Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán trong đánh giá rủi ro chất lượng nước sông sài gòn (khu vực trạm bơm hòa phú) (Trang 37 - 56)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC TRẠM BƠM HÒA PHÚ

2.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN

2.1.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn

 Hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn (khu vực nghiên cứu) được đánh giá dựa vào số liệu quan trắc trong năm 2015 tại 04 vị trí quan trắc:

Rạch Tám Tắt: một nhánh đổ ra sông Sài Gòn, nơi tập trung dân cư, khoảng cách ảnh hưởng đến trạm bơm Hòa Phú khoảng 1km.

Hòa Phú: vị trí gần họng thu nước thô trạm bơm Hòa Phú, cấp nước cho Nhà máy nước Tân Hiệp.

Rạch Bà Bếp: là một nhánh đổ ra sông Sài Gòn, nơi tập trung dân cư, có khả năng tồn tại các điểm xả thải (không công khai), khoảng cách ảnh hưởng đến trạm bơm Hòa Phú là 1km.

Chân cầu Phú Cường: khu vực tiếp nhận nguồn ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt khu dân cư Thủ Dầu Một và nước thải công nghiệp của một phần tỉnh Bình Dương, khoảng cách đến trạm bơm Hòa Phú là 2km.

2.1.1.1. pH trong nước sông Sài Gòn

 Theo thống kê số liệu quan trắc năm 2015, giá trị pH trung bình năm tại các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2, pH = 6÷8.5).

Giá trị pH dao động trong khoảng 6.63 – 6.72.

Hình 2.1 – Giá trị pH trung bình tại các điểm quan trắc sông Sài Gòn năm 2015.

Hình 2.2 – Giá trị pH trung bình tháng tại điểm quan trắc Hòa Phú năm 2015.

6.72 6.66 6.63 6.74

5.80 6.00 6.20 6.40 6.60 6.80 7.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Giá trị pH

Vị trí quan trắc

Giá trị pH năm 2015

Giá trị trung bình Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận dưới

 Tại trạm quan trắc Hòa Phú, số liệu năm 2015 dao động từ 6.16 – 7.15. pH cao vào mùa khô (giá trị cao tại tháng 2 đến tháng 5), giá trị cao nhất đạt 7.15 vào tháng 4.

2.1.1.2. DO – Oxy hòa tan trong nước sông Sài Gòn

Hình 2.3 – Nồng độ oxy hòa tan trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

 Kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy: giá trị DO đo tại các vị trí lấy mẫu dao động từ 1.28 đến 1.65 mg/L. DO giảm dần về phía hạ nguồn lưu vực sông nghiên cứu và hầu hết các vị trí đều không đạt tiêu chuẩn (QCVN cột A2, DO ≥ 5 mg/l), chứng tỏ nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.

2.1.1.3. Độ đục và TSS

 Độ đục tại các vị trí lấy mẫu năm 2015 dao động trong khoảng 30.91 đến 34.17 mg/l. Vị trí có độ đục cao nhất là tại Bà Bếp, thấp nhất tại Tám Tắt. Tuy trong QCVN 08:2008/BTNMT không quy định về giới hạn độ đục, nhưng khi so sánh kết quả quan trắc với TCXD 233:1999 quy định về các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt phục vụ hệ

1.65

1.46 1.50

1.28

1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 1.60 1.70 1.80 1.90 2.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

DO (mg/l)

Vị trí quan trắc

DO trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

thống cấp nước sinh hoạt, cột A là nguồn nước chỉ cần xử lý đơn giản trước khi cấp cho ăn uống, sinh hoạt, độ đục < 20 NTU, thì các điểm quan trắc đều không đạt. Mặt khác, khi so sánh với cột B của tiêu chuẩn này, độ đục quy định < 500 NTU cho nguồn nước có chất lượng bình thường, có thể khai thác, xử lý để cấp cho ăn uống và sinh hoạt, thì kết quả độ đục tại các điểm quan trắc đều đạt tiêu chuẩn.

Hình 2.4 – Độ đục trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

 Hàm lượng TSS trên sông Sài Gòn năm 2015 dao động trong khoảng 15.50 – 22.00 mg/l. Trong đó, nồng độ cao nhất tại rạch Tám Tắt, vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A1, TSS < 20 mg/l) nhưng so với cột A2 (TSS < 30 mg/l) thì đạt chuẩn. Các điểm còn lại đều có giá trị đạt tiêu chuẩn cột A1.

30.91

33.33

34.17

32.00

30.00 30.50 31.00 31.50 32.00 32.50 33.00 33.50 34.00 34.50 35.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Độ đục (NTU)

Vị trí quan trắc

Độ đục trung bình năm 2015

Giá trị trung bình Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

Hình 2.5 – Tổng chất rắn lơ lửng trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

Hình 2.6 – Diễn biến độ đục trung bình giai đoạn 2010 - 2015

 Sự gia tăng hàm lượng TSS và độ đục hằng năm có thể do tác động của các nguồn thải sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp từ các đô thị lớn có ảnh hưởng đến lưu vực sông nghiên cứu như Thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương.

22.00

18.50

17.50

15.50 15.00

16.00 17.00 18.00 19.00 20.00 21.00 22.00 23.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

TSS (mg/l)

Vị trí quan trắc

TSS trung bình năm 2015

Giá trị trung bình Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Độ đục (NTU)

Các vị trí quan trắc

Diễn biến độ đục qua các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015

 Ngoài ra, gia tăng TSS và độ đục có thể do nguyên nhân gia tăng hoạt động giao thông thủy hoặc ảnh hưởng từ thủy văn (mưa nhiều và lớn) gây nên xói lở trên sông Sài Gòn, đặc biệt là khu vực cửa kênh, rạch.

2.1.1.4. EC và độ mặn

 Độ dẫn điện là một trong những thông số chất lượng nước hữu dụng và thường được chọn để đo đối với các mẫu nước sông. Độ dẫn điện phụ thuộc vào nhiệt độ nước và độ mặn. Khi nhiệt độ nước tăng lên sẽ tăng cường ion cũng như khả năng hòa tan của các muối và khoáng chất, dẫn đến độ dẫn điện tăng. Độ mặn được xác định dựa vào nồng độ chloride (xác định bằng phương pháp chuẩn độ). Việc thay đổi mực nước, chẳng hạn như ảnh hưởng của triều và bốc hơi của nước sẽ làm biến động đến giá trị độ mặn và độ dẫn điện. Thường vào mùa hè, giá trị độ mặn và độ dẫn điện sẽ tăng cao do khối lượng dòng chảy thấp và nước bị bốc hơi nhiều và ngược lại vào mùa mưa.

 Độ dẫn điện và độ mặn có mối tương quan với nhau, cả 02 thông số đều có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nước và thủy sinh. Độ mặn ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong nước. Độ mặn cao sẽ làm giảm oxy hòa tan. Mối liên hệ trên dựa vào Định luật Henry. Bên cạnh đó, việc độ dẫn gia tăng hoặc giảm đột ngột sẽ chỉ ra được tình trạng ô nhiễm. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp hoặc nước thải sẽ làm tăng độ dẫn điện do làm gia tăng sự hiện diện của các ion Clorua, photphat và nitrat trong nước.

Hoặc một sự cố tràn dầu hay gia tăng các hợp chất hữu cơ có mặt trong nước sẽ làm giảm đáng kể tính dẫn điện do các nhân tố tác động này không bị phá vỡ, phân ly thành ion.

 Sự hòa tan các ion vào nước càng cao thì độ mặn càng cao. Nồng độ ion hòa tan càng lớn thì giá trị EC càng lớn. Kết quả quan trắc cho thấy độ mặn và độ dẫn điện tăng dần về phía hạ lưu khu vực sông chứng tỏ ô nhiễm càng về hạ nguồn, ô nhiễm càng nặng.

Tại Phú Cường, giá trị độ dẫn điện cao nhất trong 04 điểm (EC = 197.97 μS/cm) và độ mặn giá trị 38.50 mg/l. Có thể thấy, khu vực thành phố, khu dân cư đông thì nhiễm mặn nhiều hơn.

Hình 2.7 – Giá trị EC trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

Hình 2.8 – Độ mặn trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015 111.83

144.70

155.71

197.97

100.00 120.00 140.00 160.00 180.00 200.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

EC (àS/cm)

Vị trí quan trắc

Độ dẫn điện trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

16.04

25.63 26.75

38.50

10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Độ mặn (mg/l)

Vị trí quan trắc

Độ mặn trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

Hình 2.9 – Độ mặn trung bình tại các điểm quan trắc năm 2010 - 2015

 Tại các vị trí quan trắc, trong giai đoạn từ 2010 – 2015, độ mặn tăng cao, đặc biệt so với những năm trước, độ mặn năm 2015 có giá trị chênh lệch rõ ràng. Điều đó cho thấy, BĐKH cùng với các tác nhân ô nhiễm tác động ngày càng mạnh mẽ hơn và khó kiểm soát hơn.

2.1.1.5. Thành phần dinh dưỡng – Nitrat, Nitrit, Ammonia

 Theo số liệu quan trắc năm 2015, Nitơ dưới dạng N-NO3 đều đạt tiêu chuẩn cho phép (Cột A1, N-NO3 < 2mg/l). Trong đó, tại điểm Hòa Phú có nồng độ cao nhất, đạt 0.85 mg/l và thấp nhất tại 0.81 mg/l tại vị trí cầu Phú Cường.

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Độ mặn (mg/l)

Các vị trí quan trắc

Diễn biến độ mặn qua các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 2.10 – Nitrat trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

Hình 2.11 – Nitrit trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

 Ngược lại, nitơ ở dạng N-NO2 tại cả 04 vị trí đều vượt QCVN cho phép đối với cột A1 (N-NO2 < 0.01 mg/l). Trong đó, điểm vượt với giá trị cao nhất là trạm Tám Tắt và thấp nhất tại vị trí Phú Cường. Tuy nhiên, khi so sánh với cột A2, giá trị Nitrit tại

0.79

0.85

0.76

0.81

0.50 0.60 0.70 0.80 0.90

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Nitrat (mg/l)

Vị trí quan trắc

Nitrat trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

0.023

0.018

0.022

0.016

0.005 0.010 0.015 0.020 0.025 0.030

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Nitrit (mg/l)

Vị trí quan trắc

Nitrit trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

điểm Tám Tắt và Bà Bếp vượt qui chuẩn (giá trị lần lượt là 0.023 và 0.022 mg/l), 02 điểm Phú Cường và Hòa Phú có giá trị đạt tiêu chuẩn trong trường hợp này.

Hình 2.12 – Ammonia trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

 Đối với Nitơ dạng Ammonia, số liệu quan trắc trong Hình 2.12 cho thấy tại các điểm đều có giá trị Ammonia vượt tiêu chuẩn cho phép (Cột A2, Ammonia < 0.1 mg/l;

Cột A2, Ammonia < 0.2 mg/l). Trong đó, các nồng độ tại các điểm có giá trị tương đượng nhau, không chênh lệnh nhiều, giá trị dao động từ 0.47 đến 0.51 mg/l, vượt nhiều lần so với QCVN 08:2008/BTNMT.

 Trong Hình 2.13 cho thấy diễn biến nồng độ Ammonia qua các năm từ 2010 – 2015. Giá trị Ammonia cao nhất vào giai đoạn 2010, giảm dần vào năm 2012 – 2013, tuy nhiên lại tiếp tục gia tăng vào những năm sau. Cho thấy, ô nhiễm Ammonia từ sau giai đoạn 2014 có xu hướng ô nhiễm hơn và khó kiểm soát.

0.48 0.47 0.49 0.51

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Ammonia (mg/l)

Vị trí quan trắc

Ammonia trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

Hình 2.13 – Diễn biến nồng độ Ammonia trung bình năm 2010 - 2015 2.1.1.6. Thành phần dinh dưỡng - Photphat

 Qua biểu đồ thể hiện nồng độ P-PO4 trong năm 2015, có thể thấy nồng độ Photphat tại 04 vị trí có giá trị cao tương đương nhau và vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Giá trị dao động trong khoảng 0.59 – 0.62 mg/l. Nồng độp photphat cao là do đây là các khu vực tiếp nhận các nguồn nước thải sinh hoạt và từ các khu công nghiệp, khu dân cư.

Hình 2.14 – Nồng độ photphat trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015 0.00

0.20 0.40 0.60 0.80

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Ammonia(mg/l)

Các vị trí quan trắc

Diễn biến Ammonia qua các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015

0.60 0.59 0.62

0.59

0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Photphat (mg/l)

Vị trí quan trắc

Photphat trung bình năm 2015

Giá trị trung bình Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

2.1.1.7. Thành phần hữu cơ – BOD5, COD

Hình 2.15 – Nồng độ BOD5 trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015

 Nồng độ các chất hữu cơ BOD5 tại các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn đều đạt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn (cột A1). Giá trị dao động trong khoảng 2.24 – 2.46 mg/l, đạt giá trị cao nhất tại Tám Tắt và thấp nhất tại Hòa Phú. Tuy nhiên các giá trị chênh lệch nhau không nhiều.

 Ngược lại, COD tại các vị trí khi so với cột A1 đều vượt chuẩn, nhưng khi so sánh với cột A2 lại trong ngưỡng cho phép. Nồng độ ô nhiễm hữu cơ tăng dần về phía hạ nguồn. Cao nhất tại Phú Cường, giá trị COD đạt 12.38 mg/l, thấp nhất tại Tám Tắt, đạt giá trị 10.53 mg/l. Nồng độ hữu cơ cao là do ô nhiễm từ các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt cao ở các khu đô thị, khu dân cư và hoạt động công nghiệp mạnh mẽ.

2.46 2.24 2.34 2.36

1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

BOD5 (mg/l)

Vị trí quan trắc

BOD5 trung bình năm 2015

Giá trị trung bình Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

Hình 2.16 – Nồng độ COD trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015 2.1.1.8. Nhiễm phèn – Sắt, Nhôm

Hình 2.17 – Nồng độ Sắt trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015 10.53

11.63 11.83

12.38

9.00 9.50 10.00 10.50 11.00 11.50 12.00 12.50

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

COD (mg/l)

Vị trí quan trắc

COD trung bình năm 2015

Giá trị trung bình Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

0.75

0.80 0.80 0.78

0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Sắt (mg/l)

Vị trí quan trắc

Sắt trung bình năm 2015

Giá trị trung bình Tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cận trên

 Qua số liệu qua trắc năm 2015 cho thấy số liệu Sắt vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần so với Quy chuẩn, giá trị dao động từ 0.75 – 0.8 mg/l. Hàm lượng Nhôm dao động trong khoảng 0.03 đến 0.05 mg/l. Kết quả phân tích trên cho thấy cho thấy tình trạng nhiễm phèn tại khu vực sông Sài Gòn. Nồng độ Sắt tại 04 vị trí quan trắc có giá trị cao, nguyên nhân có thể là nước rửa trôi đất phèn khi chảy qua khu vực huyện Củ Chi và Hóc Môn (thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh). Vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa vì ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của Nhà máy nước Tân Hiệp.

Hình 2.18 – Nồng độ Nhôm trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015.

 Qua các năm, nồng độ Sắt có xu hướng giảm. Đây có thể xem là biểu hiện tốt khi việc ảnh hưởng của đất nhiễm phèn đến chất lượng nước được hạn chế. Tuy nhiên, hàm lượng giảm đi không nhiều. Vấn đề nhiễm phèn vẫn cần tiếp tục được giải quyết để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, đặc biệt là vào mùa mưa, khi lượng mưa

0.05

0.04 0.04

0.03

0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Nhôm (mg/l)

Vị trí quan trắc

Nhôm trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

Hình 2.19 – Diễn biến nồng độ Sắt trung bình năm 2010 - 2015 2.1.1.9. Nồng độ Mangan

 Tương tự như Sắt, Mangan trong nước có độc tính thấp, không gây ung thư, nhưng nước có Mangan khi đi vào hệ thống xử lý nước cấp, thường tạo ra lớp cặn đóng bám vào thành và đáy của hệ thống bồn chứa, ống dẫn nước, bơm,… gây tắc nghẽn, giảm tuổi thọ công trình, về lâu dài gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước.

 Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2015, nồng độ Mangan tại 04 vị trí quan trắc dao động từ 0.10 đến 0.14 mg/l. Càng về phía hạ lưu của trạm bơm Hòa Phú, nồng độ Mn càng tăng, chủ yếu là do tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong đó, tại cầu Phú Cường, nồng độ đạt giá trị cao nhất, và thấp nhất tại vị trí Tám Tắt. Hầu hết nồng độ Mn tổng vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (loại A quy định 0.1 mg/l). Ngoài ra, nồng độ Mn cao còn có thể do việc rửa trôi đất, đặc biệt là đất phèn. Vào mùa mưa, nồng độ Mn tăng lên đáng kể so với mùa khô.

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Sắt (mg/l)

Các vị trí quan trắc

Diễn biến nồng độ Sắt qua các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 2.20 – Nồng độ Mangan trung bình tại các điểm quan trắc năm 2015.

Hình 2.21 – Diễn biến nồng độ Mangan trung bình giai đoạn 2010 - 2015

 Qua số liệu thu thập được giai đoạn 2010 – 2015, có thể thấy nồng độ Mn tại các điểm quan trắc thay đổi ít, có giảm nhưng không nhiều. Trong đó, năm 2010 có nồng độ

0.10

0.12 0.13 0.14

0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Mangan (mg/l)

Vị trí quan trắc

Mangan trung bình năm 2015

Giá trị trung bình

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25

Tám Tắc Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường

Mangan (mg/l)

Các vị trí quan trắc

Diễn biến nồng độ Mangan qua các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Mn cao nhất so với các năm còn lại, có thể do các quá trình và giải pháp kiểm soát nhiễm phèn chưa được quan tâm.

2.1.1.10. Tình trạng nhiễm vi sinh

 Coliform tổng số và E. Coli là hai chỉ tiêu vi sinh được sử dụng để đánh giá chất lượng nước. Trong nhóm vi khuẩn Coliform phổ biến là Escherichia Coli (E. Coli). Sự phát hiện vi khuẩn E. Coli có nghĩa nguồn nước có dấu hiệu của ô nhiễm phân, cụ thể là ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chăn nuôi.

Hình 2.22 – Coliform tại các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn năm 2015

 Kết quả quan trắc vi sinh tại trạm Hòa Phú trên sông Sài Gòn trong năm 2015 cho thấy lượng Coliform dao động từ 14000 đến 72000 MPN/100 ml, vượt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột B, Coliform < 5000 MPN/100ml) từ 2.8 đến 14.4 lần. Trong khi đó, hàm lượng E. Coli có giá trị dao động từ 575 đến 3600 MPN/100 ml, vượt rất nhiều so với tiêu chuẩn (cột B, E. Coli < 50 MPN/100 ml).

 Đây được xem là hệ quả của việc xả thải chất thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư và nước thải chăn nuôi từ các khu vực trong lưu vực sông Sài Gòn. Ô nhiễm vi

14000 23500

28600 26800

42100 29000

72000

36500 65750

42250

22500 44500

10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Giá trị Coliform (MPN/100ml) 2015

(tháng)

Coliform trung bình tại vị trí Hòa Phú năm 2015

Giá trị trung bình

sinh trên sông Sài Gòn có diễn biến không theo quy luật nhất định mà phụ thuộc vào từng khu vực chảy qua.

Hình 2.23 – E. Coli tại các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn năm 2015.

2.1.1.11. Nồng độ kim loại nặng – Chì, Đồng, Kẽm

 Nhìn chung, kết quả quan trắc cho thấy nồng độ các kim loại nặng như Chì, Đồng, Kẽm tại các vị trí quan trắc năm 2015 đều đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, loại A.

1000 2800

34003600

19002000 3000

2000

575 1500

750 1750

500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2015

E.Coli (MPN/100ml)

(tháng)

E.Coli trung bình tại vị trí Hòa Phú năm 2015

Giá trị trung bình

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán trong đánh giá rủi ro chất lượng nước sông sài gòn (khu vực trạm bơm hòa phú) (Trang 37 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)