Tình hình nợ xấu trung và dài hạn:

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ.doc (Trang 26 - 31)

Trong các khoản nợ xấu, thì nợ xấu trung và dài hạn cũng chiếm một tỷ trọng nhất định:

Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu trung và dài hạn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 92,988 55 52,169 50,86 32,587 48,66 Trung hạn 76,081 45 50,402 49,14 34,377 51,34 Dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tổng 169,069 102,571 66,964

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Tỷ đồng 2008 2009 Năm Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ xấu tín dụng theo thời gian

Qua bảng và đồ thị trên ta thấy, tỷ trọng nợ xấu tín dụng trung hạn trên tổng nợ xấu có xu hướng cao hơn tỷ trọng nợ xấu tín dụng ngắn hạn trên tổng nợ xấu và cũng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2008 là 45 %, năm 2009 là 49,14 %, năm 2010 là 51,34 %, không có nợ xấu trong tín dụng dài hạn. Với sự tăng trưởng của tín dụng trung hạn của ngân hàng thì các khoản nợ được đánh giá không đủ tiêu chuẩn và nằm trong nhóm nợ xấu của ngân hàng cũng tăng theo. Các khoản nợ dài hạn không có nợ xấu, do thời gian cho vay dài, số lượng cho vay bị hạn chế theo đó chu trình cho vay được thực hiện cẩn thận và nghiêm túc. Tuy vẫn ở mức độ cho phép, nhưng ngân hàng nên chú ý hơn trong việc thẩm định trước cho vay và kiểm soát chặt chẽ hơn trong quá trình cho vay, theo dõi và đôn đốc đối với các khoản nợ sắp đáo hạn để giảm các khoản nợ quá hạn của ngân hàng.

2.3.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Tỉnh Phú Thọ. nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Tỉnh Phú Thọ.

Mục tiêu chính của các ngân hàng khi thực hiện các dịch vụ nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là thu nhập. Thu nhập từ tín dụng được xác định dựa trên chênh lệch lãi suất đầu vào (lãi suất huy động vốn) và lãi suất đầu ra( lãi suất cho vay), gọi chung là lãi. Tình hình lãi từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng như sau:

Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lãi từ tín dụng trung và dài hạn 297,059 322,319 500,630

Lãi từ tín dụng 729,324 619,880 911,556

Tăng tuyệt đối tín dụng trung và dài hạn - 25,26 178,311 Tăng tương đối tín dụng trung và dài hạn (%) - 8,5 53,32 Tỷ trọng lãi tín dụng trung và dài hạn / lãi tín

dụng (%) 40,73 52 54,92

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ)

Lãi từ tín dụng trung và dài hạn

297,059322,319 322,319 500,630 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 2.5: Lãi thu từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt khi lãi thu từ hoạt động này luôn dương và cao. Lãi thu từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn năm 2009 là 322,319 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2008, là do năm 2009, cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng, áp dụng trần lãi suất cho vay, chênh lệch lãi suất hai đầu bị thu hẹp, có lúc ngân hàng phải huy động với lãi suất cao trong khi chỉ có thể cho vay với lãi suất chênh lệch tối đa 2%. Năm 2010, thu nhập tín dụng trung và dài hạn là 500,630 tỷ đồng, tăng 53,32 % so với năm 2009, có điều này là do ngân hàng đã thực hiện lãi suất thỏa thuận với cho vay trung và dài hạn giúp cho ngân hàng có thể gia tăng lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động từ đó gia tăng lãi, lãi tăng cùng với tốc độ tăng của tín dụng trung và dài

hạn của ngân hàng. Tỷ trọng lãi từ tín dụng trung và dài hạn trên tổng lãi hoạt động tín dụng cũng tăng theo các năm, năm 2008 chiếm 40,73 %, năm 2009 chiếm 52 %, năm 2010 chiếm 54,92 %, điều này khẳng định vai trò quan trọng của tín dụng trung và dài hạn trong việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

2.4. Đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Những kết quả đạt được của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ.

Năm 2008 – 2010 là năm nền kinh tế có nhiều biến động, cùng với sự nỗ lực của cả mạng lưới NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả đáng kể sau:

Một là, khối lượng tín dụng trung và dài hạn tăng, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn được khống chế ở mức độ an toàn, dưới 52 %/ năm, con số này vừa đảm bảo khả năng an toàn của ngân hàng tránh những rủi ro tín dụng vừa tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Lãi thu từ tín dụng trung và dài hạn cũng tăng do các chi nhánh đã bám sát định hướng mục tiêu và kế hoạch kinh doanh để đầu tư đạt hiệu quả và có chất lượng. Duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống; nắm bắt thời cơ, điều chỉnh kịp thời lãi suất cho vay thỏa thuận theo quy định của Thống đốc NHNN, tháo gỡ được khó khăn cơ bản, nâng được chênh lệch lãi suất hai đầu, cải thiện được tình hình tài chính.

Hai là, ngân hàng đã có chiến lược khách hàng tốt

Ngân hàng đã có những chính sách, chiến lược để thu hút hấp dẫn khách hàng như: Phân loại khách hàng, chính sách ưu đãi lãi suất, tư vấn cho khách hàng tới gửi tiền và vay vốn ngân hàng. Duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống bằng chính sách ưu đãi riêng, khuyến khích khách hàng tiềm năng trong việc tạo lập uy tín, tăng cường mối quan hệ…

Ba là, vận dụng lãi suất cho vay linh hoạt, ngay cả khi các ngân hàng khác trên địa bàn chạy đua lãi suất, tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức cao thì NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ vẫ duy trì lãi suất ở mức hợp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay. Điều chỉnh lãi suất kịp thời với các thành phần kinh tế theo sự chỉ đạo có căn cứ vào lãi suất thị trường, đảm bảo lợi ích cho khách hàng và Ngân hàng.

Bốn là, với nguồn vốn dồi dào, ngân hàng đã tận dụng triệt để các nguồn huy động vốn từ VNĐ cũng như USD để cho vay với lãi suất hợp lý (chi nhánh vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất trong việc đi vay và cho vay), đảm bảo đúng quy định của ngân hàng cấp cao hơn, phù hợp với quy định sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn của NHNN.

Năm là, ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành sớm các thủ tục xin vay được nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng đang từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn.

Sáu là, tại các chi nhánh của ngân hàng đã lựa chọn được những cán bộ giỏi, có tài, có trách nhiệm với công việc, nhiệt tình công tác, ngân hàng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, giám sát và kiểm tra đội ngũ cán bộ tín dụng của các chi nhánh cấp dưới. Đối với các dự án lớn vượt thẩm quyền của chi nhánh cấp dưới, cán bộ có thẩm quyền đã kịp thời xuống xét duyệt cho vay để không bỏ lỡ khách hàng tốt.

2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh những mặt đạt được thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số tồn tại sau:

Một là, nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ cho vay

Ngân hàng sử dụng nguồn tiền huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn và sử dụng 30 % vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nhưng thực tế nguồn huy động trung và dài hạn đang chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm, như vậy nếu chỉ sử dụng những nguồn vốn huy động này thì không thể đáp ứng kịp tốc độ tăng tín dụng trung và dài hạn.

Hai là: chất lượng công tác thẩm định chưa cao

Quy trình thẩm định tín dụng chưa đầy đủ các bước, ngân hàng nên chú ý phối hợp với chính quyền địa phương (trưởng khu, xã, phường…) trong việc thẩm định phương án, dự án vay vốn, tư cách, năng lực tổ chức quản lý hoạt động SXKD và tài sản đảm bảo…của khách hàng vay vốn, từ đó giúp công tác thu hồi nợ được tốt hơn.

Ba là: nợ xấu tín dụng trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

Năm 2010, tuy nợ xấu hoạt động giảm còn 1,31 % nhưng tỷ trọng nợ xấu tín dụng trung hạn trên tổng nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng cao (51,34 %), nợ xấu giảm chủ yếu do xử lý rủi ro. Bên cạnh đó ngân hàng chưa thực hiện đầy đủ công tác phân tích đánh giá biến động của các yếu tố môi trường để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Bốn là, trong công tác thẩm định các dự án trung và dài hạn, quy trình xét

duyệt cho vay các dự án trung và dài hạn đã thực hiện tốt, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu đầu tư cho rất nhiều dự án do đó đòi hỏi các cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để thẩm định các dự án lớn, với dây chuyền công nghệ phức tạp. Trong khi các cán bộ tín dụng của ngân hàng hiện nay lại chuyên trách khá nhiều khâu trong quá trình thẩm định, thiếu sự chuyên môn nên chất lượng thẩm định sẽ không cao, gây căng thẳng cho cán bộ tín dụng, hơn nữa còn có thể không chớp được thời cơ kinh doanh, đôi khi đưa đến quyết định đầu tư không hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác thẩm định, dẫn đến sai sót trong việc xác định kỳ hạn, thời hạn trả nợ gốc, trong công tác thẩm định (đặc biệt là về khả năng tài chính và tài sản bảo đảm), công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay tại một số chi nhánh chưa được chú trọng, quan tâm đúng mực.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Có những tồn tại trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ.doc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w