II.5.1 Cơ sở lý luận.
Để xây dựng bản đồ người làm bản đồ phải có những kiến thức cơ bản về bản đồ, tuân thủ theo các quy định, cần xác định đƣợc yếu tố nội dung cũng nhƣ mục tiêu, mục đích và hiệu quả truyền thông của bản đồ. Ngoài ra đối với bản đồ chuyên đề, người làm bản đồ cần chú ý đến một số vấn đề cơ bản sau:
+ Trên bản đồ chuyên đề có sự phân chia nội dung chính và nội dung phụ.
Nội dung chính là nội dung chuyên đề, nội dung phụ là các yếu tố cơ sở địa lý.
+ Bản đồ chuyên đề đi sâu vào nội dung bên trong của hiện tƣợng, đi xa hơn những đặc điểm địa lý đơn thuần như hiện tượng địa chất, địa vật lý trọng trường .v.v.
+ Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ vì nó quyết định chất lượng sản phẩm bản đồ. Khi chọn lựa phương pháp phù hợp nó sẽ làm tăng hiệu quả truyền thông, diễn đạt đƣợc nhiều nội dung và cung cấp đƣợc nhiều thông tin có giá trị từ bản đồ.
+ Xây dựng dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu.
+ Chọn lựa hình thức thể hiện.
Ngoài ra khi xây dựng bản đồ chuyên đề cần quan tâm đến các yếu tố phụ trợ nhƣ: biểu đồ, hình ảnh, bài viết .v.v. nhằm truyền đạt thông tin đƣợc rõ ràng hơn, nhiều hơn.
II.5.2. Lựa chọn phương pháp thể hiện.
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ là phương thức chuẩn vận dụng hệ thống ký hiệu, màu sắc, đường nét .v.v. để diễn đạt các đối tượng, hiện tượng khác nhau về mặt nội dung cũng nhƣ về phân bố trong không gian.
Theo đặc tính phân bố của hiện tượng trong không gian gồm điểm, đường, vùng chúng ta có một số phương pháp chính như sau: Phương pháp ký hiệu, phương pháp biểu đồ định vị, phương pháp đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng, phương pháp đồ giải, phương pháp nền chất lƣợng .v.v. Dựa vào đặc điểm của dữ liệu, mục đích của việc xây dựng bản đồ .v.v.
để lựa chọn phương pháp thể hiện bản đồ thích hợp.
17 II.5.3 Phân nhóm dữ liệu.
Phân nhóm dữ liệu là một trong những động tác cần phải thực hiện khi xây dựng bản đồ bằng các phương pháp thể hiện bản đồ như phương pháp nền chất lượng, phương pháp biểu đồ, phương pháp đồ giải .v.v. Nhằm mục đích cuối cùng là cho sản phẩm bản đồ tốt nhất. Tốt nhất ở đây là phù hợp nhất với yêu cầu, đặc điểm của bản đồ, đối tƣợng sử dụng .v.v. mà các yếu tố này luôn thay đổi trong mỗi trường hợp cụ thể.
II.5.3.1 Các phương pháp phân nhóm dữ liệu.
Các phương pháp phân nhóm dữ liệu thông dụng hiện nay: phương pháp chia đều nhau (Equal Intervals); Phương pháp chia đối tượng bằng nhau (Equal Count);
Phương pháp chia phần bằng nhau (Quantile); Phương pháp dùng độ lệch chuẩn (Standard deviation); Phương pháp dùng dãy cấp số cộng; Phương pháp chọn mốc theo độ chênh lệch dữ liệu (Natural Break); Phương pháp chia tối ưu George Jenk.
Nhà bản đồ học Terry Slocum đưa ra bản đánh giá chung các phương pháp phân nhóm dữ liệu mà ta có thể tham khảo khi chọn lựa phương pháp.
Chia đều khoảng
Chia đều giá
trị
Dùng độ
lệch chuẩn Dùng độ chênh
lệch
Chia tối ƣu theo
Jenk Thể hiện đƣợc phân
bố thực tế của dữ liệu Kém Kém Tốt Tốt Rất tốt Dễ hiểu nguyên tắc Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Tốt Dễ tính toán Rất tốt Rất tốt Rất tốt Rất tốt Tốt
Dễ hiểu chú giải Rất tốt Kém Tốt Kém Kém
Biên của khoảng ở chú giải trùng với khoảng chia
Kém Rất tốt Kém Rất tốt Rất tốt Dùng đƣợc cho dữ
liệu thứ tự Không Tạm Không Không Không
Hỗ trợ việc xác định
số nhóm cần chia Kém Kém Kém Kém Rất tốt
Bảng 2 - Đánh giá cách phân nhóm dữ liệu, nguồn [16, trang 76]
18 II.5.3.2 Xác định số nhóm.
Hiện nay, việc xác định số nhóm khi thể hiện bản đồ nói riêng và trong lý thuyết phân tích cụm nói chung vẫn còn là bài toán không có cách giải và kết quả chính xác duy nhất.
Dựa vào nghiên cứu của Bertin, người ta đề nghị số nhóm chia như sau [16, trang 64]:
+ Dữ liệu sẽ thể hiện bằng ký hiệu phân bố theo điểm: 2-4 nhóm + Dữ liệu sẽ thể hiện bằng ký hiệu phân bố theo tuyến: 2-4 nhóm + Dữ liệu sẽ thể hiện bằng ký hiệu phân bố theo vùng: 4-9 nhóm
Tuy nhiên, việc phân chia số nhóm thường theo quan điểm chủ quan của mỗi người, không có cơ sở định hướng. Người ta thường khảo sát dữ liệu về cách phân bố chung của dữ liệu, cũng như mối tương quan cụm giữa các đối tượng trước khi chia nhóm, để có thêm cơ sở xác định số nhóm.
Ngoài ra, khi thực hiện phân nhóm cũng cần quan tâm đến giá trị đặc biệt thông qua việc xác định các giá trị ấy, xử lý sơ bộ, rồi phân chia nhóm. Và sau mỗi phép phân nhóm, cần kiểm định kết quả một cách định lƣợng để có cơ sở đánh giá, lựa chọn.
II.5.4 Lựa chọn cách thức thể hiện nội dung bản đồ.
Giai đoạn này quyết định sự đƣợc mất của cả quá trình xây dựng bản đồ cũng như hiệu quả truyền thông của bản đồ. Nó chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người xây dựng bản đồ bởi tùy thuộc vào khả năng chuyên môn, khiếu thẩm mỹ cũng nhƣ mức độ am hiểu về nội dung của bản đồ để thể hiện tốt các nội dung lên bản đồ. Do vậy chúng ta phải chú ý đến việc phân loại theo đặc điểm phân bố của các hiện tƣợng và các yếu tố khác nhƣ màu sắc, dạng ký hiệu, kích cỡ ký hiệu, vị trí đặt các ký hiệu, tính logic .v.v.
Ngoài ra khi lựa chọn hình thức thể hiện bản đồ cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức truyền thông, đảm bảo sự hài hòa giữa thông tin và ký hiệu.
Đặc biệt khi sử dụng ký hiệu bản đồ chúng ta cần phải nhận thức rằng ký hiệu chính là ngôn ngữ của bản đồ. Sử dụng đúng ký hiệu, nó sẽ làm sáng tỏ đƣợc các nội dung chúng ta quan tâm nhƣ: đối tƣợng, đặc điểm của đối tƣợng và vị trí của đối tƣợng.