1.1 Khái quát đặc điểm địa chất bể Cửu Long
1.1.5 Hệ thống dầu khí
1.1.5.1 Đá sinh:
Ở bể Cửu Long có ba tầng được xác định là đá mẹ đó là Miocen dưới, Oligocen trên, Oligocen dưới.
Võ Thị Thúy An 10 Bảng 1. 1: Các thông số chủ yếu của đá mẹ sinh dầu bể Cửu Long:
- Tầng Miocen dưới vật chất hữu cơ kém phong phú hơn cả, Kerogen thuộc loại III là chính, có ưu thế sinh condensate và khí. Vật chất hữu cơ chưa trưởng thành và được tích luỹ trong môi trường nước lợ, khử yếu.
- Tầng Oligocen trên có chất lƣợng vật chất hữu cơ tốt hơn cả, Kerogen thuộc loại I và II, ít loại III. Có ƣu thế sinh dầu. Đá mẹ chứa vật chất hữu cơ bắt đầu trưởng thành và được tích luỹ trong điều kiện môi trường cửa sông vũng vịnh, khử.
- Tầng Oligocen dưới: đá mẹ đã trưởng thành, ở khu vực sâu hơn 3280m có dấu hiệu đá mẹ đạt mức trưởng thành muộn (Ro=0,8÷1,35%), ở đây cường độ sinh dầu và giải phóng chúng ra khỏi đá mẹ mạnh, đặc biệt đối với các cấu tử trung bình và nặng.
Trong bể trầm tích Cửu Long, dầu đƣợc cung cấp vào các bẫy chứa chủ yếu là trong các tập trầm tích thuộc Oligocen dưới và phần đáy Oligocen trên.
1.1.5.2 Đá chứa:
Căn cứ vào đặc tính hệ thống dầu khí và đặc điểm chắn chứa của các phát hiện dầu khí, trong bể Cửu Long đƣợc phân ra làm 5 đối tƣợng chứa dầu khí: đá móng nứt nẻ trước Đệ tam, đá phun trào Oligocen, cát kết Oligocen dưới, cát kết Oligocen trên và cát kết Miocen dưới.
Móng trước Đệ tam gồm đá magma xâm nhập như granitoid và một phần không đáng kể đá biến chất. Móng granitoid là đối tƣợng chứa dầu khí quan trọng nhất, độ rỗng trong móng thay đổi từ 0,5 – 3%, có nơi 5%, giá trị trung bình vào khoảng 1,7%.
Võ Thị Thúy An 11 Dầu khí cũng đƣợc phát hiện trong đá phun trào có cấu trúc chủ yếu là hang hốc, đôi khi nứt nẻ, nằm trong lát cắt trầm tích tuổi Oligocen.
Cát kết chứa dầu tập Oligocen dưới cũng là một trong những đối tượng thăm dò, khai thác chính trên mỏ Bạch Hổ và Rồng. Cát kết thạch anh, feldspar hạt thô màu xám, nâu xám, có nguồn gốc đồng bằng bồi tích, sông ngòi, phát triển ở cánh cấu tạo, nằm gắn vào móng bào mòn.
Cát kết chứa dầu Oligocen trên, là cát arkose xám sáng, nâu vàng xen lớp mỏng với sét, bột kết, đá vôi và than thành tạo trong môi trường đầm hồ, đồng bằng, sông ngòi.
Cát kết chứa dầu Miocen dưới có nguồn gốc sông ngòi, đồng bằng và biển nông ven bờ.
Khả năng chứa của đá trầm tích từ trung bình đến tốt, độ rỗng thay đổi từ 12 – 23%. Ở độ sâu trên 2500m, độ rỗng ít thay đổi, từ 2500m trở xuống độ rỗng thay đổi rất lớn do phụ thuộc vào môi trường trầm tích. Các vỉa cát kết tuổi Oligocen có độ sâu trên 3000m và cho lưu lượng dòng thấp.
1.1.5.3 Đá chắn:
Bể Cửu Long có thể phân thành 4 tầng chắn chính: một tầng chắn khu vực và ba tầng chắn địa phương.
- Tầng chắn khu vực: tập sét thuộc nóc tầng Bạch Hổ còn gọi là tập sét Rotalid khá sạch và phát triển khắp bể, chiều dày khá ổn định khoảng 180 – 200m, là tầng chắn tốt cho cả dầu và khí.
- Tầng chắn địa phương I: là tầng sét tạp, biển nông, nằm phủ trực tiếp trên các vỉa sản phẩm 23, 24,… Chiều dày tầng chắn dao động từ 60 – 150m. Đây là tầng chắn tốt, phát triển rộng khắp trong phần trũng sâu của bể.
- Tầng chắn địa phương II: tầng sét thuộc hệ tầng Trà Tân giữa và trên, phát triển chủ yếu trong phần trũng sâu của bể, chiều dày dao động mạnh từ 0 đến vài trăm m, có nơi trên nghìn m. Sét phân lớp dày có khả năng chắn tốt và là tầng chắn
Võ Thị Thúy An 12 quan trọng của bể nó quyết định sự tồn tại các bẫy chứa là móng nứt nẻ trước Kainozoi.
- Tầng chắn địa phương III: tầng sét thuộc hệ tầng Trà Cú và là tầng chắn mang tính cục bộ, diện tích phân bố hẹp. Sét có khả năng chắn khá tốt.
1.1.5.4 Di cư và nạp bẫy:
- Di cư: sau khi dầu đƣợc sinh ra chúng đƣợc di chuyển từ các tập đá mẹ vào các tập đá chứa bằng các con đường khác nhau. Trên đường di chuyển dầu có thể đƣợc giữ lại và trở thành những tích tụ hydrocarbon, nếu tại đó tồn tại yếu tố chắn kín, ngƣợc lại chúng bị phân tán và thoát đi.
- Bẫy: các dạng bẫy đã đƣợc hình thành vào giai đoạn tạo rift và đầu giai đoạn sau tạo rift, sớm hơn thời gian dầu khí trong bể bắt đầu đƣợc sinh, điển hình là các khối móng nhô cao ở Trung tâm bể. Bể Cửu Long chia ra 5 đối tƣợng chứa dầu khí, mỗi đối tượng chứa dầu khí thường gắn liền với một vài kiểu bẫy chứa khác nhau.
Ở móng trước Đệ tam bẫy thường bắt gặp ở các khối nâng địa phương thuộc đới nâng trung tâm và các đới phân dị ven rìa của bể. Đây là các khối móng nhô dạng địa lũy bị chôn vùi, khép kín ba chiều bởi các tập trầm tích hạt mịn phủ trên.
Bẫy chứa thuộc dạng bẫy hỗn hợp, có liên quan mật thiết với đứt gãy và phá hủy kiến tạo.
Trong đá phun trào có cấu trúc chủ yếu là hang hốc, đôi khi nứt nẻ, các bẫy đã phát hiện thường nhỏ, phát triển cục bộ, kiểu địa tầng, bị chắn thạch học ở mọi phía.
Cát kết chứa dầu tập Oligocen dưới có bẫy chứa dầu kiểu địa tầng hay phi cấu tạo, có ranh giới dầu nước riêng, bị chắn thạch học và kiến tạo.
Các vỉa dầu đã phát hiện tuổi Oligocen trên thuộc dạng bẫy địa tầng, bị chắn thạch học ở mọi phía.
Các bẫy bắt gặp chủ yếu ở cát kết chứa dầu Miocen dưới là dạng cấu trúc, dạng vòm, vỉa, bị chắn thạch học và kiến tạo.