CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN KHU VỰC TỈNH
3.1. Hiện trạng hệ thống điện toàn quốc
Theo số liệu thống kê của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng lượng điện sản xuất và nhập khẩu của toàn hệ thống năm 2019 đạt 231,1 tỷ kWh, tăng 8,85% so với năm 2018. Sản lượng tiêu thụ ngày cực đại đạt 759,2 triệu kWh.
Điện thương phẩm toàn quốc năm 2019 đạt 209,42 tỷ kWh, tăng 8,87% so với năm 2018. Tổng sản lượng phụ tải điện 5 tháng đầu năm 2020 đạt 97,4 tỷ kWh, thấp hơn 5,59 tỷ kWh so với kế hoạch năm, tăng trưởng 1,85% so với cùng kỳ năm 2019.
Công suất lớn nhất của hệ thống điện quốc năm 2019 là 38.057 MW tăng khoảng 8,3% so với năm 2018. Công suất lớn nhất của hệ thống điện quốc gia tính tới tháng 5/2020 đạt 37.809 MW, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Thống kê phụ tải điện toàn quốc giai đoạn 5 năm gần đây như sau:
Bảng 1. Thống kê phụ tải điện toàn quốc giai đoạn 5 năm 2015-2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Ghi chú Điện sản xuất (GWh)
Miền Bắc 67.861 76.904 84.036 92.486 100.671
Miền Trung 15.191 16.040 17.938 19.742 21.489
Miền Nam 76.626 84.290 90.939 100.083 108.940
Tổng 159.678 177.234 192.914 212.311 231.100
Tốc độ tăng trưởng (%) 10,99% 8,85% 10,05% 8,85%
Điện thương phẩm (GWh)
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Ghi chú Miền Bắc 58.917 66.428 73.561 82.797 90.083
Miền Trung 13.530 14.843 16.085 17.657 19.299
Miền Nam 70.951 78.195 84.866 92.349 100.014
Tổng 143.682 159.793 174.652 192.360 209.420
Tốc độ tăng trưởng (%) 11,21% 9,30% 10,14% 8,87%
Công suất cực đại (Pmax - MW)
Miền Bắc 11.874 13.517 14.870 17.272 18.541
Miền Trung 2.546 2.740 3.045 3.228 3.498
Miền Nam 11.798 13.262 14.101 15.295 16.725
Tổng 25.809 28.109 30.931 35.126 38.057
Tốc độ tăng trưởng (%) 8,91% 10,04% 13,56% 8,34%
Nguồn: Thống kê
3.1.2. Hiện trạng nguồn điện toàn quốc
Đến cuối năm 2019, tổng công suất lắp đặt của Việt Nam khoảng 55GW, tăng 12,37%
so với năm 2018. Trong đó công suất lắp đặt của thủy điện là 20.170MW (36,8%), nhiệt điện than là 19.545MW (34,8%), nhiệt điện dầu và khí là 9.070MW (16,5%), nhập khẩu là là 1.400MW (2,3%) và năng lượng tái tạo là 4.869MW (9,6%).
Tính đến cuối năm 2019 toàn quốc đã đưa vào vận hành khoảng 5GW điện năng lượng tái tạo, chiếm khoảng 9,6% công suất đặt toàn quốc, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên đặc thù của các nguồn điện năng lượng tái tạo là không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện môi trường, đây cũng là một khó khăn cho việc đảm bảo cung cấp điện.
Cấu trúc nguồn điện toàn quốc theo công suất đặt như sau:
Bảng 2. Công suất đặt nguồn điện toàn quốc giai đoạn 5 năm 2015-2019 CÔNG SUẤT ĐẶT (MW)
Năm Hệ Thống
Thuỷ điện Nhiệt điện than
Nhiệt điện dầu
Tua bin khí
NLTT và TĐ nhỏ
P % P % P % P % P %
2015 38.642 14.585 38 13.251 34 1.242 3 7.446 19 2.119 6 2016 41.422 15.753 38 14.595 35 1.242 3 7.446 18 2.386 6 2017 45.410 16.497 36 17.089 38 1.242 3 7.446 16 3.137 7 2018 49.410 16.848 34 18.945 38 1.579 3 7.446 15 3.976 8 2019 55.054 20.170 37 19.545 35 1.624 3 7.446 13 4.869 9
Thủy điện 37%
Nhiệt điện than 35%
Nhiệt điện dầu và khí 17%
Nhập khẩu 2%
NLTT và nguồn khác 9%
CƠ CẤU NGUỒN ĐIỆN TOÀN QUỐC NĂM 2019
Cơ cấu nguồn điện trong giai đoạn 5 năm 2015 – 2019, Thủy điện và Nhiệt điện than chiếm tỷ trọng cao tương đương nhau (34-38%), Tua bin khí (13-19%). Thủy điện chiếm tỷ trọng cao, lại tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, nguồn Tua bin khí tập trung ở Miền Đông Nam Bộ còn Nhiệt điện than lại nằm nhiều ở vùng Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ nên yếu tố mùa và thời tiết có ảnh hưởng rất lớn tới vận hành hệ thống điện nói chung và vận hành lưới truyền tải nói riêng.
3.1.3. Hiện trạng hệ thống truyền tải toàn quốc
Hệ thống điện Việt Nam hiện nay đang vận hành với các cấp điện áp siêu cao áp 500kV, cao áp 220 kV- 110kV, các cấp điện áp trung áp từ 35kV tới 6kV và cấp hạ áp. Trong đó lưới điện 500kV được coi là xương sống của hệ thống điện Việt Nam với 2 mạch chạy xuyên suốt từ Bắc vào Nam với tổng chiều dài trên 8000km, có vai trò quan trọng liên kết hệ thống điện 3 miền Bắc, Trung, Nam và giúp tối ưu vận hành hệ thống. Lưới điện truyền tải 220/110kV trong các hệ thống điện miền hiện nay hầu hết được sử dụng mạch kép hoặc mạch vòng, do đó độ an toàn cung cấp điện đã được cải thiện đáng kể so với trước.
Trong năm 2019, với việc đưa vào vận hành đồng loạt nhiều nhà máy điện mặt trời ở khu vực các tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và lân cận làm cho lưới truyền tải khu vực này bị quá tải cục bộ dẫn đến nhiều nhà máy điện mặt trời phải giảm phát công suất theo yêu cầu điều độ hệ thống điện.
Khối lượng lưới truyền tải đến cuối năm 2019 theo thống kê như sau Bảng 3. Khối lượng lưới điện truyền tải toàn quốc đến cuối năm 2019
Hạng mục Khối lượng
Tổng chiều dài đường dây 500kV 8.211 km
Tổng chiều dài đường dây 220kV 17.648 km
Tổng số TBA 500kV 31
Tổng số TBA 220kV 123
Hạng mục Khối lượng
Tổng dung lượng MBA 500kV 34.200 MVA
Tổng dung lượng MBA 220kV 56.063 MVA
Tổng dung lượng tụ bù ngang/SVC 500kV 7.846 MVAr Tổng dung lượng kháng bù ngang 500kV 5.979 MVAr Tổng dung lượng tụ bù ngang/SVC 220kV 3.039 MVAr Tổng dung lượng kháng bù ngang 220kV 348 MVAr Nguồn: Thống kê