Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Trang 24 - 27)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI

1.2. Cơ sở của việc quy định và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1.2.1. Cơ sở lý luận

- Ch thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, trong đó có yêu cầu:

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em... Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia...;

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định:

Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách;... Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em...;

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới đã đề ra nhiệm vụ: “Nghiên cứu thành lập Tòa hôn nhân và gia đình” (điểm c mục 2 Phần B của Nghị quyết);

- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng:

Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm...; Nghị quyết cũng xác định nhiệm vụ cải cách là: Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành

chính... Việc thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực. Đổi mới Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành [2, tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II].

- Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: Tổ chức Tòa án theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW gồm 4 cấp là: Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Toà án nhân dân t nh, thành phố trực thuộc Trung ương, Toà án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao (mục 2 Kết luận 79-KL/TW).

- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi dưới 18

Người dưới 18 tuổi có một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất; cơ thể của các em còn đang ở thời k phát triển về mọi mặt như chiều cao, chiều ngang, trọng lượng cơ thể v.v...

+ Bộ não, tư duy của người dưới 18 tuổi chưa phát triển đầy đủ, còn rất nhiều khuyếm khuyết chưa đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, ứng xử trong cuộc sống.

+ Người dưới 18 tuổi nói chung chưa có cuộc sống tự lập, mà thường còn sống phụ thuộc vào người lớn; do vậy tính làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của người dưới 18 tuổi còn rất thấp, nhiều trường hợp còn dựa dẫm vào người lớn.

+ Người dưới 18 tuổi còn ít phải bươn chải với cuộc sống, còn ít va chạm, tiếp xúc với các hiện tượng của cuộc sống xã hội; nên họ còn rất ít kinh nghiệm sống, chưa có đủ khả năng để thể hiện quan điểm, lập trường trong

nhiều tình huống.

+ Người dưới 18 tuổi còn dễ bị lôi cuốn vào nhiều việc mà không tự chủ được; nhiều khi ở những người dưới 18 tuổi còn có sự tò mò, hiếu k , ham hiểu biết về một vấn đề nào đó, muốn tự tay mình thử nghiệm, tìm hiểu;

đôi khi họ muốn tỏ ra mình là người lớn, muốn có biểu hiện của sự anh hùng v.v... Đây là những lý do dẫn người dưới 18 tuổi có những hành vi, xử sự thiếu suy nghĩ (có thể nói là không suy nghĩ).

+ Nhưng đồng thời người dưới 18 tuổi lại rất nhanh, rất nhạy cảm trong việc tiếp xúc, tìm hiểu, tiếp thu những vấn đề gọi là mới (hoặc là mới đối với họ).

Có thể nói người dưới 18 tuổi có đặc điểm chung khác với người đã thành niên là ở chỗ người chưa thành niên đang ở độ tuổi thấp, đang ở thời k phải học ăn, học nói, học gói, học mở, phải tích luỹ kiến thức, tri thức, kinh nghiệm để có đầy đủ các điều kiện làm chủ cuộc sống của mình ngày mai[27].

Một phần của tài liệu Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)