Nguồn gốc của nền kinh tế chia sẻ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nền kinh tế chia sẻ và hướng đi mới cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 23 - 26)

Chương 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ NỀN

1.2. Kinh tế chia sẻ

1.2.1. Nguồn gốc của nền kinh tế chia sẻ

Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, nền kinh tế chia sẻ đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Một thực tế rõ rệt là các công ty trẻ như Uber và Airbnb đang sở hữu hàng ngàn khách hàng, mở rộng hoạt động tại hàng trăm thành phố trên toàn thế giới và được định giá hàng chục tỷ đô la.

Cùng với sự ra đời và phát triển của Internet cũng như việc sử dụng dữ liệu lớn, giờ đây, khoảng cách giữa chủ sở hữu tài sản có tài sản nhàn rỗi không sử dụng, hoặc sử dụng ít và những người có nhu cầu sử dụng tài sản đó đang gần hơn bao giờ hết. Số lượng ngày càng tăng của các nền tảng di động và trực tuyến đã giúp kết nối một cách hiệu quả những cá nhân, tổ chức này với nhau.

Thay cho những doanh nghiệp, các cá nhân giờ đây hoàn toán có thể thực hiện hoạt động quảng cáo, bán hàng hóa, dịch vụ cũng như tìm kiếm khách hàng của mình thông qua mạng lưới Internet khổng lồ.

Việc trao đổi giữa các cá nhân và tổ chức có thể được thực hiện trực tiếp trên cơ sở ngang hàng, hoặc gián tiếp thông qua một bên trung gian, ví dụ như cửa hàng, trang web hay ứng dụng; trực tuyến hoặc ngoại tuyến; miễn phí hoặc mất phí, trong trường hợp này, “phí” có thể là “tiền”, “điểm” hay

“dịch vụ khác”. Trong nền kinh tế chia sẻ, vai trò của người tiêu dùng tồn tại dưới dạng hai mặt, vừa đóng vai trò là bên thụ hưởng vừa đóng vai trò là bên cung cấp tài nguyên.

19

Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng cũng như được phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng, nhưng khái niệm này không có một định nghĩa chính thức nào. Bởi vậy, “kinh tế chia sẻ” còn nhiều cái tên khác như “kinh tế hợp tác”,

“kinh tế sản xuất ngang hàng”, “kinh tế ngang hàng”. Bởi vậy, theo như Christopher Koopman, Matthew Mitchell, and Adam Thierer, trong bài viết

“Nền kinh tế chia sẻ và quy định bảo vệ người tiêu dùng: Trường hợp thay đổi chính sách” của họ, nền kinh tế chia sẻ được định nghĩa là “bất kỳ thị trường nào tập hợp các mạng lưới phân tán của các cá nhân để chia sẻ hoặc trao đổi các tài sản không được sử dụng. Nó bao gồm tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được chia sẻ hoặc trao đổi cho lợi ích tiền tệ và phi tiền tệ.”

Koen Frenken (2017), "Viễn cảnh nền kinh tế chia sẻ”, đã định nghĩa nền kinh tế chia sẻ là “nơi người tiêu dùng trao quyền truy cập tạm thời tài sản vật chất nhàn rỗi cho nhau, có thể là vì tiền.”

Benita Matofska (2016), “Kinh tế chia sẻ là gì?” nêu ra rằng “nền kinh tế chia sẻ là một hệ sinh thái kinh tế xã hội được xây dựng xung quanh việc chia sẻ tài nguyên vật chất và con người. Nền kinh tế này bao gồm việc tạo ra, sản xuất, phân phối, thương mại và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của những người và tổ chức khác nhau.”

Việc tồn tại nhiều định nghĩa của nền kinh tế chia sẻ có thể gây ra mơ hồ và tranh cãi. Một ví dụ tiêu biểu cho sự bất đồng quan điểm giữa những học giả đó là các dịch vụ cá nhân, như giúp việc hay trông trẻ, có thể được tìm thấy thông qua nền tảng như TaskRabbit hay dịch vụ vận chuyển được cung cấp bởi các hãng như Grab hay Uber, có được coi là một phần của nền kinh tế chia sẻ không. Một số chuyên gia cho rằng các dịch vụ này nên được phân loại là một phần của nền kinh tế theo yêu cầu.

Ngoài ra, chỉ riêng trong các định nghĩa nêu trên, đối tượng được đề cập trong nền kinh tế chia sẻ đã có sự khác biệt. Một số chỉ đề cập đến “các cá nhân”, trong khi có những định nghĩa cho rằng ngay cả giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng nằm trong nền kinh tế chia sẻ.

20

Koen Frenken và Juliet Schor (2016), ba đặc điểm xác định của nền kinh tế chia sẻ là “tương tác giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng”, “quyền truy cập tạm thời” và “hàng hóa vật chất”. Do đó, theo định nghĩa của họ, quá giang xe hoặc đi chung xe thuộc nền kinh tế chia sẻ vì người tiêu dùng cũng đang sử dụng dịch vụ (đi xe) và chỉ “bán” hoặc “trao đổi” những tài sản rảnh rỗi (chỗ ngồi còn lại) để lấy vật chất khác (giảm chi phí bỏ ra).

Ngược lại, nếu không có người tiêu dùng (khách hàng) gọi Grab hay Uber, sẽ không có chuyến đi nào được cung cấp bởi các tài xế hai hãng này. Bởi vậy, sự mở rộng của Grab, Uber hay các hãng xe vận tải khác đang gắn liền với dịch vụ “thuê xe” chứ không phải “chia sẻ xe”. Đây là bằng chứng cho thấy các giao dịch mà các doanh nghiệp này với người tiêu dùng của họ đang tách rời khỏi nền kinh tế chia sẻ.

Tương tự, dịch vụ cho thuê nhà ở từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng dựa trên nền tảng của Airbnb phù hợp với tiêu chí của nền kinh tế chia sẻ, nhưng một người mua căn nhà thứ hai với mục đích cho khách du lịch thuê thì không phải là một giao dịch thuộc nền kinh tế này.

Ngoài ra, dựa trên định nghĩa mà Koen Frenken và Juliet Schor đưa ra, eBay, một nền tảng giao dịch lớn thường được coi là gắn liền với nền kinh tế chia sẻ, cũng đang không hoạt động dựa trên nền kinh tế này, bởi các giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng dẫn đến việc sở hữu hàng hóa “vĩnh viễn” chứ không phải “tạm thời”.

Từ các định nghĩa đã được liệt kê ra, chúng ta có thể hiểu kinh tế chia sẻ được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ các tài sản vật chất rảnh rỗi giữa các cá nhân và tổ chức, với mục đích là có lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Tác giả cũng đồng ý với quan điểm của Koen Frenken và Juliet Schor, rằng kinh tế chia sẻ chỉ tồn tại trên nền tảng “chia sẻ”. Nói một cách rõ ràng hơn, khi chủ sở hữu một tài sản hoặc vật chất nhất định muốn chia sẻ tài sản hay vật chất của mình với những cá nhân, tổ chức khác thì đó là kinh tế chia sẻ. Ví dụ, với trường hợp một người mua một chiếc xe ô tô để phục vụ cho mục đích đi lại của chính anh ta,

21

giờ đây khi anh ta muốn tham gia làm tài xế Grab hay Uber để tận dụng sự

“rảnh rỗi” của chiếc xe thì đó là kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, nếu một người mua một chiếc xe chỉ để phục vụ mục đích đưa đón khách với tư cách một tài xế Grab hay Uber thì lúc này không còn nền tảng chia sẻ tồn tại, đồng nghĩa với việc xa rời nền kinh tế chia sẻ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nền kinh tế chia sẻ và hướng đi mới cho nền kinh tế Việt Nam (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)