CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP MÔ HÌNH THÔNG
1.3 Thiết kế đường đô thị
1.3.1 Thiết kế giao thông
Xây dựng công trình giao thông đô thị phải phù hợp với hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Khi nghiên cứu quy hoạch thiết kế hệ thống giao thông đô thị phải đặt trong tổng thể không gian đô thị bao gồm khu trung tâm (nội thành, nội thị) và vùng phụ cận (ngoại thành, ngoại thị, các đô thị vệ tinh...); phải bảo đảm quy hoạch thiết kế đường, phố theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù.
Kết cấu công trình giao thông đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thích ứng với biến đổi khi hậu và mực nước biển dâng.
Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận tới các công trình xây dựng, tiếp cận các họng cấp nước chữa cháy.
Công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo quy định tại QCVN 10:2014/BXD.
Khi thiết kế đường phố trong đô thị phải xét đến đầu tư phân kỳ, mà phương án phân kỳ trên cơ sở phương án tương lai. Có thể phân kỳ nền đường, mặt đường, thoát nước, nút giao và các công trình giao thông khác trên nguyên tắc không giảm thấp cấp kỹ thuật, tận dụng tối đa những công trình đã làm ở giai đoạn trước, thuận lợi quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ. Phương án chọn là phương án có lợi hơn về kinh tế - kỹ thuật.
HV: Trần Quốc Hiệp MSHV: 1770645 1.3.1.1 Bình đồ tuyến
Bình đồ tuyến là hình chiếu bằng của tuyến đường và địa hình dọc theo tuyến đường. Bình đồ tuyến gồm 3 yếu tố tuyến chính là: đoạn thẳng, đoạn đường cong tròn và đoạn đường cong chuyển tiếp [34].
Khi thiết kế bình đồ tuyến đường đô thị cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau [35]:
Bình đồ tuyến phải thiết kế theo quy hoạch đã được duyệt về quy mô, cấp hạng của đường,…từ đó xem xét giải quyết chỗ ra, vào ở đầu và cuối tuyến phù hợp với cấp đường của các đường lân cận đã quy hoạch. Sau khi có cấp hạng của đường, định các chỉ tiêu kỹ thuật như tầm nhìn, bán kính tối thiểu đường cong,…trên cơ sở các điều kiện cụ thể về mọi mặt, gồm vị trí đường thiết kế trong mạng lưới chung của đô thị, điều kiện địa hình, điều kiện xây dựng, điều kiện giải phóng mặt bằng, hiện trạng các công trình lân cận có liên quan (công trình kiến trúc, khu bảo tồn, di tích lịch sử,…).
Phát huy tối đa chức năng cơ bản của đường: chức năng vận tải phù hợp với quy hoạch chung của mạng lưới.
Xét đầu tư phân kỳ trên nguyên tắc phương án phân kỳ phải bám sát phương án tương lai đã được phê duyệt, kết hợp với mặt cắt ngang.
1.3.1.2 Mặt cắt dọc
Trắc dọc tuyến đường thể hiện diễn biến thay đổi cao độ thiên nhiên và cao độ thiết kế của tuyến đường dọc tim đường [34]. Mặt cắt dọc đường được xác định theo tim đường phần xe chạy đối với đường có mặt cắt ngang đối xứng qua tim đường [22]. Khi đường phố có nhiều khối phần xe chạy hoặc phần xe chạy không đối xứng, mặt cắt dọc được thiết kế theo tim các phần xe chạy, hoặc mép mặt đường; Đường phố có đường sắt chung với đường ô tô thì cao độ đường đỏ được thiết kế theo đỉnh đường ray ngoài [26].
HV: Trần Quốc Hiệp MSHV: 1770645 Khi thiết kế trắc dọc đường đô thị cần đảm bảo các yêu cầu sau [35], [36]:
Luôn đảm bảo yêu cầu xe chạy an toàn, êm thuận, đạt tốc độ yêu cầu
Cao độ thấp nhất của mặt cắt dọc phải cao hơn cao độ mực nước ngập lụt, tuân thủ cao độ khống chế do quy hoạch đô thị đã xác định.
Cao độ thiết kế ở các ngã giao nhau trên đường nhất thiết phải theo cao độ quy định chung của tuyến đường đó.
Tại các vị trí đổi dốc của đường đỏ (điễm gãy) cần phải bố trí đường cong đứng với bán kính càng lớn càng tốt. Không nên dùng đường cong đứng lõm có bán kính nhỏ sẽ gây khó khăn cho vấn đề thoát nước.
Đảm bảo thoát nước mặt được dễ dàng, độ dốc dọc không nên lấy nhỏ hơn độ dốc quy định cho thoát nước (i ≥ 4%o). Trong trường hợp thiết kế độ dốc dọc nhỏ hơn quy định thì phải thiết kế rãnh biên hình răng cưa hay thay đổi độ dốc ngang phần xe chạy, lề đường sát rãnh biên trong phạm vi (0.5 ÷ 1m).
Đảm bảo yêu cầu bố trí công trình ngầm: độ cao của đường đỏ tại vị trí có bố trí công trình ngầm phải đảm bảo cho công trình ngầm có chiều dày đất đắp tối thiểu tùy theo loại công trình ngầm.
Luôn xem xét quan hệ giữa đường thiết kế với các đường phố lân cận, đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, mỹ quan khu vực tuyến thiết kế. Theo phương diện này, độ dốc dọc đường đô thị trong điều kiện thuận lợi nên chọn ≤ (1÷2)%, khi độ dốc đường lớn hơn yêu cầu phải nâng cao nền nhà 2 bên đường làm ảnh hưởng đến mỹ quan độ thị.
1.3.1.3 Mặt cắt ngang
Trắc ngang là hình chiếu các yếu tố của đường khi cắt vuông góc với tim đường ở mỗi điểm trên tuyến (ở vị trí các cọc) [34]. Mặt cắt ngang đường đô thị gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần xe chạy, hè đường, lề đường, phần phân cách (phần phân cách giữa, phần phân cách ngoài), phần trồng cây, các làn xe phụ... Tuỳ theo loại đường phố và nhu cầu cấu tạo từng vị trí mà có thể có đầy đủ hoặc không có đầy đủ
HV: Trần Quốc Hiệp MSHV: 1770645 các bộ phận này, tuy nhiên bộ phận không thể thiếu được trên mặt cắt ngang đường đô thị là phần xe chạy và lề đường [26].
Khi thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau [35]:
Đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt cho người và xe lưu thông trên đường .
Phải phù hợp với tính chất và công dụng của đường theo chức năng (chức năng giao thông và chức năng không gian) và loại đường.
Phải kết hợp chặt chẽ với điều kiện tự nhiên và các công trình xây dựng ở
hai bên, đảm bảo hợp lý tỷ lệ chiều cao công trình với bề rộng của đường H:B = 1:1,5 (2).
Phải đảm bảo yêu cầu thoát nước của đường, đồng thời kết hợp tốt với thoát nước toàn khu vực đường đi qua.
Phát huy tối đa tác dụng của dải cây xanh, tạo mỹ quan, môi trường bóng mát, an toàn giao thông.
Phải đủ không gian để đảm bảo bố trí được các công trình nổi và công trình ngầm trên đường.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu trước mắt và tương lai.