Quan hệ giữa cha mẹ và con

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình (Trang 21 - 24)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ

1.2. Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chịu sự điều chỉnh của đạo đức và pháp luật và nội dung mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

1.2.2. Quan hệ giữa cha mẹ và con

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con trong gia đình nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích cho các thành viên trong gia đình, đồng thời gắn trách nhiệm, nghĩa vụ cho từng cá nhân trong mối quan hệ cha mẹ con, đây là quan hệ chủ yếu về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, Điều 69 luật hôn nhân gia đình quy định Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Qua quy định tại điều luật này, có thể nhận thấy trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái được quy định khá cụ thể và đầy đủ nhằm mục đích tạo ra môi trường sống tốt nhất để con cái có điều kiện phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái cũng đồng thời là quyền của cha mẹ đối với việc chăm sóc, nuôi dạy con cái của mình, khi cha mẹ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với con cái thì quyền của cha mẹ với con cái đã được đảm bảo

Trong quy định về quan hệ cha mẹ con, pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình luôn quy định quyền và nghĩa vụ ở nhóm quan hệ này mang tính hai chiều, cả cha mẹ con đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định, điều 70 của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của con:

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Các quy định của luật hôn nhân và gia đình cho thấy con cái trong gia đình không chỉ có các quyền được xã hội và gia đình thực hiện nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho con cái mà con cái cũng có nghĩa vụ đóng góp công sức vào việc xây dựng gia đình, điều này giúp hạn chế tình trạng dựa dẫm vào bố mẹ, lười lao động ở trẻ em, đồng thời rèn luyện sự chăm chỉ, yêu lao động ở trẻ, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ em, tạo cơ sở hình thành những giá trị đạo đức cơ bản cho con cái trong gia đình.

Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng trong mỗi gia đình không đơn giản chỉ là sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái mà cần phải được hiểu đầy đủ đó là sự chăm sóc, nuôi dưỡng mang tính hai chiều tùy thuộc vào mỗi thời điểm trong gia đình, khi con cái còn nhỏ thì cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, khi con cái đã trưởng thành phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ.

Trong mỗi gia đình, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái là việc

làm hết sức quan trọng, một đứa trẻ từ khi sinh ra, được cha mẹ, người thân chăm sóc, nuôi dưỡng, đến khi đứa trẻ biết nhận thức, được dạy dỗ những điều hay lẽ phải, đầu tiên là việc yêu thương những người thân trong gia đình, sau đó là việc ứng xử kính trên nhường dưới, với quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” quan hệ nuôi dưỡng trong các gia đình ở Việt Nam được hình thành chủ yếu dựa trên tình cảm yêu thương, ruột thịt, sự hy sinh của các bậc cha mẹ với con cháu, mong muốn con cái sẽ có một tương lai tốt đẹp, những người con là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng thêm bền chặt, là động lực để các cặp vợ chồng sinh sống, làm việc với mục đích mang lại ấm no, hạnh phúc cho gia đình, chính những tình cảm yêu thương của ông bà, cha mẹ đối với con cháu giúp cho con cháu có cảm giác được yêu thương, che chở, đồng thời hình thành tình cảm biết ơn của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Người Việt Nam có truyền thống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, cách giáo dục con cái sống đúng với đạo làm con “một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”,

“công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái khi con cái còn nhỏ là trách nhiệm của cha mẹ, cách sống và cách ứng xử của cha mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của những người con, ngoài việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái thì việc cha mẹ làm gương cho con cái noi theo cũng hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con cái.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)