Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần ngầm trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 37)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi được thực hiện kỹ càng dựa trên chính chủ yếu kinh nghiệm thi công của các kỹ sư trên công trường, các kỹ sư chuyên về bộ phận văn phòng hỗ trợ thi công công trường. Bên cạnh đó có tham khảo các nghiên cứu, ứng dụng các tiêu chí vào nền xây dựng Việt Nam góp phần vào bảng câu hỏi.

Yêu cầu chung phải rõ ràng, ngắn gọn và trả lời đa số bằng trắc nghiệm đánh dấu và kết quả. Đảm bảo không quá nhạy cảm đụng chạm đến vấn đề riêng tư của người tham gia phỏng vấn.

Đây là bước cực kỳ quan trọng do đó thực sự đầu tư dành rất nhiều thời gian.

Quy trình thiết kế bảng câu hỏi như sau:

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 30 Tham khảo các tài liệu, các chuyên

gia có kinh nghiệm xác định các danh mục tiêu chí

Xây dựng danh sách các tiêu chí theo các nhóm

Lên cấu trúc và hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát

Tiến hành khảo sát

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Tổng hợp kết quả thu về và phân tích

Hình 3.2: Sơ đồ thiết kế bảng câu hỏi

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

- Xác định đúng vấn đề và mục tiêu nghiên cứu để triển khai bảng câu hỏi được bám sát nhất đề tài thực hiện.

Bước 2: Tham khảo tài liệu, các chuyên gia có kinh nghiệm xác định các danh mục tiêu chí

- Sau khi đọc tham khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan sẽ nhận được rất nhiều gợi ý các tiêu chí có ảnh hưởng đến mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần ngầm, lên danh sách tiềm năng.

- Tham khảo ý kiến những chuyên gia để có cái nhìn chân thực về thực tế thi công, những tiêu chí ảnh hưởng có thể dùng để đánh giá mặt kỹ thuật biện pháp thi công phần ngầm.

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 31

Bước 3: Xây dựng danh sách các tiêu chí theo các nhóm

- Sau khi đã có danh sách các tiêu chí từ 2 nguồn là tài liệu và ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành sắp xếp chúng lại theo cách hợp lý nhất.

- Có tổng cộng 60 tiêu chí trong danh sách lên được, xếp loại theo 3 nhóm: nhóm công tác trước khi thi công, nhóm công tác trong quá trình thi công và nhóm vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

Bước 4: Lên cấu trúc và hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát

- Lên cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần: phần 1 giới thiệu đặt vấn đề, phần 2 là nội dung bảng khảo sát các tiêu chí, phần 3 là thông tin chung của người tham gia khảo sát.

- Phần giới thiệu đặt vấn đề sẽ tổng quát về lý do và mục tiêu của khảo sát đồng thời giải thích sơ bộ nội dung bảng khảo sát cho người thực hiện hiểu được.

- Phần nội dung bảng khảo sát sẽ là phần chính gồm diễn giải câu hỏi, nội dung các tiêu chí và thang đo đánh giá tương ứng.

- Phần thông tin chung là phần giúp ta có được một số thông tin của người khảo sát, đây là phần cần ngắn gọn rõ ràng và không được đụng chạm quá nhiều đến vấn đề riêng tư.

- Tất cả những tiêu chí có ảnh hưởng trong danh sách đã lên chưa chắc đều thực sự quan trọng để dùng vào việc đánh giá về mặt kỹ thuật một biện pháp thi công ngầm.

Căn cứ vào kinh nghiệm những người được khảo sát, sẽ cho biết sự “đồng ý” của bản thân về tiêu chí có thực sự quan trọng đến việc đánh giá về mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần ngầm hay không.

Thang đo được dùng là thang Likert với 5 mức độ rất dễ hiểu.

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 32 Bảng 3.1: Thang đo Likert với 5 mức độ đồng ý để khảo sát

Mức độ

đồng ý Mô tả Giải thích

1 Hoàn toàn không đồng ý

Tiêu chí không ảnh hưởng và không quan trọng trong việc đánh giá BPTC phần ngầm về mặt kỹ thuật

2 Không đồng ý

Tiêu chí có ảnh hưởng và không quan trọng trong việc đánh giá BPTC phần ngầm về mặt kỹ thuật

3 Đồng ý một phần

Tiêu chí có ảnh hưởng và ít quan trọng trong việc đánh giá BPTC phần ngầm về mặt kỹ thuật

4 Đồng ý

Tiêu chí có ảnh hưởng và quan trọng trong việc đánh giá BPTC phần ngầm về mặt kỹ thuật

5 Hoàn toàn đồng ý

Tiêu chí có ảnh hưởng và rất quan trọng trong việc đánh giá BPTC phần ngầm về mặt kỹ thuật

Bước 5: Tiến hành khảo sát

- Xác định số lượng kết quả kỳ vọng thu về được, từ đó ước lượng số lượng khảo sát gửi đi.

- Xác định hình thức gửi khảo sát, thực tế tiến hành đó là gửi bảng khảo sát trực tuyến bằng email và mạng xã hội.

Bước 6: Tổng hợp kết quả thu về và phân tích

- Xác định số lượng kết quả thu về, số lượng hợp lệ và không hợp lệ.

- Sử dụng kết quả khảo sát hợp lệ để thống kê mô tả những thông tin chung của người tham gia khảo sát và mã hoá kết quả khảo sát cho các bước xử lý số liệu tiếp theo.

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 33 B. Thu thập dữ liệu

a) Xác định kích thước mẫu

Khi đã xây dựng xong hoàn thành bảng câu hỏi, trước khi triển khai khảo sát phải xác định số lượng kích thước mẫu từ đó ước lượng số lượng khảo sát phản hồi nhận được và cuối cùng là số khảo sát hợp lệ.

Đặc thù trên ngành có các bên trực tiếp làm việc (chủ đầu tư, thầu chính, thầu phụ, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, tư vấn thiết kế…), nhằm có cái nhìn tổng quát thì số kích thước mẫu ước lượng phải >100.

Mặt khác, công thức xác định cỡ mẫu cần thiết cho ước lượng tổng thể [32]:

Trong đó:

 Z/2 là giá trị tra bảng phân phối z căn cứ trên độ tin cậy 1-

 e là độ rộng của ước lượng

 p là tỉ lệ thành công, nó là tham số tổng thể mà bạn đang phải tìm cách ước lượng

Chọn độ tin cậy 95% nên 1- = 0.95 tra bảng được Z/2 = 1.96 Chọn độ rộng của ước lượng e = 0.1

Chọn tỉ lệ thành công là 0.6

2 2

1.96 .0.6.(1 0.6) 0.1 92

n

  

Số lượng mẫu khảo sát sơ bộ không nhỏ hơn 92, tuy nhiên để dự trù với số lượng khảo sát thu được đảm bảo thì phải tính đến những khảo sát không thu được kết quả.

Học viên dự trù sẽ thu được 80% trên tổng số khảo sát được gửi đi, nên số người cần khảo sát là tối thiểu là 92/0.8 = 115 người.

b) Kỹ thuật lấy mẫu

Khi nghiên cứu trên một quần thể gồm nhiều yếu tố biến đổi thì nếu ta lấy được mẫu tối ưu, mang tính đại diện cho quần thể đó sẽ rất cần thiết vì nó giúp tối ưu tiết kiệm so với nghiên cứu toàn bộ về mặt thời gian và tiền bạc. Mặt khác, đối với quần thể quá lớn thì việc nghiên cứu được hết là điều không thể.

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 34 Mặt khác, lúc ta nghiên cứu trên mẫu có tính đại diên tốt thì chất lượng nghiên cứu sẽ tốt hơn so với nghiên cứu trên toàn bộ quần thể vì dữ liệu có giá trị tốt hơn so với dữ liệu thu thập toàn bộ quần thể.

Có 2 kỹ thuật lấy mẫu chính và hay dùng là xác suất và phi xác suất. Phương pháp lấy mẫu xác suất: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối hay nhiều giai đoạn. Phương pháp lấy mẫu phi xác suất: lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu định mức, lấy mẫu phán đoán [32].

Đối với phạm vi luận văn này, học viên sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhằm thu lại được đầu ra tốt nhất. Vì phương pháp này lấy mẫu bằng cách đi tới nơi có tỉ lệ cao gặp đối tượng tiềm năng thu được giá trị thông tin một cách tiện lợi nhất.

Cụ thể, trường hợp này sẽ gửi bảng câu hỏi trực tiếp cho đối tượng đã có nhiều kinh nghiệm thi công và thiết kế biện pháp thi công phần ngầm, do vậy kỳ vọng kết quả thu về nghiên cứu tốt nhất.

c) Cách thức phân phối bảng câu hỏi

Hiện tại, theo dự trù ban đầu học viên sẽ thực hiện phân phối bảng câu hỏi theo 2 cách. Thứ nhất, phân phối bảng câu hỏi bảng giấy lấy kết quả trực tiếp và thứ hai là phương pháp sử dụng công cụ khảo sát trang tính trực tuyến.

Đối với sử dụng bảng câu hỏi lấy kết quả trực tiếp thì sẽ linh hoạt và thu về rất nhiều thông tin, từ đó dữ liệu sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, với một lượng lớn thì sẽ cần lượng lớn thời gian. Mặt khác, không phải tất cả mọi người có thể sắp xếp làm khảo sát được.

Phương pháp sử dụng công cụ khảo sát trang tính trực tuyến, có nhiều ưu điểm là linh động và nhanh gọn. Dù không thu được nhiều thông tin như làm khảo sát trực tiếp nhưng nếu chọn lọc gửi đường dẫn khảo sát đến những đối tượng tiềm năng định trước thì dữ liệu thu được cũng hoàn toàn chất lượng.

Đối với thực tế khảo sát, do vấn đề bất khả kháng của việc cách ly xã hội và việc các công trình phòng ban xây dựng chưa hoạt động lại đầy đủ thì học viên chỉ tiến hành phân phối qua đường dẫn công cụ khảo sát trang tính trực tuyến. Kết hợp công cụ các mạng xã hội để gửi đến các đối tượng tiềm năng.

d) Các công cụ nghiên cứu

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 35 Bảng 3.2: Các công cụ nghiên cứu

Công việc Công cụ nghiên cứu

Xác định các danh mục và cụ thể các tiêu chí

Tài liệu khoa học, phỏng vấn các kỹ sư có kinh nghiệm ở công trường và văn phòng

Khảo sát thu thập dữ liệu - Bảng câu hỏi khảo sát công cụ khảo sát trang tính trực tuyến

- Gửi email/ mạng xã hội

Phân tích và xử lý dữ liệu - Thu thập và thống kê mô tả - Phần mềm SPSS

- Kiểm định t-test

- Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

e) Phân tích dữ liệu

Mục đích để biểu diễn và mô tả kết quả, sau đó tiến hành xử lý phân tích để ra được kết quả cuối cùng.

Thống kê mô tả giúp thể hiện một cách trực quan, ngoài các thông số dữ liệu chính khảo sát còn thể hiện được các phần liên quan đến đối tượng khảo sát ( ví dụ vai trò, số năm kinh nghiệm, số dự án tham gia…) để tăng thêm độ tin cậy cho dữ liệu thu thập được.

Sau khi tiến hành đánh giá sơ bộ về dữ liệu thu được, thì tiếp đến quá trình xử lý số liệu. Những giá tiêu chí đạt được giá trị mean nhỏ hơn 3 thì sẽ bị loại ra, và những tiêu chí còn lại chuyển qua xử lý qua các bước tiếp theo.

Tiến hành kiểm định trung bình tổng thể t-test nhằm mục đích để so sánh giá trị trung bình của một tổng thể với một giá trị cho trước [32, 33]. Chi tiết, luận văn này để kiểm tra xem trung bình tổng thể các các tiêu chí đó thực sự đảm bảo giá trị trung bình không nhỏ hơn 3 hay không. Các bước thực hiện:

1. Xem xét thông tin của trung bình tổng thể để kiểm định

2. Đặt giả thuyết Ho và giả thuyết đối H1 về trung bình tổng thể, tùy thuộc vào xem xét thông tin ban đầu mà lựa chọn kiểm định một bên hay hai bên.

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 36 3. Xác định mức ý nghĩa sử dụng trong kiểm định

4. Tính toán giá trị kiểm định

5. Xem xét việc chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết Ho 6. Kết luận bài toán kiểm định

Trong SPSS, kiểm định trung bình tổng thể sẽ sử dụng chức năng One-Sample T test

Tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo để xem các tiêu chí đề xuất ban đầu có thực sự phù hợp không, những dữ liệu không phù hợp sẽ bị loại ra. Kiểm định với hệ số Cronbach’s alpha:

 Hệ số  của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mối tương quan giữa các mục trong thang đo, cho biết liệu các đo lường có liên quan với nhau hay không. Giá trị yêu cầu:  > 0.6, khoảng hợp lý tốt nhất: 0.75 ≤ α ≤ 0.95 [34]

Ngoài khoảng hợp lý thì:

- Nếu α nhỏ thì mối tương quan liên kết thấp giữa các câu hỏi.

- Nếu α lớn thì có nguy cơ các câu hỏi có thể bị trùng lặp

HVTH: Đỗ Trường Quân Trang 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH

Một phần của tài liệu Các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật của biện pháp thi công phần ngầm trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)