CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨCÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.4 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường Quận Hà Đông
3.4.1 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoàn 2016- 2025 và Quyết định số 4450/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, xuất phát từ mục tiêu, quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường, quận Hà Đôngxác định đào tạo, bổi dưỡng là một trong những khâu quan trọng, có tính quyết định và lâu dài trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Hà Đông. Bên cạnh những sự thay đổi tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của quận Hà Đông trong thời gian qua, thì hiện nay vẫn cần phải bổ sung thêm những biện pháp có tính đột biến hơn nữa mới có thể đem lại sự đột phá trong chất lượng và khả năng của người công chức hiện nay. Nhất là đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị và cùng với đó cần phải gắn đào tạo, bồi dưỡng công chức với quy hoạch từng chức danh, chức vụ, có như thế mới nâng cao hiệu quả của công tác, cũng như tránh gây lãng phí cho nhà nước.
3.4.1.2 Nội dung của giải pháp
Đầu tiên cần xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp phường cần được gắn chặt với công tác quy hoạch công chức, đây có thể coi vừa là biện pháp để tạo động lực phấn đầu của người công chức cũng như việc đầu tư có chiều sâu của bộ máy hành chính nhà nước, giúp tránh đầu tư lãng phí tiền của nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Từ tình hình thực trạng đội ngũ công chức cấp phường của quận như trên, cần phải có các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với từng nhóm công chức, để đội ngũ này đạt tiêu chuẩn chức danh trong thời gian tới cần tiến hành như sau:
Hàng năm, giao phòng Nội vụ quận thực hiện tiến hành gửi văn bản rà soát, đăng ký tới UBND các phường, nhằm xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể của từng đơn vị. Thông qua đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Thông qua Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của quận, tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức lý luận chính trị cho từng nhóm đối tượng: Công chức chuyên môn, công chức công an quân sự.
Gắn việc đào tạo, bồi dưỡng công chức chính quyền với đào tạo công chức dự nguồn, bảo đảm nguồn thay thế kịp thời công chức khi thôi việc hoặc nghỉ hưu. Tiếp đó đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách đã đưa vào diện quy hoạch công chức để thay thế, bổ sung khi cần thiết.
Thực tế hiện nay tại quận có hơn 45% tổng số công chức cấp phường của quận chưa đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước. Công việc này cần phải tiến hành ngay để nâng cao trình độ quản lý hành chính cho đội ngũ công chức và cần mở thêm lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính Nhà nước cũng như kiến thức pháp luật theo từng nhóm đối tượng công chức. Thêm vào đó cần bồi dưỡng kiến thức tối thiểu về Nghị quyết của Đảng, quản lý chuyên ngành, văn hóa công sở và kỹ năng giao tiếp.
Cần tập trung làm tốt và huy động sự tham gia tích cực người học, nhất là quan tâm đến đội ngũ công chức ở một số phường có làng nghề và vẫn còn có lượng lớn đất nông nghiệp cùng trình độ dân trí thấp hơn như: Biên Giang, Đồng Mai…
Trước mắt, để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác này:
Một, xác định chu kỳ sát hạch công chức để đánh giá năng lực công chức (chu kỳ có thể từ 3 đến 5 năm).
Hai, quy định các loại văn bằng, chứng chỉ cho từng chức danh.
Ba, xác định số lượng công chức theo ngạch trong từng cơ quan, đơn vị.
Bốn, xây dựng các quy định nhằm định hướng đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp thức hóa tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc.
Thực hiện việc cơ cấu lại đội ngũ công chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giảm biên chế hành chính, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoàn 2015-2025, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh công chức; giữa độ tuổi, địa bàn, giới tính, lĩnh vực công tác; khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu công chức chuyên môn.
Do quận Hà Đông là một quận phát triển của Thủ đô Hà Nội, nên yêu cầu hội nhập quốc tế là một điều tất yếu hiện nay. Từ đó đòi hỏi lực lượng công chức chuyên trách ở các phường phải không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn và đặc biệt là khả năng công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ.Quận cần chú trọng mở những lớp đào tạo chuyên môn cho từng nhóm đối tượng chuyên trách, thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng và cập nhật tình hình thực tế để có biện pháp đào tạo hiệu quả. Riêng về mặt nâng cao trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin thì quận cần tổ chức những lớp bồi dưỡng thường xuyên, sau mỗi đợt kết thúc bồi dưỡng cần cho rà soát và kiểm tra trình độ, từ đó có những đánh giá chính xác cũng như những điều chỉnh phù hợp cho công tác tổ chức đào tào, bồi dưỡng tiếp theo.
Việc đào tạo, bồi dưỡng muốn đạt được chất lượng cao thì cần phải có nội dung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của công việc, từng vị trí công tác. Nó có nghĩa ở vị trí công tác nào thì cần phải đào tạo, bồi dưỡng nội dung kiến thức đó và cũng phải căn cứ xét tới việc đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với trình độ tương đương của từng cá nhân. Cùng với đó phải phân tích, nghiên cứu về lĩnh vực công việc của từng cá nhân người công chức nhằm có hướng tìm ra nội dung cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng thêm, cũng như căn cứ và dựa vào tình hình riêng của từng địa phương, cơ sở để xây dựng chương trình phù hợp. Nếu có thể tổng hợp và bao quát được những yếu tố chi tiết trên, sẽ giúp tìm ra được giải pháp đào tạo, bồi dưỡng áp dụng trên diện rộng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả của công tác này. Làm tốt được công tác trên sẽ
giúp việc lựa chọn công chức đi học trở nên thuận lợi, dễ dàng do cá nhân người công chức được lựa chọn cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định.
3.4.1.3 Điều kiện thực hiện giải pháp
Để đảm bảo và giúp việc nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cần phải chú ý đến những yếu tố như: Đội ngũ giảng viên phải vừa có kiến thức chuyên sâu cũng như kinh nghiệm thực tế; Hệ thống tài liệu, giáo trình đầy đủ và phải thường xuyên được cập nhật nội dung tình hình mới; Đầu tư cơ sở vật chất phải đáp ứng cho yêu cầu của việc học tập; Toàn bộ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được hỗ trợ theo đúng quy định Nhà nước.
Việc đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ công chức UBND cấp phường là điều tất yếu và phải được làm thường xuyên nhưng cần đảm bảo phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí.
Cần chú trọng đến các nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho công chức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin hay như củng cố kiến thức về pháp luật, quản lý hành chính, kỹ năng giao tiếp và trang bị các kỹ năng xử lý tình huống, nhằm hướng đến xây dựng tính chuyên nghiệp của người công chức trong việc thực thi công vụ. Có thể nêu ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhưng chúng ta cũng phải cân nhắc đến chính là yếu tố cá nhân người công chức, phải làm sao cho họ thấy việc phải nỗ lực phấn đấu nâng cao khả năng cá nhân, làm cho họ thấy động lực phấn đấu, hoàn thiện bản thân hơn nữa, thì mới đem lại được hiệu quả thiết thực nhất. Cũng như việc tạo điều kiện công tác, giúp người công chức có thể yên tâm làm việc, hết mình phục vụ tổ chức và nhân dân, đó mới chính là mục tiêu và đích hướng đến của chính quyền quận Hà Đông.
3.4.1.4 Dự kiến kết quả giải pháp mang lại
Khi công tác đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành một cách chính xác, hiệu quả sẽ trang bị cho đội ngũ công chức cấp phường tại quận Hà Đông những kiến thức chuyên môn phục vụ công việc một cách hiệu quả nhất. Giúp việc giải quyết, xử lý công việc trở nên nhanh chóng hơn, chính xác hơn và đảm bảo được yếu tố tuân thủ pháp luật.Tiếp đến giúp giải quyết được việc tiêu chuẩn hóa đúng chức danh công chức, tránh tình trạng người không đúng chuyên môn, khả năng lại phải làm công tác không phù hợp, không đúng chuyên môn được đào tạo. Đây chính là biết cách tận dụng tối đa nhất khả
năng yếu tố con người và cũng là thể hiện sự khoa học trong quản lý hành chính giai đoạn phát triển hiện nay.