Các công cụ thống kê cơ bản

Một phần của tài liệu Một số đề xuất cải tiến thời gian giao hàng tại công ty tnhh nghiên cứu và triển khai quang lượng tử việt mỹ (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.9 Các công cụ thống kê cơ bản

Công cụ thống kê là phương tiện hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ thống kê cơ

bản đã được Giáo sư Ishikawa áp dụng thành công cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong những năm 1960 của thế kỷ XX và đã đưa sản phẩm hàng hoá của Nhật Bản cạnh tranh được với hàng hoá của Mỹ và các nước Tây Âu.

Sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát quá trình đảm bảo cho việc ra quyết định có căn cứ thực tế và khoa học, giúp giải thích được tình hình hoạt động một cách đúng đắn, phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây ra sai sót để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

2.9.1 Lưu đồ (Flow charts)

Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả, có thể biết được các quá trình tiến hành như thế nào, sơ đồ này dùng để phân tích việc xử lý nguyên vật liệu và chi tiết trong suốt giai đoạn xử lý kỹ thuật. Trạng thái thay đổi nguyên vật liệu hay chi tiết qua các giai đoạn khác nhau được thể hiện bằng các ký hiệu. Và chúng ta có thể dựa vào lưu đồ để tiến hành cải tiến ở các chức năng về nhân sự, quản lý.

2.9.2 Bảng kiểm tra (Check sheets)

Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan. Đây là một dạng lưu trữ đơn giản một số phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện.

Phiếu kiểm tra thường được sử dụng để: Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất

­ Kiểm tra các dạng khuyết tật

­ Kiểm tra vị trí các khuyết tật

­ Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm

­ Kiểm tra xác nhận công việc

2.9.3 Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

Biểu đồ tần số đôi khi được gọi là biểu đồ cột hay biểu đồ phân bố mật độ, là một tóm tắt bằng hình ảnh về sự biến thiên một số liệu. Bản chất hình ảnh của biểu đồ tần số cho phép chúng ta nhận thấy những mẫu thống kê dễ dàng hơn khi nhìn chúng trong một bảng số thông thường.

2.9.4 Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)

Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các nguyên nhân/nhân tố ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm. Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý. Lưu ý là cần sử dụng biểu đồ Pareto để phân tích nguyên nhân và chi phí do các nguyên nhân đó gây ra.

Áp dụng nguyên tắc 80/20 của Pareto : 80% vấn đề trong công việc phát sinh từ 20%

nguyên nhân chủ đạo.

Trong quản lý chất lượng, cũng thường nhận thấy rằng:

• 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên.

• 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra tình trạng không có chất lượng.

2.9.5 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

Biểu đồ phân tán, còn được gọi là biểu đồ quan hệ hay biểu đồ phân bố, là một công cụ rất hiệu quả để đánh giá mối quan hệ giữa hai biến hay các đặc tính trong phân tích tần số. Nghĩa là sự thay đổi của một đặc tính có khả năng dự báo sự thay đổi của đặc tính khác.

2.9.6 Biển đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

Biểu đồ nhân quả hay còn gọi là biểu đồ xương cá được Giáo sư K.Ishikawa của trường Đại học Tokyo xây dựng năm 1943, đây là một phương pháp để phân tích quy trình. Các dạng biểu đồ nhân quả:

Biểu đồ nhân quả dạng 5M hay còn gọi là 5M1E bao gồm các yếu tố sau gây ra vấn đề trong quy trình hoạt động:

Hình 2-1 Biểu đồ nhân quả dạng 5M1E

Vấn đề Đo lường

Phương pháp Nguyên liệu

Môi trường

Máy móc Con người

Biểu đồ nhân quả theo quá trình: trong dạng biểu đồ này hàm chứa quy trình sản xuất.

2.9.7 Biểu đồ kiểm soát (Control chart)

Mục đích của biểu đồ kiểm soát là nhận xét quá trình có chứa nguyên nhân đặc biệt hay không để từ đó hướng đến sự ổn định của hệ thống.

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở trên, tôi sẽ kết hợp với các số liệu thực tế thu thập được tại công ty Quang lượng tử Việt – Mỹ để nghiên cứu và phân tích về các yếu tố gây trễ hàng.

Một phần của tài liệu Một số đề xuất cải tiến thời gian giao hàng tại công ty tnhh nghiên cứu và triển khai quang lượng tử việt mỹ (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)