CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 VÀO ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN (KHU VỰC TRẠM BƠM HÒA PHÚ)
3.2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 VÀO ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN (KHU VỰC TRẠM BƠM HÒA PHÚ)
3.2.5. Kết quả mô phỏng chất lượng nước
Kiểm định chất lượng nước: Để kiểm định mô hình, đề tài đã sử dụng kết quả quan trắc của các vị trí Tám Tắt, Bà Bếp, Hòa Phú và Phú Cường năm 2011 quan trắc và thực đo của Phòng Quản lý Chất lượng nước thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện. Kết quả kiểm định chất lượng nước tại 04 trạm quan trắc cho thấy kết quả mô phỏng đã thể hiện tương đối phù hợp với số liệu đo đạc. Do đó, có thể dùng bộ số liệu mô phỏng để đánh giá chất lượng nước hiện trạng.
Kịch bản mô phỏng được thực hiện để mô phỏng giai đoạn mùa khô từ năm 2010 đến 2012. Vì vào mùa khô, chất lượng nước bị ảnh hưởng nhiều từ lượng nước và thủy
mùa khô, khả năng làm sạch nước thấp, nước sông pha loãng ô nhiễm ít. Từ đó, có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm tối đa của chất lượng nước trong năm. Các thông số được mô phỏng là DO, Ammonia, Nitrate và BOD5.
Kết quả mô phỏng: Kết quả mô phỏng mô hình được thể hiện qua các hình sau:
Hình 3.8 – Phân bố nồng độ ô nhiễm BOD cao nhất
Từ kết quả trong các hình trên, ta thấy rằng tồn tại ô nhiễm hữu cơ trong phạm vi nghiên cứu. Nồng độ BOD5 cao nhất có thể xảy ra đối với khu vực xung quanh trạm bơm Hòa Phú có giá trị từ 13.93 đến 15.95 mg/l. Từ thượng nguồn hồ Dầu Tiếng ít ô nhiễm hơn. Trong đó ô nhiễm cao nhất tại khu vực kênh rạch và sông Sài Gòn thuộc địa phận Tp.Hồ Chí Minh. Đoạn Thị Tính và từ cầu Bình Phước bị ô nhiễm hữu cơ cao.
Hình 3.9 – Phân bố nồng độ ô nhiễm Ammonia cao nhất
Về chỉ tiêu Ammonia, qua kết quả mô phỏng, ta nhận thấy nồng độ Ammonia hầu như bị ô nhiễm trên toàn lưu vực, trên đoạn sông mô phỏng đều vượt tiêu chuẩn cho với QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2). Nồng độ tăng dần từ hồ Dầu Tiếng xuống vùng hạ nguồn khu vực nghiên cứu. Nồng độ ô nhiễm Ammonia cao từ nhánh sông Thị Tính và Rạch Tra ảnh hưởng đến khu vực xung quanh Hòa Phú. Nồng độ khu vực này có thể đạt giá trị cao nhất từ 2.46 đên 2.83 mg/l.
Hình 3.10 – Phân bố nồng độ ô nhiễm Nitrate cao nhất
Qua Hình 3.10, khu vực nghiên cứu đều có nồng độ Nitrate nằm trong ngưỡng cho phép trong QCVN (QCVN quy định 5mg/l). Trong đó, những khu vực thượng lưu từ hồ Dầu Tiếng thì nitrate có nồng độ có giá trị thấp.
Khu vực ảnh hưởng trạm bơm Hòa Phú đạt giá trị tối đa trong khoảng 2.20 đến 2.57 mg/l.
Hình 3.11 – Phân bố DO trung bình
Qua Hình 3.11 về phân bố DO trung bình, thượng lưu hồ Dầu Tiếng có giá trị DO tốt, đạt trên 6 mg/l. Dần về phía hạ lưu của khu vực, DO trung bình giảm dần. Qua khu vực ảnh hưởng trạm bơm Hòa Phú, DO dao động trong khoảng 5.24 đến 6.20 mg/l, con số này vẫn có thể chấp nhận được. Đến khu vực từ Rạch Tra đến Bình Phước, DO giảm còn 4.28 đến 5.24 mg/l. Có thể thấy, tại các nhánh sông, kênh rạch trong khu vực nghiên cứu, do ô nhiễm nặng hơn, nên giá trị DO thấp, vượt tiêu chuẩn cho phép như nhánh Rạch Tra, DO trung bình trong khoảng 3.32 đến 4.28 mg/l.
Có thể so sánh kết quả mô phỏng tại 4 điểm quan trắc xung quanh Hòa Phú với quy chuẩn chất lượng nước mặt để có được đánh giá rõ nét hơn, sử dụng cho đánh giá
rủi ro tại 4 vị trí này đối với cấp nước an toàn của Nhà máy nước Tân Hiệp. Kết quả so sánh được thễ hiện trong bảng sau:
Bảng 3.2 - Bảng so sánh kết quả và quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT
Thông số
QCVN 08:2008 – Cột A2 (mg/l)
Kết quả mô phỏng mùa khô
Tám Tắt Hòa Phú Bà Bếp Phú Cường
BOD 6 10.06 10.15 10.31 10.53
NITRATE 5 1.96 1.95 1.93 1.91
AMMONIA 0.2 2.18 2.19 2.21 2.22
DO ≥ 5 5.71 5.66 5.58 5.44
Qua kết quả phân tích từ bảng thống kê, so sánh với QCVN ở trên, ta thấy các thông số ô nhiễm có giá trị tăng dần khi về phía hạ nguồn của khu vực nghiên cứu, tương ứng với giá trị DO giảm dần. Các điểm đều bị ô nhiễm hữu cơ (BOD) và Nitơ ở dạng Ammonia. Tại các trạm, chỉ tiêu Ammonia vượt nhiều lần, lên đến 11 lần tại trạm Phú Cường. Tuy nhiên nồng độ DO và Nitơ dạng Nitrate vẫn nằm trong ngưỡng cho phép.
Chất lượng nước tại 04 vị trí này, về sơ nét, có thể đánh giá là vẫn đảm bảo đủ tiêu chuẩn cung cấp nước phục vụ cho mục đích cấp nước nhưng phải qua các biện pháp xử lý phù hợp.
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC AN
TOÀN CHO NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP