Suy nghĩ của người kể: 0,5 điểm

Một phần của tài liệu 50 de thi hsg van 7 (Trang 111 - 114)

II/YÊU CẦU CỤ THỂ

B. Đáp án và thang điểm

3. Suy nghĩ của người kể: 0,5 điểm

Qua nghe cây hoa tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

* Lưu ý:

Học sinh có thể kể theo nhiều tình huống khác nhau, giám khảo xem xét từng trường hợp cụ thể về mức độ đáp ứng để quyết định cho điểm, chú ý xem xét những bài làm thực sự có năng khiếu văn.

Trên đây chỉ là những gợi ý, giám khảo nên linh hoạt khi chấm bài, ưu tiên những bài viết có sáng tạo.

ĐỀ CHÍNH THỨC

PHÕNG GD VÀ ĐT THANH BA TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2013 – 2014

Môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm)

Chỉ ra và phân tích cái hay của phép tu từ từ đƣợc sử dụng ở từng câu thơ trong các đoạn thơ dưới đây:

“Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế Mèo con ru cái bếp thầm thì Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ Mùa đông còn bé tí ti”

(Ấm, Bùi Thị Tuyết Mai) Câu 2: (2 điểm)

Ngạn ngữ Mỹ có câu: “ Trong tất cả kì quan trên thế giới thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”

Em hiểu thế nào về câu ngạn ngữ trên?

Câu 3: ( 6 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao ( Ngữ văn 8 – Tập I ) đó đƣợc diễn tả một cách chân thực, sâu sắc.

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 8

Năm học 2013 - 1014 Tổng điểm bài thi: 10,0 điểm A. Hướng dẫn chung:

- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhƣng đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có khả năng tƣ duy sáng tạo. Tổng điểm toàn bài là 10 điểm, điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.

B. Đáp án và thang điểm:

Câu 1: (2,0 điểm )

* Yêu cầu về nội dung: 1,75 điểm

Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

- Xác định phép tu từ: 0,5 điểm:

+ Nhân hóa: Gió bấc cựa mình; mèo ru…thì thầm; đêm nũng nịu, dụi; mùa đông bé.

+ Gió bấc, mùa đông: ẩn dụ về cuộc đời với những khó khăn gian truân, vất vả.

- Phân tích tác dụng : 1,25 điểm

+ Hình ảnh gió bấc, mèo con, đêm, mùa đông đƣợc nhân hóa có những trạng thái cử chỉ, biểu hiện giống như con người. Cách viết này làm cho bài thơ trở nên sống động, gợi hình tượng, gợi cảm xúc khiến người đọc có cảm nhận như không chỉ nói về thiên nhiên mà còn nói về con người.

+Từ đó liên tưởng tới một hình tượng khác: cuộc đời mẹ và bé.(ẩn dụ)

Mùa đông, gió bắc thật khủng khiếp với vạn vật: khế không mẹ chở che phải rụng, mèo con không mẹ ôm ấp phải nhờ bếp tro. Bé có mẹ, bé nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ, mẹ ôm ấp, vỗ về chở che, ủ ấm cho bé, mùa đông khủng khiếp chỉ còn bé tí ti không có gì đáng sợ.

Gió bắc, mùa đông: ẩn dụ về cuộc đời- những khó khăn gian truân, vất vả. Mẹ luôn là người chịu đựng tất cả, mẹ luôn là tấm lá chắn cho con.

+ Đoạn thơ ngợi ca tình yêu thương ấm áp, lớn lao của mẹ đối với mỗi cuộc đời.

* Yêu cầu về hình thức: 0,25 điểm

Viết thành đoạn văn ngắn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lối về dùng từ và đặt câu.

Câu 2: ( 2 điểm) Yêu cầu:

* HS biết cách làm bài văn nghị luận giải thích; có cấu trúc, bố cục rõ ràng, lí lẽ thuyết phục; … không mắc lỗi về cách diễn đạt, dùng từ…

* Giải thích được nội dung, ý nghĩa câu ngạn ngữ: 0,5 điểm

- Kì quan thế giới là một kiệt tác của nhân loại, của tạo hóa, là thành quả vô giá của bàn tay và khối óc con người nhưng không có kì quan nào đẹp, vĩ đại bằng trái tinm người mẹ. Nói cách khác, trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất, vĩ đại nhất.

* Giải thích vì sao trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất, vĩ đại nhất. 1,5 điểm Phần này chú trọng cách giải thích của HS, khuyến khích lối viết tƣ duy sáng tạo, cảm xúc chân thành, có sự hiểu biét từ văn chương và thực tiễn cuộc sống, miễn sao đảm bảo hợp lí, phù hợp với nội dung câu ngạn ngữ.

GV chấm có thể hướng vào các ý sau:

+ Con người được sinh ra và lớn lên từ nhịp đập của trái tim người mẹ. Tình yêu của người mẹ đã làm nên thế giới.

+ Trái tim mẹ nhân hậu, bao dung, mẹ đã cho con lớn lên từ tình yêu bao la, sự dịu dàng nhân ái.

+ Mẹ dạy cho con biết yêu thương, sẻ chia, mẹ cho con hiểu về ý nghĩa cuộc đời, mẹ dạy cho con biết hi sinh và những lẽ sống cao cả.

+ Mẹ là biểu tượng đẹp đẽ nhất của thế giới, mẹ là người tạo nên thế giới, mẹ cho thế giới hiểu thế nào là cuộc sống, là tình yêu thương.

=> Mẹ là biểu tƣợng của sự hi sinh, của tấm lòng vị tha cao cả. Đó là chất đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người – là kì quan vĩ đại nhất của thế giới.

Câu 3: ( 6 điểm) Yêu cầu chung:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao đƣợc diễn tả một cỏch chõn thực, sõu sắc.

- Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu.

Yêu cầu cụ thể:

A. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm) Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật.

Hình ảnh người cha trong tác phẩm Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao được diễn tả một cách chân thực, sâu sắc.

B. Phân tích, chứng minh: (5,0 điểm)

Học sinh có nhiều cách trình bày bài viết của mình, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

I. Khái quát chung về nhân vật lão Hạc: ( 0,5 điểm) - Là nhân vật chính trong truyện.

- Là người nông dân nghèo khổ trong thời kì trước cách mạng tháng Tám.

- Có hoàn cảnh bất hạnh- bị dồn đến đường cùng phải tìm đến cái chết.

- Có vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng, đặc biệt là người cha có tình yêu thương con tha thiết, cảm động.

Một phần của tài liệu 50 de thi hsg van 7 (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(212 trang)
w