Quy định của pháp luật Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi

Một phần của tài liệu Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Trang 43 - 58)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI

2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi

2.1.1. Các quy định trước hi b n hành Bộ luật h nh s năm 2015 Từ khi tham gia Công ước Quyền trẻ em đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cố gắng tới mức cao nhất để phù hợp giữa pháp luật quốc gia và Công ước Quyền trẻ em. Tinh thần, nội dung cơ bản của Công ước đã được thể hiện khá đầy đủ trong tất cả các văn bản pháp luật.

Vấn đề này được quy định trong một loạt các văn bản sau:

* Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950

Khái niệm người dưới 18 tuổi đã được đề cập trong pháp luật từ năm 1950 tại Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Điều 7 quy định “người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi”; tuy nhiên, khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội chưa được quy định trong văn bản pháp lý. Mặc dù vậy, qua thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn:

Nói chung, đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi thì không đưa ra Tòa án xét xử, từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu trường hợp phạm pháp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm chước đến tuổi còn non trẻ của chúng, riêng đối với loại từ 14 tuổi đến 16 tuổi, ch nên xét xử những trường hợp phạm tội nghiêm trọng.

Người dưới 18 tuổi phạm tội là người thuộc độ tuổi từ 14 tuổi đến 18 tuổi, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội nhẹ hơn so với trách nhiệm hình

sự của người đủ 18 tuổi và khi chủ thể của tội phạm là người từ 14 tuổi đến 16 tuổi cũng ch xét xử những trường hợp phạm tội nghiêm trọng. Những trường hợp phạm tội nghiêm trọng được hiểu là những tội như giết người, cướp của, hiếp dâm... Riêng về hiếp dâm nói chung thì đường lối xử lý vẫn chủ yếu là giáo dục.

Như vậy, có thể thấy trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội được tổng kết qua thực tiễn xét xử. Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được xác định dựa trên độ tuổi, mức độ nhận thức của người dưới 18 tuổi. Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cũng xuất phát từ mục đích giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội dựa trên nguyên tắc giảm nhẹ hơn so với trách nhiệm hình sự của người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao số 329-HS2 ngày 11/02/1967, hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi ở thời k này

“chỉ vào khoảng một phần hai mức án đối với người lớn”. Đối với trẻ em từ 9 đến 17 tuổi, đi lang thang, trộm cắp nhiều lần, có lối sống sa đoạ trụy lạc đã được gia đình, đoàn thể, nhà trường và chính quyền tận tình giúp đ nhiều lần, nhưng không chịu sửa chữa sẽ bị đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp trong thời gian 02 năm. Đây là những trường giáo dục thiếu niên hư.

Như vậy, có thể thấy trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, mặc dù không được quy định thành văn bản luật nhưng cũng đã có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thanh thiếu niên hư có hành vi vi phạm pháp luật nhiều lần và có sự cân nhắc về nhân thân.

* Bộ luật hình sự năm 1985

Bộ luật cũng dành một chương riêng, Chương VII - Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều 60 quy định các biện pháp tư pháp

và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa do Tòa án quyết định gồm có: (1) Buộc phải chịu thử thách; (2) Đưa vào trường giáo dư ng.

Biện pháp buộc phải chịu thử thách, Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1985, được áp dụng trong trường hợp người người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, thời gian thử thách từ một năm đến hai năm. Trong quá trình chấp hành biện pháp buộc phải chịu thử thách, người dưới 18 tuổi phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo kỷ luật xã hội và pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm. Trường hợp người phải chịu thử thách đã chấp hành được một nửa thời hạn do Toà quyết định và tỏ ra có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án quyết định chấm dứt thời hạn thử thách.

Biện pháp đưa vào trường giáo dư ng được quy định cụ thể tại Điều 62 của Bộ luật hình sự năm 1985, theo đó, Toà án có thể quyết định đưa người dưới 18 tuổi phạm tội vào trường giáo dư ng nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của họ cần đưa họ vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Thời hạn ở trường giáo dư ng là từ một năm đến ba năm.

Trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội đã chấp hành được một nửa thời hạn do Toà án quyết định và tỏ ra có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của người phụ trách trường, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dư ng.

Cũng như biện pháp buộc phải chịu thử thách, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội đã chấp hành được một nửa thời hạn do Toà án quyết định và tỏ ra có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của người phụ trách trường, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dư ng.

Sau 14 năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1985, do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, Bộ luật hình sự năm 1985 đã bộc lộ những bất cập và hạn chế, do đó cần có một Bộ luật hình sự mới đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời.

* Bộ luật hình sự năm 1999 và các văn bản hướng dẫn

Theo đó, các quy định về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi cũng đã được sửa đổi, bổ sung.

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng trong thời gian từ một năm đến hai năm.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 về trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Như vậy, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ch áp dụng trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng và đối với người từ đủ 16 tuổi.

Biện pháp này còn được quyết định trên cơ sở cân nhắc các yếu tố khác như tình tiết giảm nhẹ, nhân thân của người thực hiện hành vi phạm tội, thái độ ăn năn, hối cải sau khi phạm tội hoặc điều kiện có nơi thường trú ổn định và môi trường sống của họ thuận lợi cho việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo quy định của Luật thì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:

a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dư ng.

Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.

Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.

Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dư ng từ một năm đến hai năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dư ng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dư ng.

Để cụ thể hóa quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Nghị định này đã hướng dẫn rất cụ thể trách nhiệm cũng như quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội; trách nhiệm của gia đình, y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục trong khi các em chấp hành biện pháp.

Theo Nghị định số 59/2000/NĐ-CP thì người dưới 18 tuổi có những nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành nghiêm ch nh pháp luật của Nhà nước, tích cực

thực hiện nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;

- Làm bản cam kết với y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ các biện pháp tích cực sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp, giám sát, giáo dục;

- Thực hiện nghiêm ch nh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm, học tập, làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng dân cư nơi mình cư trú;

- Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dư ng của mình gửi Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức được giao giám sát, giáo dục khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc của cảnh sát khu vực, công an xóm, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú;

- Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dư ng của mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì báo cáo và trong thời hạn tạm trú phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xóm nơi người đó đến tạm trú [7, Điều 4].

Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người dưới 18 tuổi phạm tội có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng, nhưng phải tuân theo quy định sau đây (Nghị định số 59/2000/NĐ-CP):

- Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú qua đêm, thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục; khi đến nơi phải trình báo ngay với cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú;

- Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải

làm đơn xin phép Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục.

Đơn xin phép phải có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục.

Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người người dưới 18 tuổi đến tạm trú để phối hợp giám sát, giáo dục;

- Khi hết thời hạn cho phép tạm trú, người dưới 18 tuổi phạm tội phải làm báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này và phải có xác nhận của Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó tạm trú;

- Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi cư trú, đi học hoặc có việc làm ổn định ở địa phương khác thì người dưới 18 tuổi phạm tội phải làm đơn đề nghị có ý kiến của người trực tiếp giám sát, giáo dục gửi y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục.

y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục phải gửi toàn bộ hồ sơ của người dưới 18 tuổi phạm tội cho Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để làm các thủ tục cần thiết giao cho y ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội nơi người đó chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục [7, Điều 6].

Trường hợp khi người dưới 18 tuổi phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ thì được thực hiện như hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị định thì y ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục xem xét

dân cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này.

2.1.2. Các quy định củ Bộ luật h nh s năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/11/2015 có nhiều quy định mới với nhiều điều mới tiến bộ hơn so với Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 1985. Qua rà soát Bộ luật, người nghiên cứu đã tổng hợp được 195 điều có lợi cho người phạm tội[45], trong đó, các quy định về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Chương XII có nhiều điểm mới và có nhiều quy định lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật hình sự như quy định về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự.

Nhìn chung, Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới tiến bộ hơn, nhân đạo hơn trong chính sách xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của các em, thể hiện tinh thần “bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em trên tinh thần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên” [3, tr.8].

Trong phạm vi nghiên cứu, người viết sẽ tập trung nghiên cứu Mục 1:

Quy định chung về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Mục 2:

Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự; Mục 3: Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dư ng.

Phân tích sơ bộ, so với Chương X Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội thì tại Chương XII Bộ luật hình sự năm 2015 có 06 điều luật không có thay đổi về mặt nội dung mà ch thay đổi về thuật ngữ hoặc tách từ quy định của điều luật khác thành một điều độc lập (Điều 90. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Điều 97. Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dư ng; Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người

dưới 18 tuổi phạm tội; Điều 99. Phạt tiền; Điều 101. Tù có thời hạn;

Điều 105. Giảm mức hình phạt đã tuyên); bổ sung thêm 06 điều luật mới là:

Điều 92 - Điều kiện áp dụng (các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự); Điều 93 - Khiển trách; Điều 94 - Hòa giải tại cộng đồng; Điều 102 - Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; Điều 104 - Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án; Điều 106 - Tha tù trước thời hạn có điều kiện; 05 điều luật còn lại đều có những sự thay đổi nhất định về mặt nội dung.

Về thuật ngữ, Bộ luật hình sự năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội” thay cho thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội”

nhằm cụ thể hóa và thống nhất cách hiểu về độ tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội.

Chế định Các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự thực chất là các quy định về xử lý chuyển hướng người dưới 18 tuổi phạm tội - là chế định mới được bổ sung vào Bộ luật hình sự năm 2015. Chế định này gồm 04 điều luật:

Điều 92 - Điều kiện áp dụng (các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự);

Điều 93 - Khiển trách;

Điều 94 - Hòa giải tại cộng đồng;

Điều 95 - Giáo dục tại xă, phường, thị trấn.

Đây là những điều luật hoàn toàn mới trong Bộ luật hình sự năm 2015.

“Đây là quy định nhằm mục đích sớm đưa người dưới 18 tuổi ra khỏi quy trình tố tụng hình sự và áp dụng các biện pháp xử lý khác mang tính giáo dục - phòng ngừa xã hội nhằm mục đích chính là giúp cho họ nhận rõ được lỗi lầm, có thái độ ăn năn hối cải, khắc phục sai phạm” [24, tr.9]. Nội dung của các điều luật này có mấy điểm chính sau đây:

Một phần của tài liệu Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)