Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tiến trình phát triển tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia phát triển như Việt Nam. Kéo theo đó là sự chuyển đổi nhanh chóng mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp đang bị suy giảm mạnh do đô thị hóa:
quỹ đất nông nghiệp được chuyển thành đất công nghiệp, xây dựng và giao thông. Vấn đề lớn đặt ra đối với các quốc gia như Việt Nam là làm sao cân đối giữa việc giữ gìn an ninh lương thực quốc gia, giữ được quỹ đất nông nghiệp cho nông dân, đảm bảo cuộc sống cho họ sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp với việc phát triển kinh tế.
Thu hồi đất nông nghiệp không chỉ đơn giản làm chấm dứt quan hê ̣pháp luâṭ đất đai giữa người sử dụng đất nông nghiệp vớ i Nhà nước mà còn ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, kéo theo những hệ lụy về mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Là một nước nông nghiệp nhưng diện tích đất đai bình quân đầu người lại thấp trên thế giới (khoảng 0,25 ha đất nông nghiệp/
người)13, viêc ̣ xử lý hài hòa, cân bằng lợi ích của các bên không hề đơn giản, có tới 70% khiếu kiêṇ trong liñh vực đất đai mà chủ yếu là do không giải quyết thỏa đáng các hậu quả của việc thu hồi đất.
Về phương diện ổn định chính trị: Vấn đề đất đai, đất nông nghiệp luôn
13 Huỳnh Bửu Sơn (2015), “Nông nghiệp Việt Nam làm sao để phát triển”, Báo điện tử Doanh nhân sài gòn, ngày 15/6/2015
55
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Nếu không giải quyết tốt các chính sách, pháp luật về đất đai có thể phát sinh những điểm nóng, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn về chính trị. Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, quyền và lợi ích trực tiếp, trước mắt của người sử dụng đất bị xâm hại, họ không chỉ mất quyền sử dụng đất, mà còn mất nguồn sống, mất việc làm, phải thay đổi môi trường sống và làm việc. Những phản ứng gay gắt của người dân, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị, dễ bị kẻ xâu lợi dụng, tạo phản ứng thái quá với chính quyền. Việc giải quyết tốt công tác bồi thường, hỗ trợ sẽ có được sự nhất trí, đồng thuận của người dân không chỉ trong việc quản lý đất đai mà còn đối với các chính sách phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước, góp phần duy trì, ổn định về chính trị.
Về phương diện ổn định kinh tế - xã hội: Việc thu hồi đất nông nghiệp vô hình chung sẽ ảnh hưởng đến lao động, việc làm, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phương hướng sản xuất, cơ cấu lao động… cũng như văn hóa, nếu sống cộng đồng của địa phương. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực là những tác động tiêu cực như mất tư liệu sản xuất, mất việc làm, không có thu nhập, kéo theo những hệ lụy là tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam “nông dân là những người nghèo nhất nhưng cùng với quá trình hiện đại hóa đất nước, họ đã bị kéo vào vòng xoáy của sự nghèo đói”. Chính vì vậy, song song với việc thu hồi đất, Nhà nước thực hiện tốt bồi thường đối với người có đất bị thu hồi sẽ giúp họ và các thành viên trong gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung cho sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống. Nhờ vậy mà kinh tế, bộ mặt văn hóa nông thôn sẽ có những chuyển biến tích cực. Khi mà chuyển dịch đất đai từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp là một nhu cầu phát triển
56
thì một đòi hỏi tất yếu là phải có những quy định pháp luật, những chính sách cụ thể để bảo đảm ổn định xã hội trong quá trình chuyển dịch đất đai, đặc biệt là việc hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Làm sao để bảo đảm hài hòa các lợi ích chính trị, kinh tế - xã hội, cân bằng lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật đất đai trong xu hướng hiện nay.
Các chế định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng luôn được nhà nước quan tâm. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn mười năm triển khai, thi hành Luật Đất đai năm 2003 khi xây dựng Luật Đất đai năm 2013, những quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đã được chú trọng sửa đổi, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất như quy định nguyên tắc bồi thường về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất; quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất; Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: đất nông nghiệp… Những thay đổi này đã thực sự phù hợp, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi hay chưa cần có sự kiểm nghiệm thực tế triển khai trong một thời gian nhất định. Dù trong hoàn cảnh nào, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nói riêng, pháp luật về quản lý đất đai nói chung luôn cần được xem xét, hoàn thiện để đạt được hiệu quả áp dụng cao nhất.
Từ việc hoàn thiện các chế định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn mười năm triển khai, thi
57
hành Luật Đất đai năm 2003 khi xây dựng Luật Đất đai năm 2013, những quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã được chú trọng sửa đổi, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất như quy định nguyên tắc bồi thường về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất;Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất; Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở… Những thay đổi này đã thực sự phù hợp, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi hay chưa cần có sự kiểm nghiệm thực tế triển khai trong một thời gian nhất định. Dù trong hoàn cảnh nào, pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nói riêng, pháp luật về quản lý đất đai nói chung luôn cần được xem xét, hoàn thiện để đạt được hiệu quả áp dụng cao nhất.