CHƯƠNG 4: CHUẨN HÓA QUY TRÌNH HIỆN TẠI
1.12 Xác định vấn đề
Để tiến tới việc tái bố trí nguồn lực, thì việc chuẩn hóa quy trình hiện tại phải được thực hiện trước hết.
Hình 0.1 Biểu đồ SIPOC của quy trình đánh bóng và mạ
Như hình trên ta thấy, các yếu tố cần thiết phải được chuẩn hóa bao gồm:
− Loại máy đánh bóng trong quy trình mạ
− Thời gian đánh bóng cho từng dạng bề mặt.
Vì vậy ta tiến hành thực nghiệm để đưa ra quy trình chuẩn cho đánh bóng trước khi vào mà. Quá trình chuẩn hóa được thực hiện qua các bước như sau:
1.12.1 Xây dựng yếu tố đo lường
Chính việc chưa xác định được yếu tố đo lường giá trị chất lượng trước khi đi vào bể mạ dẫn đến chưa thống nhất quy trình đánh bóng bằng máy TT45 hay máy big barel. Sau khi tham khảo ý kiến từ các bộ phận liên quan và được đề xuất giá trị Roughness Average hay còn gọi là độ nhám bề mặt chính là yếu tố cần được đo lường và kiểm soát trước khi vào bể mạ
Nhám bề mặt hay còn gọi là độ bóng bề mặt. Bề mặt chi tiết sau khi gia công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà có những mấp mô. Những mấp mô này là kết quả của quá trình biến dạng dẻo của lớp bề mặt chi tiết khi cắt gọt lớp kim loại, là ảnh hưởng của chuyển động khi cắt, là vết lưỡi cắt để lại trên bề mặt gia công và của nhiều nguyên nhân khác nữa...
34
Tuy vậy, không phải toàn bộ những mấp mô trên bề mặt đều thuộc về nhám bề mặt, mà nó là tập hợp những mấp mô có bước tương đối nhỏ và được xét trong giới hạn chiều dài chuẩn (là chiểu dài của phần bề mặt được chọn để đo nhám bề mặt).
− Những mấp mô có tỉ số giữa bước mấp mô (p) và chiều cao mấp mô (h) ≤ 50 thuộc nhám bề mặt, mấp mô có chiều cao h3
− Những mấp mô mà 50 ≤ p/h ≤ 1000 thuộc sóng bề mặt, mấp mô có chiều cao h2
− Những mấp mô mà p/h > 1000 thuộc sai lệch hình dạng, mấp mô có chiều cao h1
− Nhám bề mặt được đánh giá bằng độ nhấp nhô của profin được tạo thành bởi giao tuyến giữa bề mặt thực và mặt phẳng vuông góc với bề mặt thực. Chuẩn để đánh giá nhám là các yếu tố hình học được xác định trong phạm vi chiều dài chuẩn l, được tính toán so với đường trung bình của profin bề mặt.
− Đường chuẩn có hình dáng của prôfin danh nghĩa của bề mặt. Chia prôfin thực trong phạm vi chiều dài chuẩn l sao cho tổng bình phương khoảng cách từ các điểm của prôfin thực tới đường này là nhỏ nhất. Theo một cách khác đường chuẩn là đường chia prôfin thực làm hai phần có tổng diện tích các đỉnh lồi và đáy lõm bằng nhau F1+F3+F5=F2+F4+F6 (hình 4.1)
− Chiều dài chuẩn là phần chiều dài của bề mặt chi tiết được lựa chọn để đo độ nhám. Không có sự tham gia của các loại nhấp nhô khác có bước lớn hơn chiều dài chuẩn l. Tiêu chuẩn qui định chiều dài tiêu chuẩn có các trị số sau 0,01; 0,03; 0,08; 0,25; 0,8; 2,5; 8; 25 mm
Hình 0.2 Đường chuẩn và chiều dài tiêu chuẩn
35
− Trung bình sai lệch số học của biên độ (prôfin) Ra: là sai lệch trung bình số học các giá trị tuyệt đối của sai lệnh profin trong khoảng chiều dài chuẩn. Sai lệnh profin là khoảng cách giữa các điểm đến đường trung bình.
− Chiều cao trung bình theo 10 điểm Rz: Là chiều cao trung bình của 5 khoảng cách từ 5 đỉnh cao nhất đến 5 đáy thấp nhất của nhám tính trong phạm vi chiều dài chuẩn.
Hình 0.3 Nhấp nhô bề mặt tính theo RA 1.12.2 Xây dựng con mẫu đại diện
Hiện tại nhà máy có rất nhiều mẫu mã sản phẩm khác nhau, nếu tiến hành thực nghiệm trên tất cả mã hàng sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy bộ phận kỹ thuật đã đề xuất xây dựng con mẫu. Con mẫu đại diện cho 3 loại bề mặt: phẳng, lồi và lõm.
Với mỗi dạng bề mặt ta tiến hàng khảo sát giá trị RA với 6 loại kích thướng 1mm, 2mm, 3mm, 4mm, 5mm, 8mm và 10mm.
36