Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại quận Long Biên, Hà Nội

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 42 - 55)

2.2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của Quận Long Biên, Hà Nội có liên quan đến pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Ngày 6-11-2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP

"Về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội".

Những ngày đầu thành lập, quận Long Biên gặp rất nhiều khó khăn.

Kinh tế của quận phát triển chậm; thu ngân sách chỉ đạt 237 tỷ đồng. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn thiếu và yếu. Quản lý đô thị hạn chế, số công trình xây dựng được cấp phép mới đạt 15%. Bộ mặt đô thị cũng như nếp sống của người dân vẫn đậm chất nông thôn; tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 4%...8

Thực hiện chủ trương “tập trung phát triển đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp”, quận Long Biên đã đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng và phát triển đô thị

8 https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/quan-huyen/917343/long-bien---15-nam-xay-dung-va-phat-trien truy cập ngày 26/4/2020

36

làm tiền đề cho phát triển kinh tế. Chỉ sau gần 3 năm thành lập, Long Biên đã hoàn thành quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 về sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật, các quy hoạch chi tiết 1/500 ô đất chức năng và chỉ giới đường đỏ các tuyến đường...

Trên cơ sở này, quận xác định tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Tới năm 2019, quận Long Biên đã đầu tư gần 1.000 dự án với tổng vốn khoảng 9.000 tỷ đồng và thực hiện 34 dự án theo phân cấp nhiệm vụ chi của thành phố. Trong đó có 284 dự án đường giao thông; 175 dự án trường học, trạm y tế, 13 trung tâm văn hóa thể thao phường, hơn 200 nhà văn hóa tổ dân phố...

Quận Long Biên đã tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, góp phần đưa các dự án hạ tầng quan trọng trên địa bàn sớm đi vào sử dụng như: Cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù, quốc lộ 5 mở rộng, quốc lộ 1 đoạn từ cầu Chui đến cầu Đuống… Từ 2 tuyến đường trục chính đầu tiên, mạng lưới đường giao thông của quận ngày càng hoàn thiện, trở thành động lực phát triển. Đường sá mở mang đến đâu, đô thị và kinh tế phát triển đến đó… Các dự án ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư gần 32.000 tỷ đồng tạo nên các khu đô thị mới Vinhomes, Việt Hưng, Sài Đồng hay các bệnh viện đa khoa như Tâm Anh, Bắc Hà; sân golf Long Biên... Đặc biệt, hạ tầng thương mại, dịch vụ trên địa bàn ngày càng lớn mạnh với 4 trung tâm thương mại quy mô lớn (Aeon mall, Savico Megamall, Vincom, Mipec Long Biên), 12 siêu thị, 28 chợ dân sinh và hàng loạt khu vực chuyên doanh...

Số doanh nghiệp trên địa bàn tăng lên nhanh chóng, hiện nay quận có 7.600 doanh nghiệp, cao gấp gần 12 lần so với ngày đầu thành lập quận (647 doanh nghiệp). Tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, thu ngân sách năm 2019

37

của quận đạt khoảng 7.500 tỷ đồng, gấp 30 lần so với ngày đầu thành lập.9 Trong những năm tới, quận sẽ tiếp tục phối hợp hoàn chỉnh hệ thống các quy hoạch, nhất là quy hoạch phân khu đô thị R5, R6; Rà soát 200 ha đất chưa sử dụng theo quy hoạch phân khu N10; xây dựng kế hoạch chuyển đổi 90 ha cây trồng giai đoạn 2016-2020; tạo nguồn lực phát triển đô thị khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đuống; tập trung ưu tiên phát triển thương mại dịch vụ, quan tâm đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân.

2.2.2. Tình hình ban hành văn bản hướng dẫn về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Trước khi Luật Đất đai năm 2013 ban hành, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng trên cơ sở quy định của Luật Đất đai năm 2003 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngày 29/11/ 2013 Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014, để thực hiện triển khai đồng bộ các quy định của Luật Đất đai trên phạm vi cả nước, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó áp dụng trên địa bàn quận Long Biên:

- Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 và Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 về việc sửa đổi, bổ sung quy định kèm theo Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành

9 https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/quan-huyen/917343/long-bien---15-nam-xay-dung-va-phat-trien truy cập ngày 26/4/2020

38

phố về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019.

- Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về việc ban hành quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thay thế cho các quyết định nói trên.

Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về việc Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 15/2016/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.

- Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 về Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội thay thế cho 2 quyết định trên.

Bảng 1: Giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT Tên khu vực Đồng

Bằng Trung Du Miền núi 1

- Các phường thuộc các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long

Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân

252 000

đ/m2

39

- Các phường thuộc quận Hà Đông:

Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Quang Trung, Vạn Phúc, Phúc La, Mộ Lao, Văn Quán, Kiến Hưng, Hà Cầu, La Khê, Phú La, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú

Lương, Phú Lãm và diện tích bên tả Sông Đáy của phường Đồng Mai - Phía bờ Đông (bên tả) sông Nhuệ

thuộc quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm

Bảng 2: Giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày31/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT Tên khu vực Đồng

Bằng Trung Du Miền núi

1

- Các phường thuộc các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long

Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân

252 000

- Các phường thuộc quận Hà Đông:

Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Quang Trung, Vạn Phúc, Phúc La, Mộ Lao, Văn Quán, Kiến Hưng, Hà Cầu, La Khê, Phú La, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú

Lương, Phú Lãm và diện tích bên tả Sông Đáy của phường Đồng Mai - Phía bờ Đông (bên tả) sông Nhuệ

thuộc quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm

Mức giá này đã được thay đổi và nâng lên mức cao hơn so với thời gian

40

dài trước đó (từ 2015 đến 2019). Và hàng năm UBND thành phố đều có bảng giá điều chỉnh giá các loại đất trên địa bàn. Tuy nhiên khi áp dụng giá đất nhất là giá đất nông nghiệp còn có ý kiến của người dân cho rằng giá bồi thường chưa sát với giá thực tế trên thị trường. Mức giá đất áp dụng từng dự án, việc bồi thường, hỗ trợ nhìn chung vẫn dựa trên các quy định chung mà thiếu đi sự căn cứ vào tình hình thực tế. Nhìn chung, trong giai đoạn chuyển tiếp này, tuy đã quan tâm đến việc quy định các nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp song để đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm triển khai hiệu quả luật Đất đai thì thành phố Hà Nội cần hoàn thiện hơn nữa các quy định này.

2.2.3. Tình hình bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại quận Long Biên, Hà Nội

Năm 2019 trên địa bàn Quận triển khai công tác GPMB thực hiện 60 dự án, trong đó 18 DA chuyển tiếp, 03 DA đã có thông báo thu hồi đất, 10 DA ngoài ngân sách và 29 DA đăng ký triển khai năm 2017, kết quả thực hiện cụ thể: Phê duyệt1100 phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với diện tích 15.66 ha, tổng tiềnbồi thường hỗ trợ 351 tỷ đồng, di chuyển 269 ngôi mộ, giao tái định cư 129 hộ với diện tích 6.110 m2, tiếp nhận 309 đơn, trong đó có 199 đơn khiếu nại, 110 đơn kiến nghị, đã giải quyết xong: 276 đơn, theo dõi thực hiện 16 vụ việc có hiệu lực pháp luật, đã giải quyết xong 09 vụ việc, ban hành 62 quyết định cưỡng chế quyết định thu hồi đất, đã tổ chức cưỡng chế đối với 16 hộ, 46 hộ sau khi vận động đã bàn giaomặt bằng. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc liên quan đến áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Trung tâm đã thammưu UBND quận Long Biên 15 tờ trình báo cáo, Thành phố đã xem xét giải quyết 12 tờ trình, còn 03 tờ

41

trình Liên ngành Thành phố đang xem xét, giải quyết10.

Trong giai đoạn 2015 – 2020, quận Long Biên đã thu hút đầu tư và cấp phép triển khai các dự án lớn trên địa bàn quận. Thu hồi đất để làm dự án phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trở thành một đề tài rất nóng trên cả phương diện chính trị và kinh tế. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, trong những năm vừa qua, trên địa bàn quận Long Biên đã thu hồi hàng trăm ha đất ở và đất nông nghiệp cho các dự án như: Dự án đại siêu thị Aeon mall của tập đoàn Him Lam, dự án Sân golf Long Biên của tập đoàn Him Lam, dự án Khu biệt thự Vinhome Riverside của tập đoàn Vingroup…

- Nhóm dự án trọng điểm do quận Long Biên làm chủ đầu tư như sau:

+ Dự án Xây dựng HTKT phục vụ đấu giá QSD đất phường Long Biên:

Đã thu hồi mặt bằng 322 hộ đất nông nghiệp, đã phê duyệt phương án đối với 38 hộ dân xây nhà trên đất nông nghiệp, phê duyệt phương án đối với 23 hộ đất ở.

+ Dự án Xây dựng tuyến đường 25m Trường Pháp: Đã phê duyệt, tổ chức chi trả tiền, nhận bàn giao mặt bằng 78 hộ đất ở.

+ Dự án Xây dựng tuyến đường 25m Cự Khối: Đã phê duyệt, chi trả tiền, thu hồi MB đối với 153/153 hộ đất nông nghiệp và xây nhà trên đất nông nghiệp, phê duyệt, tổ chức chi trả tiền, nhận bàn giao mặt bằng đối với 22 hội đất ở.

+ Dự án Xây dựng tuyến đường 21m phần bổ sung chỉ giới: Phê duyệt phương án, tổ chức chi trả tiền đối với 24 hộ đất ở.

+ Bên cạnh nhóm các dự án trọng điểm, nhóm các dự án xử lý tồn tại cũng được UBND Quận quan tâm giải quyết như: Xây dựng tuyến đường từ ngã ba sông cầu bây đến đường 40m phường Sài Đồng, Phúc Lợi; xây dựng

10 Báo cáo số 143/BC-TTPTQĐ ngày 07/11/2019 của Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Long Biên

42

trường THCS Ngọc Thụy 2 tại ô quy hoạch A4/THCS2, phường Ngọc Thụy;

XD HTKT ô đất phường Bồ Đề C2-2/CCDVO2, xây dựng HTKT ô QH C3- 6/LX8 phường Cự Khối...

- Nhóm dự án vốn ngoài ngân sách

Thời gian vừa qua, trên địa bàn quận tiếp tục triển khai công tác GPMB nhóm 10 dự án vốn ngoài ngân sách: Nhóm dự án do công ty CP Himlam, Công ty Khai Sơn, Tập đoàn Vingroup... làm chủ đầu tư, công tác GPMB cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ, kết quả cụ thể như sau:

+ Dự án khu công viên CNTT: Đã phê duyệt toàn bộ phương án, tổ chức chi trả tiền, giao đất TĐC cho các hộ, tiếp nhận toàn bộ MB đối với các hộ dân đất ở tại phường Phúc Đồng.

+ Dự án Vinhome Riverside 2: Đã kiểm đếm, phê duyệt phương án đối với 41 hộ, giao đất TĐC cho 31 hộ.

+ Nhóm dự án: Bãi xe Tư Đình, Khu nhà ở Himlam, Khu nhà ở Ao Trũng, Ngọc Lâm... chủ yếu giải quyết tồn tại.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên địa bàn quận Long Biên vẫn còn một số vụ việc gây bức xúc cho người dân khiếu nại kéo dài khi bồi thường đất nông nghiệp như sau:

(i) Quận Long Biên đã ban hành các văn bản về việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân tại ô đất có kí hiệu C2-2/THPT1 (thuộc phường Bồ Đề) để thực hiện Dự án xây dựng Trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân. Dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn SSG (Tập đoàn SSG) làm nhà đầu tư11.

Người dân nơi đây cho rằng, Dự án xây dựng Trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân là một hình thức đầu tư kinh doanh giáo dục thuần túy (với mức học phí dao động từ 142 – 394 triệu đồng/1 học sinh/1 năm) chứ không vì lợi

11 https://baotainguyenmoitruong.vn/co-so-phap-ly-nao-de-quan-long-bien-thu-hoi-gan-4-ha-dat- vang-roi-giao-cho-doanh-nghiep-303284.html truy cập ngày 25/4/2020

43

ích quốc gia, công cộng. Chính vì thế, người dân phản đối việc nhà nước đứng ra thu hồi đất, hỗ trợ bồi thường với mức giá rẻ 1,5 triệu đồng/1m2 đất nông nghiệp (bao gồm tất cả các khoản bồi thường).

Tại văn bản trả lời người dân ngày 30/5/2017, lãnh đạo Sở TN&MT TP.

Hà Nội cho biết, dự án nêu trên thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2003. Cụ thể là căn cứ vào Khoản 3, Điều 2, Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 điều chỉnh, bổ sung Khoản 2, Điều 36, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 (quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế) nêu rõ: “Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công cộng bao gồm các công trình giao thông, điện lực, thuỷ lợi, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, giáo dục, đào tạo, văn hoá, khoa học kỹ thuật, y tế, thể dục, thể thao, chợ”.

Tuy nhiên, tại văn bản gửi UBND quận Long Biên ngày 22/9/2017, Giám đốc Sở TN&MT TP. Hà Nội cho biết, Dự án xây dựng Trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2003 nhưng lại không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Sở TN&MT TP. Hà Nội căn cứ vào khoản 60, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai đã tham mưu cho UBND TP. Hà Nội tổng hợp dự án này vào danh mục bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2017 quận Long Biên và danh mục các dự án thu hồi đất năm 2017 để trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt. Hiện dự án này đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tại Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 nên dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất.

44

Như vậy, dự án ban đầu được xác định không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 nhưng thành phố Hà Nội chỉ cần một vài quy trình, thủ tục thì dự án này đã nghiêm nhiên được “hô biến” thành một dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất.

Vấn đề mà nhiều hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng Trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân quan tâm hiện nay là cơ sở nào để chính quyền Hà Nội cho rằng dự án trên thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003? Và tại sao dự án vốn được xác định là không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 nhưng cuối cùng, HĐND TP. Hà Nội vẫn “hô biến” thành dự án nhà nước thu hồi đất?

Tại buổi làm việc giữa đại diện một số đơn vị liên quan của quận Long Biên và PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Âu Duy Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Long Biên cho biết, dự án đã được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 17/4/2012. Thời điểm đó việc thu hồi đất vẫn được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, ông Cường cũng như các chuyên viên của Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Long Biên trốn tránh không làm rõ cơ sở pháp lý nào để chứng minh dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2003. Đại diện quận Long Biên cũng không chứng minh được dự án trên được xây dựng nhằm mục đích vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, những vị này phải thừa nhận dự án được xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn của Tập đoàn SSG và hiện chưa có quyết định nào thể hiện việc sau khi doanh nghiệp này thực hiện xong dự án sẽ bàn giao lại cho cơ quan nhà nước quản lý và số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư dự án cũng chưa có phương án hoàn vốn hay khấu trừ?!

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)