Môi trường trầm tích hồ và đầm lầy

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm petrel phân tích môi trường lắng đọng, tướng đá phục vụ lựa chọn vị trí và thiết kế quỹ đạo giếng khoan thăm dò mỏ x, bồn trũng cửu long (Trang 43 - 46)

2.1 Cơ sở lý thuyết về môi trường trầm tích và tướng

2.1.1 Các loại môi trường trầm tích

2.1.1.5 Môi trường trầm tích hồ và đầm lầy

Môi trường hồ:

Hồ là phần trũng thấp của lục địa chứa đầy nước và không nối liền trực tiếp với biển. Nước trong hồ được cung cấp bởi các nhánh của sông ở vùng cao hơn chảy xuống hoặc các mạch nước ngầm trong lòng đất, lượng nước trong hồ giảm do sự bốc hơi nước.

Nếu căn cứ theo hàm lượng muối hòa tan trong nước hồ phân ra: hồ nước ngọt hàm lượng muối 0,3%; hồ nước lợ hàm lượng muối 0,3 – 24,7%; hồ nước mặn hàm lƣợng muối trên 24,7%. Dựa vào nguyên nhân hình thành hồ phân ra 2 loại: Hồ đƣợc hình thành do tác dụng nội sinh, ngoại sinh.

- Trầm tích thành tạo thuộc hồ nước ngọt: đặc trƣng của khu vực này là lƣợng nước được cung cấp cho hồ rất phong phú (mưa, nước ngầm, sông) (Hình 2.8). Do vậy vật liệu trầm tích cũng rất đa dạng:

Trầm tích vụn cơ học: do dòng sông đem đến sẽ liên quan đến các địa hình xung quanh hồ.

Trầm tích hóa học: chỉ có các muối của Fe, Mn, Al, ít cacbonat canxi.

Trầm tích sinh vật: sinh vật chết tập trung ở đáy hồ trong môi trường khử phân giải cho ra các chất béo, chất albumin trộn lẫn với sét cho ra bùn thối sapropel

Võ Thị Thúy An 27 – khi ƣớt là một dạng keo bùn sét dẻo màu nâu, lục xám, xanh ô liu. Sapropel qua quá trình tạo đá sẽ thành than đá sapropelit hoặc đá phiến dầu với hàm lƣợng dầu 5 – 20%.

Hình 2.8: Môi trường hồ nước ngọt có liên thông (theoGary Nichol).

Trong đó: marsh (palustrine) environment – môi trường đầm lầy; sandy lakefloor deposits – lắng đọng thể cát đáy hồ; lake shoreline – dải đất ven bờ hồ; coarse sand–

cát hạt thô; anoxic deep water muds – bùn nước sâu yếm khí.

Trầm tích thành tạo thuộc hồ nước mặn: hồ vùng này đasố thuộc loại đóng kín. Mùa lũ nước mang được vụn thô vào, đến mùa cạn không có lũ thì lượng bốc hơi tăng lên, xuất hiện đa số các trầm tích hóa học, sinh vật ít tồn tại, chỉ có tảo xanh, diatoms, và vi khuẩn trôi nổi trong mùa nước ấm.

Trầm tích thành tạo thuộc hồ phù du: hồ này chỉ xuất hiện ở vùng khô cằn (sa mạc) hoặc bán khô cằn không có mƣa trong một thời gian dài. Trầm tích trong vùng này chủ yếu hạt mịn, bùn, khoáng vật evaporit, gypsum, hydromica. Khi hồ nhận nước và trầm tích mịn trôi nổi từ nguồn nào đấy sẽ lắng đọng lớp mùn mỏng và khi nước bốc hơi sẽ tái lắng đọng evaporate lên lớp mùn, quá trình này cứ thế xảy ra xen kẽ nhau cho đến khi hồ chết hẳn.

Võ Thị Thúy An 28 Độ chọn lọc và mài tròn của trầm tích hồ tốt do các trầm tích đƣợc vận chuyển và mài giũa trước khi đổ vào hồ. Chủ yếu là cát hạt mịn đến trung bình, bột, bùn vôi, sét vôi có nguồn gốc từ thực vật, sinh vật sống ở hồ.

Bề dày trầm tích hồ biến đổi mạnh phụ thuộc độ sâu, độ sụt lún kiến tạo và thời gian thành tạo trầm tích. Bề dày trầm tích thường nhỏ cỡ vài chục mét hoặc nhỏ hơn. Trầm tích thô dần lên trên là điển hình. Chủ yếu gồm các phân lớp mỏng bùn vôi, sét song song xen kẹp với các lớp mỏng evaporite, carbonate. Trầm tích của hồ ưu thế là sét, carbonat nên nhiều khả năng đây là môi trường thuận lợi để sinh dầu.

Các lớp cát mỏng mịn lẫn sét quanh hồ, cát kết rẽ quạt trong hồ có thể là tầng chứa lý tưởng khi vùng hồ bị ngập chìm và phủ bởi lớp sét biển đặc sít.

Môi trường đầm lầy

Đầm lầy là vùng đất bằng phẳng bị ngập nước, hoặc một khu vực được hình thành do lũ lụt mà nước đọng lại chưa thể thoát được, có cấu trúc đất mềm, địa hình lõm hoặc những chỗ lồi lõm đất khô xen lẫn đất ướt (Hình 2.9). Nó thường được bao phủ bởi thảm thực vật thủy sinh hay thực vật chịu được ngập lụt, ngâm nước.

Hình 2.9: Đầm lầy Pantanal - Brazil. [Google]

Nét đặc trƣng cơ bản của đầm lầy là sự tích lũy và hình thành than bùn. Than bùn là loại trầm tích hữu cơ màu nâu đen, có nhiều lỗ hổng, chứa nhiều nước, còn bảo tồn chất sợi, dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ than bùn có thể biến đổi thành các loại than khác nhau.

Võ Thị Thúy An 29 Việc nghiên cứu đầm lầy rất có ý nghĩa thực tiễn vì đầm lầy là nguồn dự trữ than bùn rất lớn dùng làm nguyên liệu trong phân bón hoặc nguyên liệu hóa học.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm petrel phân tích môi trường lắng đọng, tướng đá phục vụ lựa chọn vị trí và thiết kế quỹ đạo giếng khoan thăm dò mỏ x, bồn trũng cửu long (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)