Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa quản lý công nghiệp đại học bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 92)

Chương IV: Phân tích kết quả nghiên cứu

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khám phá ra các nhân tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa QLCN đại học Bách Khoa Tp.HCM. Đề tài đã xây dựng mô hình gồm năm nhân tố, tuy nhiên kết quả phân tích cuối cùng cho thấy chỉ có bốn nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và gắn kết của sinh viên: (1) Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; (2) Chất lượng đội ngũ quản lý và hỗ trợ; (3) Chất lượng đội ngũ giảng viên; (4) Ý thức học tập của bản thân sinh viên. Sau đây là thảo luận từng yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hửng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa QLCN.

74

4.5.1.Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo

Bng 4.22: Đánh giá sinh viên v cu trúc và ni dung chương trình đào to Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo Mean Std. Deviation Chương trình được phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý

thuyết và thực hành 3,21 0,829

Phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của khoa 3,36 0,807

Là nhất quán với nhau 3,55 0,716

Chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế của công việc 3,39 0,849

Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết 3,46 0,895

Nội dung chương trình đào tạo luôn cập nhật 3,52 0,828 Phương Pháp giảng dạy kích thích tính sáng tạo sinh viên 3,20 0,816

Đánh giá về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo. Sinh viên đánh giá ở mức khá với 2 biến “Là nhất quán với nhau” (mean = 3,55), “Nội dung chương trình đào tạo luôn cập nhật” (mean = 3,52). Các yếu tố khác còn lại sinh viên chỉ đánh giá ở mức trung bình khá như: “Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết” (mean

= 3,46), “Chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế của công việc” (mean = 3,39), “Phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của khoa” (mean =3,36), “Chương trình được phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành” (mean = 3,21). Như vậy, thực tế đào tạo hiện nay, các sinh viên phần lớn họ học lý thuyết với những môn học có nội dung khá mới và luôn được giảng viên cập nhật, nhưng những kiến thức đó ít phù hợp với nhu cầu thực tế (mean = 3,39), thời gian thực hành và cọ xát với thực tế thì quá ít (mean = 3,21). Muốn đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sát với thực tế, các sinh viên cần có nhiều hơn nữa những bài học từ tình huống thực tiễn và thời gian thực hành, ứng dụng kiến thức đã học.

75

4.5.2.Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ

Bng 4.23: Đánh giá ca sinh viên v đội ngũ qun lý và h tr

Đội ngũ quản lý và hổ trợ Mean Std. Deviation Cán bộ quản lý khoa giải quyết các vấn đề của

sinh viên với hiệu quả cao 3,35 0,745

Cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên

3,58 0,839

Cán bộ nhân viên của khoa nhiệt tình với sinh

viên 3,45 0,855

Cán bộ nhân viên của khoa vui vẻ với sinh viên 3,38 0,862 Cán bộ nhân viên của khoa tôn trọng sinh viên 3,56 0,826 Các khiếu nại của sinh viên được khoa giải

quyết thoả đáng 3,43 0,792

Nhìn chung sinh viên đánh giá mức trung bình về đội ngũ quản lý và hổ trợ của khoa QLCN hiện nay. Sinh viên đánh giá cao yếu tố “Cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên” (giá trị mean cao nhất = 3,58). tiếp theo là yếu tố “Cán bộ nhân viên của khoa tôn trọng sinh viên” (giá trị mean= 3,56). tiếp theo là yếu tố “Cán bộ nhân viên của khoa nhiệt tình với sinh viên” (giá trị mean= 3,45), tiếp theo là yếu tố

“Các khiếu nại của sinh viên được khoa giải quyết thoả đáng” (giá trị mean= 3,43), tiếp theo là yếu tố “Cán bộ nhân viên của khoa vui vẻ với sinh viên” (giá trị mean=

3,38) và cuối cùng là yếu tố “Cán bộ quản lý khoa giải quyết các vấn đề của sinh viên với hiệu quả cao” (giá trị mean= 3,35). Như vậy mặc dù được đánh giá cao về cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên, nhưng cần xây dựng kế hoạch một cách linh hoạt, có tính dự báo trên cơ sở định kỳ tổ chức thu thập ý kiến góp ý của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Tăng cường đội ngũ hổ trợ nhằm đáp ứng công tác giám sát, kiểm tra thường xuyên hoạt động của sinh viên để có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch đổi mới công tác quản lý của khoa trong quá trình Dạy - Học giúp khoa hoàn thành sứ mạng, mục tiêu đề ra.

76

4.5.3.Chất lượng đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và sinh viên, chuyển tải những bài học cho sinh viên, dìu dắt sinh viên từng bước ứng dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy, quá trình dạy - học phải được tổ chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm. Bảng 4.24 mô tả kết quả đánh giá của sinh viên về đội ngũ giảng viên.

Bng 4.24: Đánh giá sinh viên v đội ngũ ging viên

Đội ngũ giảng viên Mean Std. Deviation

Có kinh nghiệm thực tiễn quản trị 3,94 0,820

Nhiệt tình, có trách nhiệm 4,03 0,793

Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên 4,12 0,754

Chuyên môn vững vàng 4,09 0,761

Nhìn chung sinh viên đánh giá cao về đội ngũ giảng viên của khoa hiện nay.

Sinh viên đánh giá cao yếu tố “Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên”

(giá trị mean cao nhất = 4,12). Tiếp theo là yếu tố “Chuyên môn vững vàng” (giá trị mean= 4,09) và yếu tố “Nhiệt tình, có trách nhiệm” (giá trị mean= 4,03). Đây là ba yếu tố quan trọng và cần thiết nhất theo đánh giá của sinh viên. Sinh viên đánh giá giảng viên “Có kinh nghiệm thực tiễn quản trị” (giá trị mean = 3,94). Như vậy mặc dù được đánh giá cao về trình độ chuyên môn và lòng nhiệt tình, nhưng các giảng viên hiện nay sinh viên vẫn đánh giá là ít kiến thức thực tiễn.

Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều giảng viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống: thầy giảng - đọc và trò ghi chép một cách thụ động. Cũng có nhiều giảng viên soạn bài và sử dụng máy chiếu (overhead projector), nhưng lúc giảng lại chỉ đơn thuần đọc những nội dung ghi theo bài giảng đã soạn nên làm cho không khí lớp học khá “buồn ngủ”. Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như bài tập nhóm, ứng dụng thảo luận, trình bày và giải quyết các tình huống thực tế trên lớp được áp dụng còn khá ít. Đây là một vấn đề cần lưu ý để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu người học.

77

4.5.4.Ý thức học tập của bản thân sinh viên

Bng 4.25: Đánh giá ca sinh viên v ý thc ca bn thân trong quá trình hc tp

Ý thức của bản thân trong quá trình học tập Mean Std. Deviation

Có thái độ học tập nghiêm túc 3,67 0,829

Tham gia tích cực trong giờ học 3,48 0,785

Ý thức rõ về yêu cầu học tập 3,76 0,652

Có mục đích học tập rõ ràng 3,81 0,777

Có định hướng tương lai rõ ràng 3,73 0,963

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến nhà trường, ý thức người học là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa lớn đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên, là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa kết quả người học này với người học khác.

Nhìn chung, sinh viên trong khoa có ý thức học tập là tốt, họ có mục đích học tập rõ ràng (mean = 3,81), họ luôn có ý thức rõ về yêu cầu học tập (mean = 3,76), cùng với định hướng tương lai đã xác định trước (mean = 3,73). Đây là một tín hiệu rất tốt cho khoa, chúng ta chỉ cần tập trung cải thiện và nâng cao hơn nữa các chỉ số chất lượng về đội ngũ quản lý và hổ trợ, giảng viên và cơ sở vật chất để đáp ứng lỗ lực học tập của người học hiện nay.

Yếu tố bị đánh giá thấp nhất trong ý thức người học đó là “tham gia tích cực trong giờ học” (mean = 3,48). Có thể nói rằng yếu tố này vốn thuộc về văn hóa đất nước, tinh thần tôn sư trọng đạo, người học luôn chỉ muôn tập trung lắng nghe thầy cô giảng dạy, chưa mạnh dạn đưa ý kiến đóng góp, tham gia bài giảng. Như vậy giảng viên cần có biện pháp khuyến khích và kích thích sự tham gia vào bài giảng trong giờ học của các sinh viên hơn nữa.

78

4.5.5.Sự hài lòng

Bng 4.26: Đánh giá ca sinh viên v s hài lòng

Sự hài lòng Mean Std. Deviation

Hoàn toàn hài lòng khi học tại khoa 3,61 0,782

Kết quả học tập tại khoa đáp ứng được kỳ vọng 3,35 0,776 Tham gia học tập tại khoa là một trải nghiệm tốt 3,74 0,736 Quyết định theo học tại khoa là một lựa chọn đúng đắn 3,76 0,829 Khi có nhu cầu học tiếp, Khoa sẽ là nơi nghĩ đến đầu tiên 3,50 0,892 Giới thiệu khoa cho những ai tham khảo ý kiến 3,69 0,812

Đánh giá của sinh viên về sự hài lòng. Sinh viên đánh giá ở mức khá với 2 biến “Quyết định theo học tại khoa là một lựa chọn đúng đắn” (mean = 3,76),

“Tham gia học tập tại khoa là một trải nghiệm tốt” (mean = 3,74). Các yếu tố khác còn lại sinh viên chỉ đánh giá ở mức trung bình khá như: “Giới thiệu khoa cho những ai tham khảo ý kiến” (mean = 3,69), “Hoàn toàn hài lòng khi học tại khoa”

(mean = 3,61), “Khi có nhu cầu học tiếp, Khoa sẽ là nơi nghĩ đến đầu tiên” (mean = 3,50), “Kết quả học tập tại khoa đáp ứng được kỳ vọng” (mean = 3,35). Sự hài lòng có tác động rất lớn đến sự gắn kết của sinh viên. Sinh viên gắn kết với khoa khi họ hài lòng với các yếu tố của chất lượng đạo tạo đại học. Sinh viên hài lòng sẽ có xu hướng nói tốt về khoa hay giới thiệu khoa cho những người khác.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sự hài lòng của sinh viên có tác động cao đến sự gắn kết đạo đức (beta = 0,609) và có tác động tương đối đến sự gắn kết tình cảm (beta = 0,378).

79

Một phần của tài liệu Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa quản lý công nghiệp đại học bách khoa thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)