Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC
3.4. Đặc điểm địa chất trầm tích Holocen
Dựa vào việc tham khảo các tài liệu địa chất của khu vực nghiên cứu trước đó của Ngô Quang Toàn [28], Nguyễn Đức Đại [5], Trần Đức Tha ̣nh [21] và nghiên cứu các mẫu trầm tích trong 31 hố khoan trong khu vực nghiên cứu có thể nhận định rằng ranh giới giữa Holocen và Pleistocen của khu vực nghiên cứu là trầm tích cát hạt nhỏ - thô xen thấu kính nhỏ bột sét, ít cuội sạn, sỏi nhỏ thạch anh silic màu xám, xám vàng thuộc phụ tầng dưới – trầm tích sông biển (amQ13b vp1) của hệ tầng Vĩnh Phúc. Việc phân tích các đặc điểm của các mẫu trầm tích và dựa vào kết quả nghiên cứu những tài liệu về địa chất của khu vực nghiên cứu từ trước đó đã xác định được trầm tích Holocen khu vực quận Hải An được phân bố theo quy luâ ̣t phân bố trầm tích chung của đồng bằng châu thổ sông Hồng và tuân theo quy luâ ̣t vâ ̣n chuyển, phân dị và lắng đo ̣ng trầm tích. Các trầm tích nằm ở xa nguồn xâm thực nên chủ yếu là các trầm tích ha ̣t mi ̣n theo chiều nằm ngang. Mă ̣t khác quy luâ ̣t phân bố trầm tích ta ̣i đây còn gắn liên với dao đô ̣ng mực nước biển trong Holocen và
hoạt đô ̣ng kiến ta ̣o hiê ̣n đa ̣i của khu vực. Bề dày trầm tích Holocen ta ̣i quâ ̣n Hải An, Hải Phòng tương đối lớn từ 25 – 40m, trung bình 33.9 m và được hình thành từ 3 kiểu nguồn gốc: nguồn gốc biển, nguồn gốc sông – biển và nguồn gốc sông – biển – đầm lầy thuộc trầm tích của 2 hệ tầng Hải Hưng và Thái Bình. Trong khu vực nghiên cứu dấu hiệu xuất hiện của trầm tích Holocen hệ tầng Hải Hưng Q21-2 hh1
không rõ ràng nên các trầm tích Holocen khu vực quận Hải An được xếp vào tuổi Q21-2 hh2 và Q23tb (hình 3.7).
Hình 3.6. Sơ đồ vị trí các hố khoan khu vực nghiên cứu
Hình 3.7 Cột địa tầng hố khoan khu vực quận Hải An, Hải Phòng 3.4.1. Trầm tích Holocen ngồn gốc biển
Trong khu vực nghiên cứu trầm tích này tương ứng với trầm tích Holocen hệ tầng Hải Hưng Q21-2hh2. Trầm tích này bắt gặp trong tất cả các hố khoan, nằm ngay trên lớp trầm tích cát hạt nhỏ, hạt thô lẫn sỏi sạn của hệ tầng Vĩnh Phúc. Có thể
phân chia trầm tích nguồn gốc biển hệ tầng Hải Hưng ra làm 2 kiểu từ dưới lên trên như sau:
Sét – sét pha xám xanh, xám nâu, xám ghi. Được hình thành trong biển tiến cực đại Flandrian. Trong thành tạo trầm tích từ nguồn gốc này thì trầm tích sét màu xám xanh, xám ghi thường nằm trên tầng trầm tích cát hệ tầng Vĩnh Phúc và nằm dưới trầm tích sét – sét pha xám vàng, vàng nâu đến loang lổ. Trầm tích thường phân bố ở độ sâu từ 12.2 – 25.5 m đến 25.0 – 41.2 m, bề dày trầm tích thay đổi từ 9.2 – 20.2 m, trung bình 14.7 m và có xu hướng tăng dần từ phía trung tâm khu vực nghiên cứu về phía biển, bề dày trầm tích tại những lỗ khoan gần biển thường dao động từ 15.6 – 20.2 m. Thành phần trầm tích gồm: sét có hàm lượng trung bình 40.7%, bụi 55.2%, còn lại là hàm lượng cát. Thông số độ hạt gồm: Md = 0.011, So
=3.421 , Sk =1.248.
Ảnh 3.1. Trầm tích sét xám xanh, xám ghi
Sét – sét pha xám vàng, xám nâu đến loang lổ ghi dấu một lớp phong hóa thứ 2 sau ranh giới loang lổ điển hình của hệ tầng Vĩnh Phúc theo Ngô Quang Toàn [28]. Trầm tích sét – sét pha xám vàng, vàng nâu đến loang lổ cũng có quy luật phân bố tương tự như trầm tích sét xám xanh, xám ghi. Chúng thường phân bố ở độ
sâu từ 12.7 – 32.0 m đến 15.8 – 38.5 m, bề dày đạt từ 3.1 – 7.6 m, trung bình 5.3 m.
Tại khu vực trung tâm của vùng nghiên cứu thường không bắt gặp được đồng thời 2 trầm tích này, nếu có trầm tích sét màu xám xanh, xám ghi thì không bắt gặp trầm tích sét – sét pha xám vàng, vàng nâu đến loang lổ và ngược lại. Thành phần trầm tích gồm: sét chiếm 35.4%, bụi chiếm 56.2% còn lại là cát và sạn. Thông số độ hạt gồm Md = 0.0129, Sk = 1.458, So = 4.114.
Ảnh 3.2. Trầm tích sét – sét pha xám vàng, xám nâu, loang lổ 3.4.2. Trầm tích Holocen nguồn gốc sông - biển
Trầm tích Holocen nguồn gốc sông – biển (amQ23tb1) trong khu vực nghiên cứu theo thứ tự từ trên xuống gồm: Trầm tích sét màu vàng, xám vàng, trầm tích sét – sét pha xám đen, xám, xám nhạt; trầm tích sét màu xám nhạt, xám nâu, xám ghi.
Trầm tích này không có mặt trong tất cả các hố khoan thuộc khu vực nghiên cứu mà chỉ tập trung ở vùng trung tâm quận Hải An (phía Đông Bắc khu vực nghiên cứu).
Cụ thể các đặc điểm trầm tích nguồn gốc thành tạo này như sau:
- Trầm tích sét màu vàng, xám vàng có bề dày rất mỏng nằm ngay trên mặt khu vực nghiên cứu. Trầm tích sét màu vàng, xám vàng phân bố trên diện tích rất nhỏ hẹp tại các lỗ khoan phía Đông Bắc khu vực nghiên cứu, ngoài ra không còn gặp trầm tích này trong khu vực nghiên cứu, chúng thường lộ ra ngay trên mặt từ độ
sâu 0.5 – 1.7 m đến 1.2 – 2.4 m, bề dày trầm tích dao động từ 0.6 – 1.2 m, trung bình 0.9 m. Thành phần trầm tích gồm sét 34.6%, bụi 60.2% còn lại là cát. Các thông số độ hạt như sau: Md = 0.011, So = 3.483, Sk = 1.213.
- Trầm tích sét – sét pha xám đen, xám, xám nhạt có sự xuất hiện của các tàn tích hữu cơ và các vỏ sò, hến trong loại trầm tích này. Trong mặt cắt trầm tích này nằm thường nằm phía dưới trầm tích sét màu vàng, xám vàng hoặc lộ ngay trên bề mặt khi trong mặt cắt không tồn tại trầm tích sét màu vàng, xám vàng. Trầm tích sét – sét pha xám đen, xám, xám nhạt có lẫn các tàn tích hữu cơ và vỏ sò, hến. Trầm tích này phân bố rộng khắp trong vùng trung tâm của khu vực nghiên cứu. Bề dày trầm tích tương đối đồng đều trong khoảng 8.3 – 12.6 m, bề dày trung bình 10.5 m.
Trầm tích được phân bố ở độ sâu 1.2 -2.2 m đến 10.5 – 13.8 m và phân bố ngay trên mặt hoặc nằm phía dưới trầm tích trầm tích sét màu vàng, xám vàng. Thành phần trầm tích gồm: sét 29.3%, bụi 68% còn lại là thành phần cát. Các thông số độ hạt như sau: Md = 0.017, So = 3.163, Sk = 1.044.
- Trầm tích sét màu xám nhạt, xám ghi xám nâu. Trong các loại trầm tích được hình thành từ nguồn gốc sông – biển của hệ tầng Thái Bình thì trầm tích này nằm dưới cùng và thường nằm dưới trầm tích sét – sét pha xám đen, xám, xám nâu lẫn tàn tích hữu cơ và vở sò, hến. Trầm tích không phân bố trên toàn diện tích khu vực nghiên cứu mà chỉ bắt gặp tại những hố khoan ở phía Đông Bắc khu vực nghiên cứu. Độ sâu phân bố từ 10.5 – 27.8m đến 12.5 -32.0 m. Bề dày trầm tích đạt từ 0.9 – 21.3 m, trung bình 8.7 m. Tại lỗ khoan gần đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (khu vực trung tâm của thành phố Hải Phòng) trầm tích có bề dày lớn nhất 21.3 m. Thành phần trầm tích gồm sét 33.7%, bụi 60.0% còn lại là thành phần cát. Các thông số trầm tích như sau: Md = 0.012, So = 3.651, Sk = 1.203.
3.4.3. Trầm tích Holocen nguồn gốc sông – biển – đầm lầy
Trầm tích nguồn gốc sông biển có tuổi Holocen muộn thuộc hệ tầng Thái Bình (ambQ23tb2) . Trầm tích này không phân bố trên toàn bộ khu vực nghiên cứu mà chỉ bắt gặp tại những lỗ khoan ở khu vực ven biển như khu vực bán đảo Đình
Vũ và khu vực chịu ảnh hưởng của triều thuộc địa phận phường Tràng Cát. Với nguồn gốc này trong khu vực nghiên cứu xác định có 2 loại trầm tích: trầm tích sét – sét pha có màu xám đen, xám nâu, xám xanh. Trong trầm tích có sự xuất hiện của các loại vỏ sò và tàn tích hữu cơ; ngoài ra nguồn gốc này còn bắt gặp trầm tích sét có màu xám nâu, nâu hồng tại khu vực có sự hoạt động của sông Cấm, trầm tích này đặc trưng cho vùng hoạt động của cửa sông ven biển điển hình. Trong mặt cắt thì trầm tích sét màu nâu, nâu hồng thường nằm dưới trầm tích sét – sét pha xám đen, xám nâu, xám xanh. Các thông số trầm tích của trầm tích nguồn gốc sông – biển – đầm lầy như sau:
- Trầm tích sét – sét pha có màu xám đen, xám nâu, xám xanh lẫn vỏ sò đôi chỗ có tàn tích thực vật. Trầm tích phân bố ngay trên bề mặt của khu vực bán đảo Đình Vũ và khu vực bị ảnh hưởng của triều tại phường Tràng Cát. Ngoài ra không bắt gặp thấy trầm tích này ở khu vực nào nữa trong vùng nghiên cứu. Độ sâu phân bố trầm tích từ 2.6 – 3.4 m đến 9.4 -22.3 m. Bề dày trầm tích lớn thay đổi trong khoảng 6.8 – 19 m, bề dày trung bình 11.95 m. Thành phần trầm tích như sau: sét 29.0%, bụi 47.7% còn lại là cát. Thông số độ hạt Md = 0.048, So = 4.099, Sk = 0.949.
- Trầm tích sét xám nâu, nâu hồng. Trầm tích sét xám nâu, nâu hồng. Trầm tích này không phân bố trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu mà chỉ được tìm thấy tại các lỗ khoan ở phía bắc của khu vực nghiên cứu, gần sông Cấm. Theo Ngô Quang Toàn [28] thì đây là những trầm tích điển hình cho khu vực cửa sông ven biển. Trên mặt cắt trầm tích nằm dưới trầm tích sét – sét pha có màu xám đen, xám nâu, xám xanh lẫn vỏ sò đôi chỗ có tàn tích thực vật. Trầm tích có bề dày 1.8 – 18.4 m, trung bình 12.3 m, được phân bố ở độ sâu 9.4 – 14 m đến 15.8 – 27.8m. Thành phần trầm tích như sau: hàm lượng sét = 35.1%, bụi chiếm 63.1% còn lại là cát.
Thông số độ hạt Md = 0.013, So = 4.241, Sk = 1.106.
Ảnh 3.3 Trầm tích Holocen nguồn gốc amb ta ̣i Đình Vũ
Ảnh 3.4. Trầm tích Holocen khu vực bị ảnh hưởng của triều
Ảnh 3.5 Hê ̣ sinh thái rừng ngâ ̣p mă ̣n ta ̣i bãi triều Đình Vũ
Chương 4