CHƯƠNG 3. 3.1. Hiện trạng bề mặt khu vực nghiên cứu
3.5. Đề xuất giải pháp
Từ những kết quả được phân tích ở mục 3.3 và 3.4 có thể thấy rõ mối quan hệ giữa lớp phủ thực vật với yếu tố môi trường. Vì vậy những giải pháp được đề xuất dưới đây sẽ góp phần tăng diện tích và “chất lượng” lớp phủ thực vật trên đảo.
Giải pháp 1. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương
Công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao khi có sựu kết hợp giữa Kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân. Vì thế, chính quyền địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết vấn đề đất đai, an ninh xã hội, đồng thời có giải pháp tuyên truyền, răng đe các hành vi vi phạm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động công trình, khác thác sử dụng tài nguyên rừng.
0 200 400 600 800
0 5 10 15 20 25 30 35
Ngàn người
Tỷ đồng
Năm
Doanh thu từ kinh doanh du lịch Vận chuyển hành khách
89
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, lồng ghép vào các chương trình, chính sách.
- Cường độ và mật độ của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới đi qua địa phương ngày tăng làm thay đổi chất lượng rừng. Chính vì vậy, các giải pháp đưa ra để thực hiện một cách có hiệu quả cần có sự tham gia của chính quyền địa phương, cơ quan quân đội đóng quân trên trên diện tích đất lâm nghiệp kết hợp ý kiến đóng góp của người dân địa phương.
Bên cạnh công tác bảo vệ rừng, chính quyền địa phương cần có những hoạt động cụ thể trong công tác trồng bổ sung rừng, trồng mới cây xanh tại những khu vực đồi trống nhằm tăng diện tích và chất lượng lớp phủ thực vật.
Giải pháp 2. Triển khai mô hình đồng quản lý diện tích đất lâm nghiệp
Bên cạnh vai trò quản lý của chính quyền địa phương đối với diện tích đất lâm nghiệp , cần tận dụng việc tham gia quản lý của cộng đồng đối với nguồn tài nguyên này. Với vai trò vừa là người gián tiếp sử dụng, vừa là người quản lý và bảo vệ đất lâm nghiệp, cộng đồng địa phương sẽ chứng minh rằng đất lâm nghiệp sẽ được quản lý tốt hơn nếu có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định. Do đó, việc lựa chọn các giải pháp dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu trong thời điểm hiện tại là một sự chọn lựa tối ưu, vừa tận dụng được nguồn lực đông đảo vừa nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển đất lâm nghiệp. Để áp dụng giải pháp này cho đảo Lý Sơn, các hành động sau cần được thực hiện:
− Xây dựng các mô hình bảo vệ diện tích đất lâm nghiệp với sự tham gia của người dân. Xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về đất lâm nghiệp.
− Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về quản lý đất lâm nghiệp ở địa phương, cơ sở. Thành lập các tổ, hội, hoạt động để cộng đồng có thể tham gia một cách hợp pháp sử dụng ổn định diện tích đât lâm nghiệp phục vụ phát triển sản xuất.
90
− Đối với mô hình đồng quản lý, cộng đồng không chỉ đơn giản đến và góp ý kiến cho đánh giá ban đầu đối với một mô hình thích ứng nào đó, hay lựa chọn người quản lý, mà họ nên tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn công nghệ hay loại hình cảnh báo thiên tai, đánh giá hiệu quả các mô hình thích ứng mà họ được sử dụng, quản lý chi phí và giám sát thực hiện.
− Cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột trong sử dụng đất lâm nghiệp.
− Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường
Giải pháp 3. Vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng
Lớp phủ thực vật trên đảo cũng có một phần nằm trên diện tích đất thuộc quyền sử dụng của người dân. Do đó, chính quyền địa phương cần có những hoạt động tuyên truyền đến với người dân trong công tác quản lý và bảo vệ lớp phủ thực vật trên địa bàn địa phương. Trong đó chú trọng đến:
Khuyến khích người dân hạn chế phá bỏ cây trong khuôn viên của hộ gia đình.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên rừng; Lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ cây xanh vào tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục.
Vận động người dân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp liên tịch trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường;
91
Tăng cường vai trò của các tổ chức hội như: Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội chữ Thập đỏ.... trong công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân;
Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng đối với việc bảo vệ cây xanh, rừng.
Giái pháp 4. Xây dựng hồ chứa nước tại lòng núi Giếng Tiềng và Hòn Sỏi Công trình Hồ chứa nước trên núi Thới Lới đã chứng minh hiệu quả trong việc cung cấp nguồn nước thường xuyên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và lớp phủ thực vật quanh núi. Giúp lớp phủ thực vật phát triển tốt hơn và ít chịu tác động từ các yếu tố môi trường hơn. Bên cạnh đó, địa hình lòng núi Giếng Tiềng và lòng núi Hòn Sỏi trên địa bàn xã An Vĩnh đều có hình dạng lòng chảo tương tự như núi Thới Lới. Vì vậy, các công trình hồ chứa nước trong lòng núi Giếng Tiềng và núi Hòn Sỏi cũng cần được đánh giá và xem xét để tiến hành xây dựng.
92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn đã tìm được xu hướng thay đổi của lớp phủ thực vật và các chỉ số môi trường trên đảo Lý Sơn dựa vào số liệu viễn thám liên tục trong 28 năm trên nền tảng điện toán đám mây, từ năm 1990 đến 2018. Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn đi đến các kết luận chính sau:
Hiện trạng lớp phủ thực vật trên khu vực nghiên cứu chia thành 2 nhóm chính gồm nhóm thực vật thường xuyên (chiếm 15% diện tích) và thực vật mùa vụ (chiếm 50% diện tích) với mức độ thay đổi diện tích lớp phủ thực vật giữa 2 nhóm này qua mùa khô và mùa mưa hơn 500 ha.
Xu hướng chung của lớp phủ thực vật trong thời gian 1990-2018 có chiều hướng tăng. Giá trị NDVI trung bình toàn khu vực tăng 45% kể từ năm 1990 đến 2018. Trong đó, mức tăng của giá trị NDVI chủ yếu đến từ diện tích cây lâu năm và rừng. Ngược lại, đối với khu vực khu dân cư, giá trị NDVI trung bình hằng năm của khu vực này giảm đáng kể.
Lớp phủ thực vật và nhiệt độ bề mặt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tại một thời điểm nhất định nhưng yếu đi trong chuỗi thời gian dài nhiều năm do chịu sự phân tán bởi các yếu tố môi trường khác như lượng mưa, gió,… và các hoạt động của con người. Mối quan hệ này đặc trưng bởi điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu là đảo nằm giữa đại dương cách xa đất liền.
Hoạt động của con người ảnh hưởng đến lớp phủ thực vật cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Lớp phủ thực vật tại các khu dân cư giảm dần như là một nhu cầu cần thiết trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong cho việc phát triển thực vật và giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động của kiểm lâm tại địa phương cũng góp phần đáng kể trong việc phát triển lớp phủ thực vật tại các khu vực đất lâm nghiệp/ rừng.
93
2. Kiến nghị
Dựa vào những kết luận trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:
Tăng cường công tác bảo vệ, quản lý rừng/ đất lâm nghiệp. Tăng diện tích rừng thông qua các chương trình trồng rừng hằng năm.
Việc phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi người dân phải thực hiện các công tác xây dựng công trình nhằm phục vụ kinh tế và nhu cầu cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có thể vận động người dân tái trồng cây xanh, cây lău năm trên phần dịch tích đất còn trống (nếu còn trống) nhằm bù đắp lại phần diện tích cây xanh bị suy giảm do việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.
3. Một số hạn chế của luận văn và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
Do hạn chế về thời gian, kinh phí , nguồn lực và khoảng cách địa lý nên Luận văn chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu chính là sự thay đổi của lớp phủ thực vật thông qua chỉ số Khác biệt thực vật (NDVI).
Do vậy, trong tương lai cần có các nghiên cứu tiếp theo về tính thích nghi khí hậu của các loài cây trồng trên đảo. Đặc biệt trong thời kỳ khí hậu biến đổi theo hướng cực đoan. Công trình hồ chứa nước trên đỉnh núi Thới Lới đã cho thấy được tính hiệu quả trong phát triển lớp phủ thực vật tại khu vực chân núi nói riêng và cả đảo Lý Sơn nói chung. Do đó, cần nghiên cứu thêm về tính khả thi về cây dựng hồ chứa nước trong lòng núi Giếng Tiền và núi Hòn Sỏi trên địa bàn xã An Vĩnh.
94
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
STT Kết quả Thời gian công bố
Hội nghị khoa học quốc tế
01 Nguyễn Tăng Có và Trần Thị Vân (2019). Change of Vegetation cover and its relationship with Enviromental factors, a case study on Ly Son, The 7th Joint Symposium on Chemistry, Environment, Natural Sciences and Technologies (pp. 77–81). Ho Chi Minh, Viet Nam, ISBN 978-604-73-7097-9.
Ngày 25/10/2019
95