HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình phóng thích và chuyển hóa arsen trong nước ngầm tại huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HUYỆN AN PHÚ – TỈNH AN GIANG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHI VỰC NGHIÊN CỨU

1.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Tài nguyên nước mặt có sông Hậu với lưu lượng khá lớn đủ sức chuyển tải nguồn nước đến các vùng sâu thông qua mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Lưu lượng và trữ lượng nướcmặt ở An Phú khá dồi dào, do An Phú nằm ở vùng đầu nguồn của hạ lưu lưu vực sông Mekong, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có hai nhánh sông chính: sông Hậu dài 30 km, sông Bình Di chảy về Châu Đốc dài 32 km. Hàng năm mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 - 8 khi nhiễu động nhiệt đới hoạt động gây ra mưa to và dài ngày, làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa, sông Hậu lên nhanh với cường suất 10 – 20 cm/ngày.

Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Phú khá dồi dào, là tiền đề để huyện phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong huyện ngọt quanh năm, góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

c) Nước ngầm

Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở huyện An Phú có trữ lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện có trên 950 giếng khoan, chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 550 giếng bị ô nhiễm (chủ yếu là nhiễm độc Arsen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.

1.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ

1.5.1. Tầng chứa nước khai thác trên địa bàn Huyện An Phú

Hầu hết các giếng trên địa bàn huyện An Phú đều được khai thác từ tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocene.

32

Tầng chứa nước Holocene được tạo nên bởi các trầm tích hạt thô của lớp trầm tích Holocene đa nguồn gốc lộ ra trên bề mặt, phân bố hầu như khắp tỉnh An Giang, trong đó có huyện An Phú. Đáy tầng chứa nước ở độ sâu từ 2,80 m đến 66,00 m, trung bình 25,85 m. Chiều dày lớp cát mịn, bùn cát pha chứa nước từ 0,90 m đến 32,00 m, trung bình 12,57 m, nằm ở phần dưới của tầng chứa nước. Tầng chứa nước có xu thế vát mỏng về phía Tây và Tây Nam. Nằm dưới tầng chứa nước Holocene là các thành tạo rất nghèo nước có tuổi Pleistocene trên.

Bảng 1.6. Hiện trạng khai thác nước ngầm tại An Phú năm 2010 STT Xã, phường

Tầng qh Tầng qp3 Tổng số

Số lỗ

khoan Q (m3/ng) Số lỗ

khoan Q (m3/ng) Số lỗ

khoan Q (m3/ng)

1 Đa Phước 1 2 1 2

2 Khánh An 22 645 22 645

3 Khánh Bình 21 365,5 21 365,5

4 Long Bình 20 578 20 578

5 Phú Hữu 44 522 44 522

6 Phước Hưng 25 162 25 162

7 Quốc Thái 30 1184 30 1184

8 Vĩnh Hậu 36 220 36 220

9 Vĩnh Lộc 37 151 37 151

Tổng cộng 235 3.827,5 1 2 236 3.829,5

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2010 Thành phần đất đá chứa nước chủ yếu là cát mịn đến bùn cát xen các lớp bùn sét, bột sét.

Tầng chứa nước có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo. Khu vực giàu trung bình phân bố từ sông Tiền Giang hợp lưu với sông Vàm Nao kéo về sông Hậu Giang với diện phân bố khoảng ẳ diện tớch toàn tỉnh. Khu nghốo nước là phần cũn lại, từ phớa Bắc kộo về phớa Nam của tỉnh An Giang (nằm về phía Tây sông Hậu Giang).

Lưu lượng các giếng khai thác nhỏ, từ 0,0 L/s đến 4,17 L/s, trung bình 0,87 L/s.

Nước trong tầng có loại hình hóa học chủ yếu là: Bicarbonat-clorua Natri, Clorua-bicarbonat Natri, Clorua Natri-magne-calcium.

1.5.2. Mục đích khai thác sử dụng

Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên Môi trường An Giang, trên địa bàn huyện An Phú hiện có 236 công trình giếng khoan phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất.

Bảng 1.7. Số lượng giếng khoan phân theo mục đích sử dụng tại An Phú (2010) MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Sản xuất Sản xuất-tưới Tưới-sinh hoạt Sinh hoạt Không sử dụng

Số giếng 4 5 208 18 1

33

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2010 Mục đích sinh hoạt

Trên địa bàn huyện An Phú hiện có 226 công trình giếng hiện đang khai thác cung cấp cho mục đích sinh hoạt, chiếm khoảng 95% số lượng giếng hiện hữu trên địa bàn. Tuy số lượng giếng khá cao nhưng lưu lượng khai thác không lớn, chỉ đạt mức trung bình. Tổng lưu lượng khai thác đạt 3.725,50 m3/ngày (97,3%).

Mục đích sản xuất

Ngoài mục đích cung cấp nước cho sinh hoạt, các công trình giếng trên địa bàn huyện còn cung cấp cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản

Các công trình giếng khoan khai thác phục vục cho mục đích sản xuất trên địa bàn huyện An Phú khá thấp. Trên toàn địa bàn huyện, chỉ có chín (09) công trình giếng hiện đang cung cấp cho mục đích sản xuất với lưu lượng 104 m3/ngày.

Bảng 1.8. Lưu lượng khai thác nước ngầm cho mục đích sinh hoạt và sản xuất Khai thác cho sản xuất Khai thác cho sinh hoạt

Số giếng Lưu lượng

(m3/ngày) Số giếng Lưu lượng (m3/ngày)

9 104 227 3.725,50

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2010

34

Bảng 1.9. Chất lượng tầng nước ngầm tầng Holocene (qh) tại An Phú

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2010 Mực nước tĩnh thay đổi theo mùa với biên độ từ 1,09 m (Q203010) đến 2,37m (Q003010) và dao động theo thủy triều của các sông và biển.

Tầng chứa nước có quan hệ với nước sông và biển, được cung cấp bởi nước sông, nước mưa và hướng thoát cũng ra sông và biển.

Tóm lại, tầng chứa nước Holocene có chiều dày nhỏ, chất lượng nước xấu, không có khả năng cung cấp nước sinh hoạt, ăn uống cho gia đình. Tuy nhiên, đây lại là tầng khai thác nước chính trên địa bàn huyện cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu, do đó nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân ở địa phương và khả năng tích luỹ các độc chất trong cây trồng là rất cao.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng ghi nhân được việc khai thác nước ngầm ở tầng Pliestocene trên. Nhưng lưu lượng khai thác và mật độ không đáng kể (chỉ có một công trình giếng khai thác với lưu lượng 02 m3/ngày ở xã Đa Phước).

Hình 1-4. Mục đích sử dụng nước ngầm tại Huyện An Phú (2010)

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2010 Đây cũng là xu hướng sử dụng giếng khoan chung trên toàn tỉnh An Giang. Hầu hết các giếng khoan trên địa bàn từng huyện An Phú nói riêng và toàn tỉnh An Giang nói chung đều sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Số lượng giếng dùng cho các hoạt động sản xuất (559 giếng) chiếm tỉ

Sản xuất (88,14%) Sinh hoạt (7,63%) Sản xuất - tưới (2,12%)

Tưới sinh hoạt (1,69%)

Chỉ tiêu Hàm lượng Đơn vị

Khoáng tổng 0,11 – 3,24 g/L

Bicarbonat 6,10 - 829,87 mg/L

Clorua 10,64 - 1.548,62 mg/L

Sulphat 0,00 - 1.693,06 mg/L

Natri 13,23 - 739,36 mg/L

Calcium 8,02 - 275,56 mg/L

pH 4,36 - 8,33 -

35

lệ rất thấp so với tổng số giếng (4.746 giếng) trên địa bàn. Trong khi đó, số lượng công trình giếng phục vụ mục đích sinh hoạt lại cao hơn rất nhiều, có đến 4.187 giếng đạt 88,2%. Tuy nhiên, lưu lượng khai thác thì khai thác cho mục đích này khá cao, với tổng lưu lượng khai thác đạt 11.810,7 m3/ngày, chiếm khoảng 40% lượng nước khai thác trên địa bàn toàn Tỉnh.

Hình 1-5. Số lượng giếng khoan phân theo mục đích sử dụng (2010)

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2010.

1.5.3. Hiện trạng khai thác nước ngầm tại Huyện An Phú

Theo thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường An Giang, huyện An Phú có 236 công trình giếng khai thác nước ngầm. Trong đó, 235 giếng hiện đang khai thác nước ngầm phục vụ cho đời sống của người dân địa phương và một (01) giếng đã không còn sử dụng. Số lượng giếng ở từng xã tên địa bàn huyện tương đối ít và không có chênh lệch đáng kể giữa các xã, ngoại trừ xã Đa Phước (01 giếng). Trong đó, xã Phú Hữu có số lượng giếng nhiều nhất, với 44 công trình giếng chiếm khoảng 19% tổng số giếng trên địa bàn Huyện.

Theo Phòng tài nguyên môi trường An Phú, trên địa bàn toàn huyện An Phú có 236 công trình giếng hiện đang khai thác nước ngầm với tổng lưu lượng khai thác đạt 3.829,5 m3/ngày. Đa số các giếng trên địa bàn Huyện có lưu lượng khai thác thấp hơn 100.000 m3/ngày.

Tuy có số công trình giếng nhiều nhất trên địa bàn Huyện, nhưng lưu lượng khai thác của xã Phú Hữu chỉ đạt mức trung bình (522 m3/ngày). Trong khi đó, xã Khánh An (22 giếng) và Long Bình (20 giếng) có số lượng công trình giếng ít hơn nhưng lưu lượng khai thác lại nhiều hơn so với xã Phú Hữu, với lưu lượng lần lượt đạt: 645 m3/ngày và 578 m3/ngày. Quốc Thái là xã có lưu lượng khai thác cao nhất so với toàn huyện với lưu lượng đại 1.184 m3/ngày, chiếm 30,9 % trên tổng lượng khai thác của toàn huyện. Các xã khác thì lưu lượng khai thác từ trung bình đến

Long Xuyên

Châu Đốc

An Phú

Tân Châu

Phú Tân

Châu Phú

Tịnh Biên

Tri Tôn

Châu Thành

Chợ Mới

Thoại Sơn Sinh hoạt 177 34 227 274 238 110 618 1247 218 506 538

Sản xuất 64 7 9 110 106 73 12 9 32 44 93

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Số giếng

36

ít. Đặc biệt, hai xã Vĩnh Lộc và Quốc Hưng có lưu lượng khai thác rất thấp, lần lượt đạt 151 m3/ngày và 162 m3/ngày.

Nhìn chung số lượng giếng trên địa bàn tương đối ít 236 giếng, chỉ chiếm 5% số giếng trên toàn Huyện An Giang (4.746 giếng). Lưu lượng khai thác cũng tương đối thấp, tổng lưu lượng khai thác đạt 3.829,5 m3/ngày. Hầu hết các giếng khoan trên địa bàn khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Hình 1-6. Tình hình khai thác nước ngầm tại Huyện An Phú (2010)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình phóng thích và chuyển hóa arsen trong nước ngầm tại huyện an phú, tỉnh an giang (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)