Kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường, xã 29

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG, XÃ

1.3 Kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường, xã 29

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường, xã ở một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường tại Thành phố Hạ Long tỉnh Quang Ninh

Việc thực hiện cải cách hành chính, thành phố Hạ Long đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường. Thành phố Hạ Long xác định để có một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, tiên tiến thì việc không thể thiếu là xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực, hoạt động hiệu quả. Quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Trung ương, của tỉnh về công tác công chức, từ tình hình thực tiễn tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự của địa phương, thành phố Hạ Long đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quan điểm Đảng về công tác nhân sự, mạnh dạn đột phá vào một số khâu trọng yếu trong công tác xây dựng đội ngũ công chức, đem lại kết quả tích cực, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ. UBND thành phố đã chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm; thực hiện cơ cấu công chức và xác định vị trí việc làm đảm bảo đúng các quy định và dựa trên thực tế của từng địa phương và đơn vị trực thuộc. Công tác quản lý đội ngũ công chức được thành phố siết chặt theo đúng các quy định hiện hành. Xây dựng Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ; kiện toàn nhân sự tại Trung

tâm hành chính công, các phòng, ban của thành phố; nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị 05/CT-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương đạo đức công vụ, tăng cường công tác quản lý công chức và thi đua, khen thưởng; ban hành Quy định xử lý trách nhiệm của người công chức trong việc thi hành nhiệm vụ, công vụ... Đặc biệt, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được thành phố chú trọng thực hiện theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng như theo yêu cầu của vị trí công tác. Năm 2015, thành phố đã phối hợp với các sở, ngành, trường đào tạo cho 81 công chức thuộc thành phố. Tổ chức tập huấn về cải cách hành chính cho hơn 50 công chức các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và UBND các phường. Hiện tại, 100% công chức của UBND các phường thuộc thành phố Hạ Long đạt chuẩn theo quy định.

Thành phố Hạ Long cũng không ngừng đổi mới công tác quản lý đội ngũ công chức, UBND thành phố xây dựng hệ thống quy chế, quy định trách nhiệm của công chức đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, xây dựng. Thực hiện việc đổi mới công tác bổ nhiệm thông qua hình thức tuyển chọn lãnh đạo cấp Phòng và tương đương. Trên cơ sở quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thành phố Hạ Long thực hiện tuyển chọn lãnh đạo cấp phòng theo hướng chú trọng đề cao năng lực, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm. Năm 2015, thành phố thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng ban qua việc thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo và bảo vệ đề án. Trong đó, tiến hành bảo vệ đề án để bổ nhiệm cho 3 vị trí cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, gồm: 1 chức danh phó chánh thanh tra thành phố; 2 chức danh phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo, 1 chức danh phó giám đốc ban quản lý dự án công trình.

Triển khai thực hiện phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và viên chức; tăng cường công tác kiểm tra đối với cán bộ, công chức và viên chức. Thành uỷ, UBND thành phố Hạ Long có nhiều biện pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng hoạt động công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức và viên chức và đặc biệt là đội ngũ công chức cấp phường trong việc thực hiện công vụ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường, xã, tại Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Những năm gần đây, song song với việc tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Thị xã Từ Sơn đã dần chú trọng hơn về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp phường, xã. Với việc xác định "đội ngũ công chức là cái gốc của mọi công việc", Thị xã Từ Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm hướng đến nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu công tác nhân sự thời kỳ mới như việc:

Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác nhân sự sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và từng đơn vị theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đánh giá, cá nhân phụ trách, quy hoạch, bố trí, sử dụng, điều động, đào tạo bồi dưỡng công chức, phát huy cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên, coi trọng chức năng, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác nhân sự.

Trong công tác đánh giá chất lượng công chức, Thị xã luôn thực hiện nghiêm túc, đúng phương pháp, quy trình, căn cứ kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong việc đánh giá công chức, tránh tư tưởng cá nhân, hẹp hòi đánh giá sai lệch người công chức, dẫn đến ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cũng như việc bổ nhiệm, bố trí, sử dụng công chức với phương châm “đúng người, đúng việc”. Đây là công việc được UBND thị xã tiến hành hàng năm, trước khi bổ nhiệm, đề bạt, quy hoạch.

Công tác xây dựng nhân sự được cấp ủy, chính quyền Thị xã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, việc rà soát, bổ sung quy hoạch, thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch từ dưới cơ sở, quy hoạch từ cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên, đưa những nhân tố mới đáp ứng được những tiêu chuẩn điều kiện về phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ vào quy hoạch, mỗi chức danh quy hoạch từ 2 đến 3 người và mỗi công chức có đủ điều kiện năng lực, phẩm chất đạo đức được quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh. Kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch những trường hợp công chức không đủ điều kiện về năng lực, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn.

Xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức là một đòi hỏi hết sức cần thiết, có tác động tích cực đến việc thực thi nhiệm vụ tại địa phương. Đặc biệt trong đó nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Hàng năm, Thị xã đã liên tục mở các lớp đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng... nhằm đáp ứng với thực tế công tác tại địa phương. Chú trọng thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với công chức như chính sách đối với những công chức nữ, chính sách quy hoạch, chính sách đào tạo bồi dưỡng, chính sách thu hút tuyển dụng nhân tài, quản lý và sử dụng công chức. Tích cực chăm lo đầu tư xây dựng trụ sở, bố trí trang thiết bị và các phương tiện làm việc ở cơ sở theo hướng hiện đại hóa.

1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Quận Hà Đông

Từ những bài học kinh nghiệm về việc quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của các địa phương trình bày ở trên, qua đó để có áp dụng một số phương pháp vào quận Hà Đông, TP. Hà Nội như sau:

Thứ nhất, cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, khả năng, lý luận chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc cho chính đội ngũ công chức cấp phường hiện đang công tác. Đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp nâng cao cả trình độ và kỹ năng cho công chức, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra hiện nay.

Thứ hai, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc tuyển dụng công chức, đây được coi là điều kiện then chốt để xây dựng lên một đội ngũ công chức cấp phường vững về chuyên môn, nghiệp vụ, tư tưởng chính trị và đạo đức tốt, có sức khỏe và lòng nhiệt huyết với công việc.

Thứ ba, phải có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tạo điều thăng tiến và điều kiện làm việc tốt nhất. Đây là biện pháp nhằm thu hút, tránh tình trạng chảy máu chất xám nhân tài, đảm bảo thu hút được nguồn trí thức cao vào phục vụ làm việc cho đất nước và hướng đến giúp người công chức yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài.

Thứ tư, cần phải làm tốt công tác luân chuyển công chức giữa các phường trong nội bộ quận, cần phải áp dụng theo đúng quy chế đã quy định của Nhà nước, có tính khoa học, công bằng, hợp lý… đòi hỏi phải tạo ra sự cân bằng, đồng đều, phù hợp giữa các phường với nhau, cũng là để tạo điều kiện trao dồi, phát triển thêm cho cá nhân từng công chức. Nhằm mục đến mục đích chung về sự phát triển triển của quận cũng như của từng phường trên địa bàn quận.

Thứ năm, thực hiện việc chuẩn hóa chức danh công chức là điều hết sức cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo nên một cơ chế công khai, minh bạch trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức trong các lĩnh vực, chức vụ, để tránh gây ra tình trạng tiêu cực có thể phát sinh thông qua việc tuyển dụng nhân sự. Qua đó, cùng làm hạn chế tình trạng tiêu cực, chạy chọt, mua bán chức quyền… đã và đang gây ra những bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội hiện nay. Đây cũng là căn cứ để có thể xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quy hoạch và thực hiện các chế độ, chính sách với công chức, qua đó cũng là mục tiêu để phát triển của mỗi công chức nhằm rèn luyện, nâng cao và tự hoàn thiện mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)