước 2: Tháo các Port Communication

- Bước 3: Cô lập mạch Trip của bảo vệ, bằng cách cô lập card 11, 12, 13, 14 tại các chân rơ le.

Mặt sau rơ le PCS-902

Vị trí cô lập đầu ra của rơ le

Trường hợp phải tắt/bật nguồn để reset lại rơ le do rơ le bị treo hoặc báo các lỗi hư hỏng liên quan đến phần cứng hoặc phần mềm như: Internal Failure, Relay Disable, Hardware Alarm, Software Alarm, Protection Error... Phải thực hiện theo trình tự sau:

- Thực hiện reset rơ le:

+ Bước 1: Tháo các Port Communication

+ Bước 2: Cô lập mạch Trip của bảo vệ, bằng cách cô lập card 11, 12, 13, 14 tại chân rơ le.

+ Bước 3: Tắt nguồn chờ sau vài phút bật lại.

- Tái lập rơ le sau khi reset: Rơ le khôi phục lại vận hành bình thường:

+ Bước 1: Kiểm tra đo lường tại rơ le và HMI tốt, các ngõ ra không tác động, ngõ vào đúng trạng thái, giá trị chỉnh định, cấu hình rơ le như vận hành ban đầu.

+ Bước 2: Tái lập lại các Port Communication.

+ Bước 3: Tái lập mạch trip, ngõ ra của rơ le.

Ghi chú: Khôi phục lại rơ le phải theo lệnh của điều độ có quyền điều khiển, dưới sự giám sát của Tổ trưởng TTTLĐ. Rơ le bất thường về giá trị đo lường, trạng thái ngõ vào cần thí nghiệm lại rơ le.

Một phần của tài liệu Quy trình rơ le PCS 902 (f21) ISO (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w