CHƯƠNG 1. 1.1. Tổng quan lớp phủ thực vật và môi trường
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lý Sơn được thành lập từ năm 1993 theo Quyết định số 337/HĐBT ngày 01/01/1993 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) trên cơ sở tách từ huyện Bình Sơn. Huyện Lý Sơn bao gồm hai đảo: đảo lớn là đảo Lý Sơn (hay còn gọi là Cù Lao Ré) và đảo nhỏ (hay còn gọi là Cù Lao Bãi Bờ. Đảo lớn (đảo Lý Sơn) có hai xã gồm xã An Vĩnh và xã An Hải với diện tích 9,7 km2, có hơn 25 km đường bờ biển và có mật độ dân số hơn 2.000 người/km2.
Hình 1.2. Vị trí địa lý đảo Lý Sơn
17
Nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng 28 km. Toàn bộ diện tích đảo nằm trong kinh độ từ 109005’30’’ đến 109009’00’’, vĩ độ từ 15022’30’’ đến 15023’30’’ (Hình 1.2). Đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển phía đông của Việt Nam, có tiềm năng phát triển du lịch và lưu giữ nhiều tài liệu quý và truyền thống văn hóa phi vật thể về bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đảo Lý Sơn nằm trên tuyến đường biển vận tải Bắc Nam và là con đường vận tải đường biển ra quốc tế của khu vực trọng điểm miền Trung thông qua cửa khẩu Dung Quất. Đảo cách đường hàng hải quốc tế 90 hải lý, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 121 hải lý; cách quần đảo Trường Sa hơn 445 hải lý.
Bên cạnh đó, điểm cơ sở A10 (có vĩ độ 15023’1’’ , kinh độ 109009’0’’) dùng để xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam (theo Tuyên bố ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) nằm trên đảo Lý Sơn. Do đó, đảo Lý Sơn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
1.3.1.2. Thổ nhưỡng, đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên trên đảo là 9,34km2. Trong đó đất nông nghiệp là 4,13 km2, chiếm 44,2 %. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người chỉ ở mức 191,2 m2/người. Đất ngông nghiệp trên đảo Lý Sơn rất thích hợp cho trồng cây hành và tỏi. Đây là hai loại nông sản có chất lượng nổi tiếng từ lâu trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, đất nông nghiệp trên đảo Lý Sơn còn canh tác một số loại nông sản khác như các loại cây họ đậu, mè, dưa hấu,…với quy mô nhỏ và chủ yếu phục vụ một phần nhu của người dân trên đảo. Điểm đặc biệt trên đảo Lý Sơn là điều kiện thổ nhưỡng không thể canh tác được cây lúa. Đảo Lý Sơn có những loại đất chính sau:
Đất đỏ: vì đảo Lý Sơn được hình thành dựa trên sự phun trào của núi lửa lên toàn đảo có diện tích đất đỏ hơn 845,0 ha, chiếm 84,76 % diện tích. Đây là nguồn
18
tài nguyên đặc biệt quan trọng trên đảo. Đất đỏ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Đất cát biển: là thành phần đất có diện tích lớn thứ hai trên đảo với 1110,0 ha, chiếm hơn 11 % diện tích trên đảo. Đất cát biển phân bổ xung quanh đảo và tập trung chủ yếu ở bờ phía Tây-Nam của đảo Lý Sơn.
Đất cát ven biển: có diện tích 42ha, chiếm 2,1% diện tích của đảo Lý Sơn, chủ yếu phân bố ở ven đảo, phần tiếp giáp với mặt biển.
Chính sự kết hợp của đất đỏ và đất cát biển trong canh tác nông nghiệp giúp cho sản phẩm nông nghiệp trên đảo Lý Sơn có giá trị và chất lượng riêng biệt, nổi trội so với các vùng miền khác trên cả nước.
Bảng 1.1. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất của khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2018.
(Đơn vị: ha) Mục đích sử
dụng đất 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đất nông
nghiệp 396 543 344 344 344 344 572 424 413
Đất lâm
nghiệp 148 148 148 148 148 148 146 116 144
Đất dân cư 65 65 65 65 65 65 69 70 70 Khác 355.2 208.2 407.5 407.5 407.5 407.5 186.5 363.5 344.1
Tổng 1032 1032 1032 1032 1032 1032 1041 1041 1039
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lý Sơn, 2019).
Đất khác bao gồm các loại mục đích sử dụng gồm: Đất chuyên dùng (đất cơ quan, công trình sự nghiệp, đất an ninh, quốc phòng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng), Đất chưa sử dụng (đẩt bằng, đất đồi núi
19
chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây), Đất tôn giáo, tín ngưỡng, Đất nghĩa trang, nghĩa địa và Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
1.3.1.3. Điều kiện khí tượng, thủy văn
Đảo Lý Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trên vùng biển nhiệt đới nóng ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau). Đảo Lý Sơn nằm trên vĩ độ thấp nên thuộc nhóm đảo có số giờ nắng dồi dào trong năm cao (1.895,8 giờ nắng/năm, ở năm 2018). Chế độ khí hậu trên đảo Lý Sơn phụ thuộc vào vùng ven biển từ Đà Nẵng đến Bình Định, so với các khu vực trong đất liền thì đảo có lượng mưa nhỏ hơn, số ngày mưa ít hơn nhưng có độ ẩm không khí cao hơn (trên 83 %). Mùa khô ở Lý Sơn kéo dài đầu tháng 4 đến cuối tháng 8; mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến đầu cuối tháng 2 hằng năm, lượng mưa trong mùa mưa chiếm hơn 70 % tổng lượng mưa cả năm ( 2.095,8 mm/năm, ở năm 2018). Tốc độ gió trung bình/ năm trên đảo ở mức thấp so với các đảo khác (trung bình khoảng 1,5 m/s). Tuy nhiên vào thời gian hoạt động của gió mùa Đông Bắc (từ đầu tháng 9 đến tháng 12), tốc độ gió đạt mức cao hơn, khoảng 10 m/s và đạt mức 30-40 m/s khi có sự xuát hiện của áp thấp nhiệt đới và bão. Tốc độ gió cao gây ảnh hưởng lớn đến lớp phủ thực vật cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đảo.
Bảng 1.2. Một số yếu tố thời tiết tại đảo Lý Sơn Năm Nhiệt độ trung bình
(độ C)
Lượng mưa (mm)
Độ ẩm trung bình (%)
1990 24,47 1.284,0 86
1991 26,03 1.531,9 85
1992 24,93 883,3 87
1993 27,02 1.559,9 85
1994 26,75 875,4 85
1995 27,37 1.385,2 85
20
1996 26,44 1.456,0 85
1997 25,97 1.718,3 83
1998 27,62 890,2 86
1999 24,67 1.370,9 85
2000 25,08 1.341,8 85
2001 27,76 1.343,4 86
2002 27,45 1.464,0 87
2003 26,37 1.097,0 84,9
2004 26,13 642,0 83,8
2005 29,15 1.044,0 86
2006 26,73 2.289,0 83,6
2007 26,44 2.629,0 84,6
2008 27,63 2.605,0 84,4
2009 28,04 3.236,0 82,9
2010 27,07 2.843,0 85,0
2011 26,00 2.102,6 86,3
2012 28,24 1.457,4 85,2
2013 27,99 2.246,1 87,1
2014 27,27 2.254,7 85,7
2015 28,38 1.922,1 84,3
21
2016 28,03 2.052,0 87,8
2017 27,93 2.891,9 86,1
2018 28,08 2.095,8 84,6
(Nguồn: Niêm giám thống kê Huyện Lý Sơn các năm).