Tình hình ứng dụng BIM ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng giải pháp mô hình thông tin công trình (bim) của autodesk vào quá trình thiết kế đường bộ (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP MÔ HÌNH THÔNG

1.1 Mô hình thông tin công trình

1.1.1 Tình hình ứng dụng BIM ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

1.1.1.1 Tình hình ứng dụng BIM ở một số nước trên thế giới

Hiện tại, BIM đã áp dụng bắt buộc tại nhiều nước trên thế giới ở các cấp độ khác nhau. BIM đã chứng minh cho các chủ đầu tư thấy họ có thể đặt các mục tiêu cụ thể, rõ ràng hơn trong giai đoạn thiết kế và thi công đối với các đơn vị tư vấn và nhà thầu [7].

Các nước trên thế giới đã có những bước tiến nhất định trong việc ứng dụng và phát triển BIM [10]:

 Hòa Kỳ: Năm 2008, Hội đồng dự án BIM (United States™ Project Committee) đã được thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển BIM theo từng ngành, từng bang và trên cả nước, đồng thời công bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM (National BIM Standard). Theo số liệu từ McGraw Hill năm 2011, cho thấy tại Mỹ có 49% chủ đầu tư sử dụng BIM trong các dự án của họ và 47% nhà thầu khẳng định rằng sự giao tiếp của nhà thầu – chủ đầu tư và các nhà thầu khác thông qua BIM được cải thiện đáng kể. Hiện nay, các doanh nghiệp Mỹ đã áp dụng BIM ở mức độ rộng rãi (trên 50% dự án ứng dụng BIM) và khối tư nhân cũng tích cực ứng dụng công nghệ này vì những lợi ích mà nó mang lại.

 Anh: Vương Quốc Anh đã đề ra mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành xây dựng vào tháng 5 năm 2011 là giảm 20% chi phí các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Để đạt được mục tiêu này, tháng 6 năm 2011, chính phủ Anh công bố chiến lược và lộ trình áp dụng BIM trong đó năm 2012 áp dụng thử ở một số dự án công, năm 2013-2015 đẩy mạnh sự áp dụng rộng rãi của BIM và đến năm 2016 đảm bảo tất cả các dự án đầu tư công có vốn từ 5 triệu bảng sẽ ứng dụng BIM ở từng giai đoạn phù hợp. Năm 2011, chính phủ Anh thành lập Hội thúc đẩy và thực hiện BIM (Client BIM Mobilization and Implementation) nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia ứng dụng BIM trong các dự án và hướng tới mục tiêu đưa Anh trở thành nước dẫn đầu về công nghệ BIM. Năm 2012, Anh đã công bố tiêu chuẩn quốc gia về BIM.

HV: Trần Quốc Hiệp MSHV: 1770645

 Singapore: Chính phủ Singapore thành lập Ban chỉ đạo BIM bao gồm bộ phận hướng dẫn thực hiện BIM, bộ phận pháp lý và hợp đồng, Hiệp hội các nhà quản lý BIM. Ban chỉ đạo này có nhiệm vụ phát triển những tiêu chuẩn và các nguồn lực hỗ trợ BIM để tạo điều kiện hợp tác sử dụng BIM. Tháng 5 năm 2012, cùng với Bộ Xây dựng và Công nghiệp, Ban chỉ đạo BIM Singapore đã công bố tiêu chuẩn BIM của Singapore là căn cứ hướng dẫn ứng dụng BIM và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia khi ứng dụng BIM ở các giai đoạn của dự án. Singapore còn thúc đẩy các hoạt động học thuật như tổ chức nhiều các hội thảo về BIM, đưa các phần mềm BIM vào giảng dạy, tổ chức các cuộc thi cho sinh viên, có các chương trình thực tập và đề cương tốt nghiệp về BIM ở các trường: Đại học kỹ thuật Singapore, Đại học kỹ thuật Nanyang, Đại học SIM, Đại học Temasek….

 Trung Quốc: Dự án đầu tiên sử dụng BIM được hoàn thành vào năm 2008 là sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh. Cũng vào năm 2008, chính phủ Trung Quốc lập cổng thông tin điện tử về BIM nhằm thúc đẩy sự phát triển của BIM trong ngành Xây dựng. Năm 2012, Bộ phát triển đô thị, nông thôn và nhà ở ban hành “Kế hoạch phát triển BIM giai đoạn 2011-2015” nhằm nghiên cứu các giải pháp phần mềm và thúc đẩy việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về BIM. Về mặt nghiên cứu, các trường đại học như Thanh Hoa, Đồng Tế, Nam Trung đã lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu về BIM từ những năm 2005. Đến năm 2007, các trường bắt đầu đưa các khóa học sử dụng phần mềm BIM vào giảng dạy.

Năm 2012, Trung Quốc đã có đào tạo thạc sỹ chuyên ngành về BIM.

 Theo thống kê của tổ chức McGraw Hill Construction về việc ứng dụng BIM của nhà thầu ở một số nước trên thế giới trong hai năm 2013, 2015 cho thấy việc ứng dụng BIM trên thế giới có xu hướng tăng đáng kể.

HV: Trần Quốc Hiệp MSHV: 1770645 Hình 1.8: Thống kê tỷ lệ sử dụng BIM của nhà thầu ở một số nước trên thế giới

trong hai năm 2013 và 2015 [11]

Từ tình hình ứng dụng BIM trên thế giới cho thấy BIM là xu thế phát triển của ngành xây dựng trong tương lai và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

1.1.1.2 Tình hình ứng dụng BIM ở Việt Nam

Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động đầu tư xây dựng. Chính vì thế, khi công nghệ BIM chứng minh được những lợi ích tích cực ở trên thế giới, Chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể trong tiếp cận và phát triển công nghệ BIM cho ngành xây dựng. Kết quả là nhiều văn bản pháp lý về hướng dẫn thực hiện BIM được ban hành.

Một số văn bản pháp lý về triển khai BIM được chính phủ ban hành:

 Luật Xây dựng được công bố ngày 18/06/2014 đã đề cập đến việc ứng dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng [12].

 Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 10 tháng 03 năm 2016 về việc Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã có chi phí quản lý dự án “Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình” và chi phí tư vấn “Ứng dụng hệ thống thông tin công trình” [13].

 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và

HV: Trần Quốc Hiệp MSHV: 1770645 quản lý vận hành công trình. Trong quyết định đã đưa ra quan điểm, mục tiêu cụ thể cũng như là nội dung, tiến độ và một số giải pháp chính cho việc áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình [14].

 Ngày 21/03/2017 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 203/QĐ- BXD về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.

 Ngày 11/10/2017 Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 1057/QĐ-BXD về viêc “Công bố hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm”. Quyết định đã đưa ra các hướng dẫn chung như là khái niệm, nguyên tắc cơ bản của việc triển khai BIM, các ứng dụng BIM và hướng dẫn sơ bộ về quy trình áp dụng BIM. Song song đó, Quyết định cũng đưa ra một số nội dung hợp đồng mẫu cho các dự án áp dụng BIM, hướng dẫn xác định chi phí tư vấn áp dụng BIM, hướng dẫn quản lý thông tin trong BIM, chỉ dẫn về mức độ phát triển thông tin, hướng dẫn lập hồ sơ yêu cầu thông tin và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện BIM [15].

 Ngày 11/10/2017 Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 1056/QĐ-BXD về viêc “Công bố Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giải đoạn thí điểm”. Quyết định đưa ra chương đào tạo chi tiết cho 2 nhóm đối tượng ( nhóm là nhân sự thuộc Ban QLDA/chủ đầu tư, nhóm là nhân sự thuộc đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng) [16].

Các tổ chức xây dựng ở Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng BIM ngày càng phổ biến do thấy được lợi ích mà BIM có thể mang lại. Điều đó được thể hiện thông qua tỷ lệ các đơn vị và dự án ứng dụng BIM ngày càng tăng và cụ thể hơn [17]:

 Chủ đầu tư: Nhiều chủ đầu tư đã yêu cầu áp dụng BIM tại các dự án lớn như tập đoàn VinGroup, Vietinbank, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc....Một số dự án tiêu biểu áp dụng BIM hiệu quả như Dự án Park Hill 6, Vietinbank Tower, cảng Cửa Lò, cầu Thủ Thiêm 2, khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 - Đồng Nai. Qua khảo sát tại một số dự án cho thấy, ứng dụng BIM đã

HV: Trần Quốc Hiệp MSHV: 1770645 giúp chủ đầu tư rút ngắn tiến độ, tiết kiệm chi phí thông qua việc tối ưu hóa và xử lý trước các khó khăn trong giai đoạn thi công.

 Tư vấn thiết kế: các tổ chức tư vấn đã nghiên cứu ứng dụng BIM vào thiết kế với các mức độ khác nhau. Điển hình như Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC), Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam (CDC), Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Phát triển đô thị Hà Nội (HACID), Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng quốc tế An Phúc, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải Phía Nam (Tedi South). Bên cạnh các tổ chức tư vấn thiết kế truyền thống thì đã xuất hiện nhiều tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp BIM như: Công ty TNHH Tư vấn và ứng dụng công nghệ BIM Việt Nam (ViBIM), Công ty TNHH HSD Việt Nam, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư VTCO, Công ty TNHH Viasys VDC Việt Nam,….Việc ứng dụng BIM trong công tác thiết kế chủ yếu cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

 Nhà thầu thi công: Nhiều nhà thầu ứng dụng BIM vào giai đoạn đấu thầu, thi công xây lắp để kiểm soát khối lượng công việc, lập biện pháp tổ chức thi công, phát hiện và xử lý va chạm giữa các kết cấu trong giai đoạn thi công hoặc tăng trao đổi thông tin giữa các bên liên quan. Các công ty tiêu biểu như Công ty Cổ phần Tập Đoàn Xây dựng Hòa Bình, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1, Tông Công ty Cơ điện Xây dựng, Công ty Cổ phần Vinaconex 6. Việc ứng dụng BIM tại các đơn vị thi công thường gặp khó khăn hơn so với các tổ chức tư vấn thiết kế do nhân sự thường xuyên thay đổi, khó duy trì đội ngũ phụ trợ có kiến thức về BIM phù hợp, ổn định với công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng giải pháp mô hình thông tin công trình (bim) của autodesk vào quá trình thiết kế đường bộ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)