Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN NỀN KINH TẾ CHIA SẺ VÀ GỢI Ý HƯỚNG ĐI MỚI CHO NỀN
2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.1.2. Tác động tới xã hội
Thứ nhất, mô hình kinh tế chia sẻ giúp hạn chế cơ hội lợi dụng lòng tin dài hạn nhờ các vòng phản hồi trực tiếp và công khai.
Việt Nam có thể phát triển về tối ưu hóa thông tin ( nhà trọ, review quán ăn, chia sẻ cách chữa bệnh…), hàng đổi hàng giữa doanh nghiệp, chia sẻ kĩ
28
năng (doanh nghiệp training cho nhau, người dùng mở khóa học nhỏ), mạng lưới freelancer, chia sẻ những hàng hóa có giá trị nhỏ (chia sẻ quần áo trẻ em, chia sẻ sách…).
Nền kinh tế chia sẻ tạo điều kiện cho người trong cộng đồng giao dịch với nhau. Các giao dịch thành công giúp tạo ra quan hệ giữa người với người, tạo nên sự tin tưởng vào dịch vụ do người không chuyên cung cấp.
Đảm bảo tính đoàn kết và tự phục vụ thông qua việc kết nối cộng đồng một cách dễ dàng và tiện lợi CrowdFunding, Peer-to-peer lending. Điều này chứng minh cho cộng đồng thấy họ có thể trở nên bền vững nếu đoàn kết hơn và hợp tác đúng cách.
Việc RelayRides chuyển đổi mô hình và tạo được cải thiện về chất lượng dịch vụ (từ mô hình mà người cho thuê xe và thuê xe không gặp nhau sang mô hình gặp nhau để trao chìa khóa cho nhau) cho thấy kết nối cộng đồng là một giá trị cốt lõi đối với nền kinh tế chia sẻ.
Thứ hai, đó là tăng tiếp cận với các công cụ và các tài nguyên vật chất hữu ích khác. Một ví dụ về mô hình kinh doanh kinh tế chia sẻ mới là The Wine Foundry, một công ty cho phép các nhà sản xuất rượu nghiệp dư và chuyên nghiệp tự làm rượu mà không cần sở hữu một vườn nho, bằng cách cung cấp các công cụ và hỗ trợ cho sản xuất rượu vang. 22 Wine Foundry là một một cửa cho sản xuất rượu vang tùy chỉnh. Công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ, từ tìm nguồn cung ứng trái cây đến thiết kế nhãn.
Trong các mô hình kinh doanh như thế này, khách hàng trả tiền để truy cập vào các tài sản mà riêng họ không thể sở hữu hoặc tự quản lý. Khách hàng, về hiệu quả, trở thành nhà sản xuất của riêng họ (trong các ví dụ này, về phô mai hoặc rượu vang) bằng cách thuê hoặc cho thuê tài sản cần thiết. Điều này cho phép các tập đoàn và chủ sở hữu tài sản thông thường suy nghĩ lại về nguồn doanh thu của họ và phát triển các mô hình kinh doanh thay thế thu hút khách hàng hướng tới tiêu dùng hợp tác.
29
Một ví dụ khác, một nông dân Thụy Sĩ bắt đầu cho khách hàng của mình thuê bò thay vì chỉ bán phô mai. 20 người thuê đã trả một khoản phí để tài trợ cho một con bò trong một mùa. Sự sắp xếp bao gồm một bức ảnh của con bò và một giấy chứng nhận, cộng với tùy chọn đến thăm trang trại để giúp đỡ như một tình nguyện viên hoặc để xem công việc trang trại hàng ngày. Chi phí cho thuê không bao gồm chi phí của sản phẩm phô mai cuối cùng, nhưng nó đảm bảo một mức giá đặc biệt cho việc mua tối thiểu 30kg phô mai từ con bò đó. Trang trại cũng cung cấp các tùy chọn cho thuê bổ sung có sẵn làm quà tặng, chẳng hạn như các gói ngắn hạn. Theo một nông dân, tất cả 150 con bò của anh ta được cho khách hàng thuê trên khắp thế giới - tại các quốc gia bao gồm Nhật Bản, Nam Phi và Hoa Kỳ.
Thứ ba, đó sử dụng các tài sản hiệu quả hơn.
Một biểu tượng của nền kinh tế chia sẻ và sự phát triển thần tốc của nó là ứng dụng gọi xe Lyft. Người đồng sáng lập Logan Green kể rằng ông quá ngán ngẩm tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Los Angeles, khi trên đường đầy xe ôtô chỉ có một người bên trong. Green cho rằng khi có thêm nhiều người ngồi trong mỗi chiếc xe, đường sá sẽ trở nên thông thoáng hơn.
Năm 2012, Lyft bắt đầu cung cấp dịch vụ chở khách qua những quãng đường ngắn trong các thành phố. Lyft quảng bá mô hình “chuyến xe thân thiện”, khuyến khích hành khách ngồi ghế trước để tương tác với tài xế và trả tiền boa
“tùy tâm”. Lyft lập luận rằng nền tảng này chỉ kết nối tài xế với hành khách, trả tiền là chuyện không bắt buộc, do đó không phải là dịch vụ taxi.
Nhưng chỉ sau một năm, Lyft đã đặt mức tiền cước cụ thể và huy động được 83 triệu USD tiền đầu tư. Năm 2015, Lyft nhận giải kinh tế Circulars ở Davos vì “giúp giảm tắc nghẽn giao thông trên đường phố”.
Một dẫn chứng khác, năm 2016, CEO kiêm đồng sáng lập Omni là Tom McLeod nói rằng “việc cho thuê giúp đồ đạc của các thành viên Omni được sử dụng tốt hơn trong cộng đồng”. Cùng năm đó, tạp chí Fortune nói rằng Omni
“có thể tạo ra một nền kinh tế chia sẻ đích thực”.
30
Trong một khoảng thời gian, chủ nghĩa nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) luôn nằm ở trung tâm trong mô hình kinh doanh của Omni: Nó cam kết sẽ giúp những sản phẩm thừa thãi trở nên có giá trị để thúc đẩy một thế giới tốt đẹp hơn và xây dựng niềm tin tưởng trong cộng đồng. Năm 2017, McLeod nói rằng: “Chúng tôi muốn thay đổi thói quen về sở hữu trên toàn thế giới”.
Chỉ 3 năm sau, những lời hứa đó đã được xếp sau mục tiêu lợi nhuận.
Mọi thay đổi có thể tóm gọn thông qua dòng chữ in trên những chiếc xe tải của công ty này trong năm nay: “Hãy cho thuê mọi thứ, bạn sẽ kiếm được tiền khi có khách hàng”.
Suốt nhiều năm, nền kinh tế chia sẻ đã được ca ngợi như một mô hình tiên tiến hơn so với chủ nghĩa tư bản – một câu trả lời cho thực trạng tiêu dùng vô tội vạ. Tại sao một người phải sở hữu ô tô hay một cuốn sách nếu như những thứ đó đều đang ngồi rảnh rỗi ở đâu đó? Nền kinh tế chia sẻ sẽ giúp những người xa lạ trên khắp thế giới tận dụng được tối đa giá trị của những sản phẩm mà họ có vì lợi ích chung của cộng đồng.