Từ những kinh nghiệm và biện pháp nêu trên, công tác chăm sóc sức khỏe ở trường Mầm non 1-6 năm học 2017-2018 đã đạt được những kết quả sau:
- Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách phòng chống bệnh dịch. Đặc biệt là công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe tới phụ huynh học sinh.
- Chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khoẻ mạnh. Số trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, trẻ có nguy cơ thừa cân đã giảm rõ rệt, biểu hiện cụ thể là:
+ Trẻ suy dinh dưỡng: Đầu năm: 5 cháu => Cuối năm: 1 cháu.
+ Trẻ suy thấp còi: Đầu năm: 6 cháu => Cuối năm: 4 cháu.
+ Nguy cơ thừa cân: Đầu năm: 9 cháu => Cuối năm: 5 cháu.
- Minh chứng rõ hơn cho chất lượng chăm sóc trẻ được thể hiện qua kết quả cụ thể về cân đo trong năm học qua của nhà trường đạt được như sau:
+/ Về cân nặng (3 đợt/năm học):
Nội dung Đợt I, ngày
10/9/2017
Đợt II, ngày 08/12/2017
Đợt III, ngày 09/3/2018 Số học
sinh
Tỷ lệ Số học sinh
Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ
Tổng số học sinh được cân 259 100% 264 100% 284 100%
Kênh bình thường 245 94,6% 253 95,8% 278 97,9%
Kênh suy dinh dưỡng 5 1,9% 4 1,5% 1 0,3%
Nguy cơ thừa cân 9 3,5% 7 2,7% 5 1,8%
+/ Về chiều cao (3 đợt/năm học):
Nội dung Đợt I, ngày 10/9/2017
Đợt II, ngày 08/12/2017
Đợt III, ngày 09/3/2018 Số
học sinh
Tỷ lệ Số học sinh
Tỷ lệ Số học sinh
Tỷ lệ Tổng số học sinh được đo 259 100% 264 100% 284 100%
Kênh bình thường 253 97,7% 258 97,7% 280 98,6%
Kênh thấp còi 6 2,3% 6 2,3% 4 1,4%
- Về khám sức khỏe: Nhờ áp dụng những kinh nghiệm trên mà năm học này, số trẻ mắc các bệnh thông thường như: Tai- Mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt...
ít hơn những năm học trước. Đặc biệt, không có cháu nào mắc các bệnh về Da, Nội khoa, Ngoại khoa hay Bệnh khác.
Kết quả khám sức khỏe cụ thể trong năm học qua như sau:
Tổng số HS được khám
Số trẻ mắc các bệnh
TMH RHM Mắt Da Nội
khoa
Ngoại khoa
Bệnh khác
262/265 4 70 2 0 0 0 0
98,9% 1,5% 26,7% 0,8%
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được bồi dưỡng, tập huấn và nắm vững các kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng và cách sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống bệnh dịch.
- 7/7 lớp thực hiện tốt và có hiệu quả việc lồng ghép kiến thức chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh vào chương trình học của trẻ, giúp trẻ nhận thức được và có ý thức giữ gìn sức khỏe cũng như phòng chống dịch bệnh cho bản thân.
- 100% phụ huynh học sinh được tuyên truyền về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống các loại dịch bệnh thông thường cũng như một số loại dịch bệnh nguy hiểm khác.
- Không có dịch bệnh xảy ra trong nhà trường. Đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. Tạo điều kiện tốt cho các cháu sinh hoạt và học tập.
- Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh của trường lên cấp trên.
- Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch tại các đơn vị cung ứng có uy tín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghiêm túc thực hiện giao nhận thực phẩm đủ thành phần. Chế biến món ăn theo đúng quy trình bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh, nhà bếp đã được công nhận bếp ăn đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Mức tiền ăn: 30.000đ/ngày/trẻ để đảm bảo cơ cấu bữa ăn, xây dựng thực đơn theo tuần, theo tháng, theo mùa, hợp khẩu vị với trẻ, cho trẻ được sử dụng các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ sản phẩm dinh dưỡng là sữa Kany và sữa Vita vào lúc 15h30 hằng ngày.
- Thực đơn phong phú, phù hợp với trẻ, được tính định lượng đầy đủ, lượng dinh dưỡng đạt tối thiểu theo yêu cầu lứa tuổi, cụ thể về tỷ lệ calo và các chất trong năm học qua nhà trường đã đạt được như sau:
+/ Về calo: Trẻ Mẫu giáo đạt: 615-723 Kcal/cháu/ngày.
Trẻ Nhà trẻ đạt: 600-651 Kcal/cháu/ngày.
Đồng thời, đảm bảo tỷ lệ calo (nhu cầu năng lượng) giữa các bữa trong ngày, nhà trường đã đạt được như sau:
-) Mẫu giáo:
+ Bữa trưa: 65- 70%
+ Quà chiều: 30-35%
-) Nhà trẻ:
+ Bữa chính sáng: 45-50%
+ Bữa chính chiều: 40 - 45%
+ Bữa phụ: 10-12%
+ Tỉ lệ cân đối giữa các chất P – L – G trung bình là:
Mẫu giáo: 15 20 – 3040 – 4750 Nhà trẻ: 15 20 – 2535 – 5260
+ Hàm lượng Canxi và B1 trong khẩu phần ăn của trẻ trung bình là:
Canxi: 500mg - 600mg B1: 0,5mg - 0,7mg
- Chính từ những kết quả trên, trường Mầm non 1-6 đã trở thành nhà trường có uy tín, được sự tín nhiệm của xã hội và các bậc cha mẹ học sinh.
Do đó, số học sinh vào trường để học ngày một đông hơn. Năm học này, nhà trường đã vượt chỉ tiêu Quận giao là: 35 học sinh (Chỉ tiêu giao: 255, nhà trường thực hiện: 285).
PHẦN III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ chính là giúp trẻ luôn có thể lực khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, có sức đề kháng cao, chống lại mọi bệnh tật, tạo cho trẻ có hứng thú tham gia vào tất cả các hoạt động. Trẻ khỏe mạnh, ít ốm đau là niềm hạnh phúc của gia đình.
Ngược lại, nếu không làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì sẽ làm tổn thương về mặt thể lực cũng như tinh thần của trẻ, trẻ sẽ không có đủ sức khỏe để sinh hoạt, học tập cũng như tham gia vào các hoạt động khác.
Chính vì vậy, ngoài việc giáo dục trang bị những kiến thức cho trẻ thì người lớn phải chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học, hợp lý để trẻ không bị suy dinh dưỡng, thấp còi hay béo phì. Có như vậy, trẻ mới có thể miễn dịch với các loại bệnh dịch đang có nguy cơ lan truyền trong cộng đồng.
Nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng gia đình hay nhà trường, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng.
Mặt khác, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non đòi hỏi những thành viên trong Ban Chăm sóc sức khỏe của nhà trường phải hết sức năng động, sáng tạo và thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để giúp cho đồng chí Trưởng ban chỉ đạo có được những biện pháp hữu hiệu nhất, chỉ đạo toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cùng thực hiện, nhằm hoàn thành tốt nhất công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Cũng chính từ những lẽ trên, mà tôi đã cùng Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của trường Mầm non 1-6 thực hiện tốt những biện pháp nêu trên. Do vậy, kết quả chăm sóc sức khỏe cho trẻ của nhà trường đạt được là rất tốt, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2017-2018.
Từ những biện pháp đã được thực hiện tại trường Mầm non 1-6 (nêu trên), tôi thấy rằng để làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non thì chúng ta cần : Sưu tầm nhiều bài tuyên truyền, tranh ảnh có màu sắc phản ánh được rõ nét nội dung cần tuyên truyền để treo tại các góc tuyên truyền và phát cho phụ huynh học sinh để mọi người cùng quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Phác đồ điều trị ở phòng Y tế nên in màu ra khổ A3 thay vì in đen trắng.
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Với tầm quan trọng và vai trò vô cùng to lớn của Y tế học đường, công tác y tế tại trường học cần được đầu tư một cách thỏa đáng đúng như Tại Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT, ngày 18/6/2013 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế quy định: “Phòng y tế, đảo đảm diện tích từ 12m2 trở lên. Được bố trí ở vị trí thuận lợi cho công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu và vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Bảo đảm vệ sinh khu vực xung quanh phòng y tế và trong phòng y tế. Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải theo quy định. Có tủ thuốc được trang bị các loại thuốc thiết yếu; có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định. Có các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu phục vụ sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh;
có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi. Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác. Nhân viên làm công tác y tế trường học có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc biên chế chính thức của trường”.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho những thành viên trong Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của nhà trường, từ đó các thành viên sẽ về triển khai tại trường mình.
Trên đây là “một số kinh nghiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non” của tôi nhằm thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe tại trường Mầm non 1-6. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN IV