10.Khi bồi dưỡng, GV đừng quá nặng nề lí thuyết vì thực tế lí thuyết các em đã được học trên lớp mà thay vào đó là dùng các đề thi để củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức.
11.Sau mỗi buổi bồi dưỡng, giáo viên cho các em vài đề để các em về nhà lập dàn ý, đến buổi thứ 2 giáo viên kiểm tra, chữa đề và nhận xét. Buổi tiếp theo cũng tương tự, chúng ta dạy cuốn chiếu, đề nào dễ có thể chỉ cho HS làm trước chứ ko cần dạy kĩ.
12.Yêu cầu các em nhớ dàn ý siêu ngắn gọn, tức là mỗi đề (đề tự luận 10 điểm) giáo viên yêu cầu các em chỉ được làm trong 20 đến 30 chữ là tối đa. Từ 20 chữ này Gv tiếp tục yêu cầu các em triển khai thành dàn ý chi tiết.
Ví dụ: đề bài là: “thiên hướng của người nghệ sĩc là đưa áng sáng đến trái tim con người” (G. welles). Em hãy chứng mình bằng một tác phẩm đã học thì HS chỉ làm dàn ý siêu ngắn gọn như sau:
+ Giải thích
+ Chứng minh bằng tác phẩm lão Hạc + Ánh sáng của lòng cảm thồn, chia sẻ + Ánh sáng của tình thương yêu
+ Ánh sáng của lòng tự trọng + Đặc sắc về nghiệ thuật à Đây là dàn ý siêu ngắn gọn
13.Cho học sinh thi thử, làm bài nhiều lần. Nếu chỉ dạy và làm đề chưa chắc các em đã nhớ, GV phải cho HS thi thử nhiều lần, thi trên giấy như thi thật, chấm kĩ, sửa chữa ki để rút kinh nghiệm, đặc biệt là căn thời gian sao cho hợp lí.
Thực tế HS chúng ta rất tham lam kiến thức hoặc là viết lan man, tràn làn dẫn đến không đủ thời gian. Thời gian là cái bẩy của người ra đề, không cân đối thời gian cho cả bài thi hay cho từng câu coi như thất bại. Ví dụ câu đọc hiểu chỉ chiếm 4 điểm nên thời gian dành cho câu này chỉ tối đã là 15 đến 20 phút.
Câu nghị luận XH 6 điểm thời gian tối đa là 45 đến 50 phút còn câu nghị luận Vh là 60 đến 65 phút.
14.Các bài kiểm tra định kì trên lớp GV cho HS giỏi làm đề riêng, tùy thời gian cụ thể. Ví dụ bài viết 90 phút thì cho HS làm câu nghị luận văn học, bài 45 phút thì cho làm câu nghị luận xh để tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian
15.Ưu tiên điểm: Đừng khắt khe điểm với HS nói chung và đội tuyển nói riêng.
Động viên các em về điểm, 9,10 điểm. Chúng ta đi dạy lấy lương thì HS đi học lấy điểm thôi.
16.Hỏi bài cũ: Bài cũ đối với HS giỏi cũng phải khác với HS binh thường. Ví dụ:
GV có thể hỏi câu “lên lập dàn ý ngắn gọn cho 1 đề nào đó” hay lên viết cấu trúc của đề nghị luận XH…
17.Tóm lại: Bồi dưỡng HSG là một vấn đề nan giải, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, tùy vào thực tế. Kinh nghiệm thì không biết biết mấy là đủ, chỉ nói vài ba
dòng thật khó mà hết. Nếu ái có kinh nghiệm nào hay thì chia sẻ để mọi người học hỏi.
18.Chúc các bạn thành công.
KINH NGHIỆM NHỎ KHI LUYỆN HSG.
(phiên bản 2 thứ 2)
1. Khi dạy trên lớp
- Trong quá trình dạy trên lớp GV phải có vài 3 câu hỏi dành cho đối tượng HSG để các em tập làm quan, tập tư duy và cũng là nội dung mình sẽ bồi dưỡng ở buổi chiều.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương Gv sẽ hỏi: Cái tài của mỗi nhà văn là phát hiện ra những hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của mỗi con người. Vậy theo em hạt ngọc ẩn dấu bên trong tâm hồn của Vũ Nương là gì? (Đây cũng sẽ là 1 đề HSG)
Ví dụ 2: Hay khi dạy bài Lão Hạc, Gv hỏi:
“Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”. Vậy trong truyện tình huống nào bộc lộc tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả?
Ví dụ 3: Khi dạy Truyện Kiều, GV đặt câu hỏi: Vì sao nói truyện Kiều là viên ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi hay thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ không một lần lõ nhịp ngang cung?. Vậy viên ngọc quý trong truyện Kiều là gì?
Ví dụ 4: Hoặc khi dạy văn bản chuyện người con gái Nam Xương, GV cũng nên hỏi:
Chi tiết trong truyện là người tí hon nhưng lại mang sứ mệnh của người khổng lồ? Vậy trong truyện chi tiết nào được xem là chi tiết tí hon nhưng mang sự mệnh người khổng lồ? Đó là sứ mệnh gì?
Ví dụ 5: Hoặc khi dạy ca dao lớp 7 ta có thể hỏi: Bác Hồ từng cho rằng: Ca dao là hòn ngọc quý” Vậy theo em em hiểu hòn ngọc quý ở ca dao là gì?
2. Khi dạy luyện buổi chiều
- GV nên luyện theo từng tác phẩm.
Một tác phaamrm Gv phải tìm ra nhiều đề thi, nhiều nhận định liên quan đến tác phẩm để bắt đầu khai thác, tìm hiểu, phân tích. Thật ra xoay đi xoay lại thì dù nhận định nào thì cũng hướng đến một khía cạnh nào đó của tác phẩm, của nhận vật mà thôi.
Ví dụ 6: Khi dạy bài Chuyện người con gái Nam Xương, Gv có thể đưa ra hàng loạt câu nhận định như:
- “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”.
(Nguyễn Đăng Mạnh)
- Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang trách nhiệm khổng lồ.
- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.
Tất cả các nhận định trên đều hương đến một ĐÍCH: đó là chi tiết truyện.
3. Khi về nhà
- Sau mỗi buổi dạy, Gv phải ra cho HS 2 đến 3 đề để các em về nghiên cứu và lập dàn ý. Khi dạy buổi chiều, thầy và trò sẽ nghiên cứu đề đã cho trước, sau đó hoàn chỉnh thành một dàn ý chuẩn mực, đầy đủ. Sau khi hoàn thành dàn ý, Gv lại cho HS viết thành bài văn để Gv kiểm tra khả năng diễn đạt. Lưu ý là điều này nên làm ít thôi, nếu làm nhều HS sẽ ngán vì viết rất mệt. Kết thúc buổi học, Gv lại ra đề khác… cứ thế cuốn chiếu hết tất cả các đề.
4. Tổ chức thi thử.
- Đừng bao giờ nghĩ đề A, B, C mình dạy kĩ rồi, chắc em sẽ làm được. Không có đâu các bạn ạ. Dù mình đã dạy kĩ nhưng các em không nhớ hết được và có khi còn làm sai bé bét phát tức lên nữa í. Thi thử để căn thời gian cho chuẩn vì thời gian là cái bẫy mà hầu hết HS đêu mắc phải. Các em không biết phân phối thời gian cho từng câu hợp lí nên cầu
đáng dành nhiều thời gian thì các em lại viết ít và ngược lại…Đây là lí do “cốt tử” là
“điểm yếu chết người” mà không phải HS nào cũng thành thạo.
5. Thân thiện, ăn uống, thưởng cao
- thỉnh thoảng mìn cho các em 50 đến 70k cho các em ăn uống. Thường là 1 tuần 1 lần để động viên, khích lệ. Và ra giải thưởng: Đỗ tỉnh thưởng bao nhiêu, dỗ nhất huyện thưởng như thế nào…. BỘ ĐỀ LUYỆN HSG 6
Bản word 100% - chỉnh sửa
Tài liệu gồm: