Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chính của Ban quản lý dự án ĐTXD thành phố Phủ Lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Phủ Lý, Hà Nam (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

3.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án ĐTXD thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

3.1.2 Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chính của Ban quản lý dự án ĐTXD thành phố Phủ Lý

3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ban quản lý dự án ĐTXD thành phố Phủ Lý được thành lập theo Quyết định số 885/QĐ- UBND ngày 22/06/2016 của UBND tỉnh Hà Nam.

Thực hiện các nhiệm vụ do UBND thành phố giao; là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.

Ban quản lý dự án ĐTXD thành phố Phủ Lý chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND thành phố Phủ Lý, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định.

Địa chỉ của Ban QLDA ĐTXD thành phố Phủ Lý tại đường Trương Công Giai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

3.1.2.2 Nguyên tắc làm việc

Ban QLDA làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ tập thể;

đề cao trách nhiệm cá nhân của Lãnh đạo Ban và toàn thể cán bộ viên chức, người lao động.

Giải quyết công việc theo quy định của pháp luật; sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố; bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ viên chức, người lao động; đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy chế, hiệu quả.

Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao cho một tổ hoặc bộ phận, mỗi tổ hoặc bộ phận phụ trách và chịu trách nhiệm chính theo lĩnh vực được phân công, đảm bảo không

chồng chéo, bỏ sót công việc hoặc thực hiện quá thẩm quyền trong phạm vi được giao;

đảm bảo sự phối hợp, thống nhất trong các tổ, bộ phận và từng cá nhân.

Đảm bảo tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc, trừ trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

Cán bộ viên chức, người lao động không được tự ý công bố những thông tin nội bộ hoặc các yêu cầu bảo mật thông tin theo chế độ bảo mật đã được quy định.

3.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Làm Chủ đầu tư các DAĐT XDCT giao thông trên địa bàn thành phố được UBND thành phố giao quản lý sử dụng vốn để ĐTXD và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của CĐT theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và các Điều Luật liên quan.

Thực hiện các nhiệm vụ QLDA theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015.

Thực hiện tư vấn QLDA, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các CTGT khác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố giao hoặc ủy quyền.

Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật.

3.1.2.4 Cơ cấu tổ chức và hoạt động

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động là: 25 đồng chí. Trong đó:

14 nam và 11 nữ.

Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc.

Các tổ và bộ phận chuyên môn gồm:

 Phòng hành chính - Tài vụ 04 người.

 Phòng quản lý dự án 1 gồm 7 người.

 Phòng Quản lý dự án 2 gồm 7 người.

Các tổ chức Đảng và đoàn thể: Chi bộ Đảng; Công đoàn.

Sơ đồ tổ chức Ban được thể hiện ở Hình 3.1.

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA ĐTXD thành phố Phủ Lý (Nguồn: Ban QLDA ĐTXD thành phố Phủ Lý)

Giám đốc: là người đứng đầu, là chỉ huy cao nhất của Ban QLDA ĐTXD thành phố Phủ Lý có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau:

 Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của đơn vị.

 Đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị (trừ các chức danh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).

 Đề nghị UBND thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Phó Giám đốc, Kế toán trưởng theo quy định của Nhà nước và thẩm quyền được phân cấp.

 Giám đốc chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Phủ Lý, Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý và pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị.

Phó giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau:

 Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc phân công và ủy quyền.

 Có quyền đề nghị với Giám đốc các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

 Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Phòng Tổ chức hành chính - Tài vụ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:

 Nghiên cứu, đề xuất biện pháp cải tiến công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức, người lao động.

 Quản lý hồ sơ cán bộ viên chức, người lao động tại Ban QLDA.

 Tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, quy định của nhà nước liên quan đến cán bộ viên chức, người lao động; quy chế, nội quy, các quy định của cơ quan và các văn bản khác có liên quan.

 Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật.

 Tham mưu cho Giám đốc quản lý cơ sở vật chất của Ban QLDA; đảm bảo các điều kiện về hành chính, văn phòng; quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm mới trang thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác.

 Tổ chức thực hiện đúng các quy định về công tác văn thư, lưu trữ, in ấn các tài liệu, văn bản của cơ quan; quản lý chặt chẽ con dấu, giấy giới thiệu, giấy phép, giấy đi đường và các loại văn bản, ấn chỉ khác khi được giao.

 Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động văn hoá, giao lưu, gặp mặt truyền thống. Đảm bảo tốt các công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách của cơ quan. Điều động phương tiện công tác, thiết bị thông tin liên lạc…

 Thường trực, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo; đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính.

 Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng đã ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính của Ban theo quy định.

 Thực hiện nghiệp vụ mở sổ sách kế toán; lập báo cáo thu chi, số dư tiền mặt và số dư các tài khoản báo cáo Giám đốc theo quy định. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của đơn vị theo đúng pháp luật, chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước.

 Chủ trì phối hợp với các Phòng: Lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ban, đúng chế độ chính sách của Nhà nước.

 Lập, quyết toán chi phí QLDA hàng năm theo quy định hiện hành.

 Theo dõi, thanh toán và thanh lý hợp đồng các dự án Ban làm tư vấn QLDA, giám sát kỹ thuật thi công xây lắp; đề xuất, đôn đốc thu hồi các khoản nợ theo Hợp đồng đã ký.

 Thực hiện quản lý, thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khác của công chức, viên chức, người lao động theo quy định; Quản lý quỹ tiền mặt của Ban.

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:

 Chủ trì phối hợp cùng các Phòng Quản lý dự án, các Ban điều hành dự án xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm đối với các dự án được giao của Ban.

 Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra nội bộ thường xuyên, đột xuất về khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị ngoài hiện trường.

 Hàng năm, chủ trì phối hợp với các Phòng liên quan xây dựng kế hoạch vốn đầu tư, nhu cầu vốn của các dự án báo cáo Giám đốc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Chủ trì phối hợp với các bộ phận báo cáo vốn, tiến độ thực hiện các dự án xây dựng theo yêu cầu; Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư tổng thể của CĐT.

 Đối với các nội dung công việc, hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc: Tổ chức thực hiện thẩm định và trình Giám đốc phê duyệt theo đề nghị của các tổ Quản lý dự án như: Hồ sơ mời thầu; hồ sơ yêu cầu; kết quả lựa chọn nhà thầu; đề cương nhiệm vụ công tác khảo sát, thiết kế, cắm cọc GPMB...

 Đối với các nội dung công việc, hồ sơ của các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của cơ quan, đơn vị khác: Thực hiện công tác kiểm tra, soát xét theo đề nghị các Phòng Quản lý dự án như: Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo KT- KT; Hồ sơ thiết kế dự toán sau thiết kế cơ sở; điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư, dự toán ... và soạn thảo văn bản trình Giám đốc ký gửi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 Thực hiện công tác kiểm tra, soát xét hợp đồng xây dựng của các dự án do các Phòng Quản lý dự án soạn thảo trước khi trình Giám đốc ký.

 Chủ trì nghiên cứu xây dựng định mức, đơn giá với những loại hình công việc không có trong bộ định mức đơn giá để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

 Chủ trì tổ chức kiểm tra chất lượng các hạng mục công trình, công trình ngoài hiện trường và hồ sơ hoàn công trước khi bàn giao đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác sử dụng.

 Thực hiện lưu trữ 01 bộ Hồ sơ của dự án (Từ bước chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến bước bàn giao đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng).

Phòng Quản lý dự án 1 và 2 có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:

 Tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện công tác Quản lý dự án, Giám sát thi công đối với các dự án được giao theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của Pháp luật.

 Tổ chức, phân công, hướng dẫn nhân viên của Phòng thực hiện công tác giám sát và QLDA theo đúng quy định.

 Lập báo cáo Giám sát đầu tư các dự án được giao theo đúng quy định.

 Tổ chức nghiên cứu và áp dụng các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn hiện hành vào công tác QLDA, giám sát thi công của đơn vị.

 Thực hiện công tác lưu trữ các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực Quản lý dự án và Giám sát thi công các dự án được giao.

 Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Giám đốc Ban công tác QLDA, giám sát thi công của các dự án được giao.

 Thực hiện công tác báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Phủ Lý, Hà Nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)