KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ

Một phần của tài liệu Quy trình rơ le PCS 902 (f21) ISO (Trang 64 - 67)

- Nội dung kiểm tra bao gồm các mục sau:

+ Nhiệt độ và độ ẩm trong nơi đặt rơ le.

+ Các đèn LED chỉ thị: Đèn báo nguồn cấp cho rơ le có sáng không.

+ Kiểm tra tủ đặt rơ le, rơ le và các hàng kẹp đấu dây trong tủ và ở mặt sau bảng rơ le có còn nguyên vẹn, bình thường và chắc chắn không.

- Định kỳ hàng quý kiểm tra cấu hình rơ le để so sánh, kiểm tra với phiếu chỉnh định.

Tất cả các lần kiểm tra đối với rơ le phải được ghi vào sổ nhật ký vận hành. Những phát hiện không bình thường qua kiểm tra cũng phải được ghi lại đầy đủ, đồng thời báo cáo các cấp điều độ, lãnh đạo đơn vị theo quy định.

6.2. Kiểm tra bảo dưỡng, thí nghiệm theo quy định

- Kiểm tra bên ngoài (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra bên trong (thực hiện khi thí nghiệm sau một năm vận hành và đại tu nhị thứ).

- Đo điện trở cách điện các mạch độc lập (ngoại trừ các cổng giao tiếp truy cập giữ liệu) với vỏ thiết bị và với nhau bằng mêgômét loại 500V, điện trở cách điện phải không nhỏ hơn 10MΩ (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành, định kỳ và đại tu nhị thứ).

- Thử độ bền cách điện các mạch độc lập (ngoại trừ các cổng giao tiếp truy cập giữ liệu) với vỏ thiết bị và với nhau bằng điện áp xoay chiều 1.000V, 50Hz trong khoảng thời gian 01 phút (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới nhị thứ).

- Kiểm tra cấu hình của rơ le phù hợp với bản vẽ thiết kế và các chức năng của thiết bị (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra chỉnh định rơ le phù hợp với cấu hình (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra hiển thị trị số đo lường của rơ le khi đưa dòng điện và điện áp từ bộ thử (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra hoạt động của các đầu vào nhị phân với điện áp bằng 0,8 điện áp định mức (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới nhị thứ).

- Kiểm tra tác động của rơ le phù hợp với chỉnh định bằng bộ thử chuyên dụng và các tín hiệu tương ứng (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra thời gian tác động của rơ le bảo vệ theo phiếu chỉnh định (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra rơ le không tác động nhầm khi đưa dòng điện và điện áp với giá trị bằng 0,8 giá trị tác động theo chỉnh định và cắt nguồn nuôi và đóng lại nguồn nuôi rơ le (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới nhị thứ).

- Kiểm tra trị số tác động của rơ le theo chỉnh định khi cấp nguồn nuôi rơ le 0,8 và 1,1 điện áp định mức (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới nhị thứ).

- Kiểm tra tương hỗ giữa khối đo lường và logic chức năng của rơ le bằng cách tạo tín hiệu dòng điện, điện áp và logic đầu vào và kiểm tra các tín hiệu tác động đầu ra (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra các chức năng điều khiển có trong rơ le (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành, định kỳ và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra các chức năng ghi sự cố (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra các chức năng tự giám sát (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành, định kỳ và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra hoạt động các chức năng giám sát tình trạng rơ le và các phần tử có trong rơ le.

- Kiểm tra tác động của rơ le đến các thiết bị khác và các thiết bị đóng cắt nhất thứ và các tín hiệu cảnh báo thực hiện khi thí nghiệm lắp mớivà đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra mang tải (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành, định kỳ và đại tu nhị thứ).

- Kiểm tra thông số chỉnh định rơ le, tình trạng rơ le bằng chức năng tự kiểm tra có bên trong (thực hiện khi thí nghiệm lắp mới, sau một năm vận hành, định kỳ và đại tu nhị thứ).

6.3. Các hư hỏng, bất thường thường gặp trong vận hành và cách xử lý 6.3.1. Rơ le báo lỗi ngõ vào, vi xử lý

- Khi rơ le báo lỗi thiết bị, đèn led “ALARM” sáng vàng. Nhân viên vận hành nhanh chóng ghi nhận các tín hiệu trên rơ le, bộ báo tín hiệu, báo cáo cho các cấp điều độ, lãnh đạo đơn vị, tổ trưởng TTTLĐ theo quy định và tiến hành thực hiện như mục “IV. 3.”.

- Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp DC tất cả các ngõ vào của rơ le, so sánh với giá trị 0 hoặc 1 của trạng thái ghi nhận trong rơ le với thực tế.

- Thực hiện quy định reset rơ le, nếu trạng thái ngõ vào vẫn khác so với thực tế và lỗi vi xử lý vẫn còn thì phải thay card ngõ vào, card vi xử lý và thí nghiệm lại rơ le.

6.3.2. Rơ le bị lỗi card nguồn

- Khi rơ le bị lỗi card nguồn. Nhân viên vận hành nhanh chóng ghi nhận các tín hiệu trên rơ le, bộ báo tín hiệu, báo cáo cho các cấp điều độ, lãnh đạo đơn vị, tổ trưởng TTTLĐ theo quy định và tiến hành thực hiện như mục: “IV. 3.”.

- Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp DC tại hàng kẹp nguồn trên rơ le, nếu giá trị tốt thì card nguồn bị hỏng.

- Thay card nguồn tương ứng với rơ le, thực hiện quy định reset rơ le.

- Kiểm tra đo lường tại rơ le và HMI tốt, các ngõ ra không tác động, ngõ vào đúng trạng thái, giá trị chỉnh định, cấu hình rơ le như vận hành ban đầu.

- Tái lập lại rơ le.

6.3.3. Rơ le báo lỗi mạch dòng, mạch áp

- Khi rơ le báo lỗi mạch dòng hoặc mạch áp, đèn led “ALARM” sáng vàng.

Nhân viên vận hành nhanh chóng ghi nhận các tín hiệu trên rơ le, bộ báo tín hiệu, báo cáo cho các cấp điều độ, lãnh đạo đơn vị, tổ trưởng TTTLĐ theo quy định và tiến hành thực hiện như mục : “IV. 4.3.”.

- Sử dụng Ampe kìm, đồng hồ vạn năng để đo tất cả các mạch dòng, mạch áp vào rơ le, so sánh với giá trị đo lường BCU hoặc với các rơ le khác của ngăn lộ để xác định pha nào bị lỗi.

- Khi đã xác định được pha bị sự cố, tiến hành cầu ngắn mạch mạch dòng hoặc tách mạch áp vào rơ le của ngăn lộ đó, theo dõi và báo cáo cho các cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Cô lập, thí nghiệm lại rơ le.

6.3.4. Rơ le tác động do bảo vệ của rơ le hoạt động

- Khi rơ le tác động do bảo vệ hoạt động nhưng không có sự cố của đối

Một phần của tài liệu Quy trình rơ le PCS 902 (f21) ISO (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w