Để thi công công trình đạt được kết quả theo yêu cầu và An toàn lao động chúng tôi tiến hành như sau : A - TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN Ở CÔNG TRƯỜNG.
Khi tiến hành thi công công trình chúng tôi sẽ có các quyết định phân công trách nhiệm những người làm công tác An toàn trong đó :
- Chỉ huy trưởng công trường phụ trách chung.
- Cán bộ kỹ thuật, đội trưởng sản xuất và đứng đầu các bộ phận liên quan làm thành viên
- Đặc biệt có một cán bộ bán chuyên trách giúp chỉ huy công trường theo dõi công việc này.
B - CHỨC TRÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TRƯỜNG VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN BHLĐ.
1. Nhiệm vụ chỉ huy công trường :
-Thành lập tiểu ban An toàn - BHLĐ ở công trường, phân giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phaân giao trong ban.
-Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật cũng như các quy phạm An toàn mà nhà nước đã ban hành.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chỉ thị về An toàn - BHLĐ của Công ty
- Tổ chức cho người lao động ở công trường được:
Ký hợp đồng hay thỏa ước lao động.
Huấn luyện An toàn - BHLĐ theo các bước
Kiểm tra sức khỏe
- Tổ chức bộ phận y tế, cấp cứu ở công trường - Tổ chức bộ phận bảo vệ phòng cháy chữa cháy trên công trường
- Đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang bị BHLĐ) tối thiểu cho người lao động như giầy,
nón bảo hộ, găng tay, dây An toàn cho công nhân làm vieọc treõn cao.
- Lập sổ theo dõi huấn luyện An toàn lao động và ghi cheùp kieán nghò cuûa caáp treân.
- Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện công tác lao động trên công trường thông qua các cuộc họp giao ban hằng ngày.
- Khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt công tác An toàn. Đồng thời xử lý kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định An toàn lao động trên công trường
2. Cán bộ kỹ thuật trên công trường có nhieọm vu :
- Giúp chỉ huy công trường thực hiện cụ thể các nhiệm vụ về An toàn lao động theo biện pháp An toàn.
- Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn về đảm bảo An toàn khi thi công cho các bộ phận sản xuất theo khu vực được phân công.
- Chịu trách nhiệm chính về An toàn trong khu vực được phân công giám sát có quyền đình chỉ công việc khi có sự mất An toàn trong khu vực giám sát.
- Phát hiện những vi phạm về An toàn - BHLĐ ở toàn công trường và báo cáo kịp thời cho chỉ huy công trường để xử lý (khu vực ngoài sự phân công)
3. Tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ :
- Thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp an toàn thi công của công trường đề ra
- Tổ chức ký kết hợp đồng lao động hay thỏa ưóc lao động tập thể cho người lao đông trong đơn vị mình quản lý.
- Khi giao nhiệm vụ cho người lao động phải phổ biến biện pháp an toàn kèm theo và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động (Bảo hộ lao động)
- Giám sát nhắc nhở và hướng dẫn cho người lao động làm việc bảo đảm an toàn và sử dụng trang bị BHLĐ đầy đủ
-Tổ chức tốt xử lý và cấp cứu tai nạn lao động
- Khen thưởng và xử lý kỷ luật kịp thời về An toàn - BHLĐ cho người lao động trong đơn vị mình.
4. Trách nhiệm người lao động:
- Nhận thức đúng đắn công tác an toàn BHLĐ để bảo vệ lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
- Trước khi lao động người công nhân phải nắm vững các thao tác An toàn quy trình lao động, sử dụng các trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
- Tuân theo sự phân công của tổ và làm tốt công việc của mình, không chủ quan làm bừa, làm ẩu
- Không vì những mâu thuẫn cá nhân mà gây tai nạn cho đồng đội.
- Đoàn kết trong tổ tương trợ giúp đỡ nhau trong công việc và chăm sóc thăm hỏi kịp thời cứu chữa khi đồng đội bị tai nạn lao động.
- Có quyền tự chối khi điều kiện làm việc thiếu an toàn.
- Có tinh thần làm chủ tập thể, kịp thời phát hiện, góp ý, ngăn cản những trường hợp vi phạm quy tắc an toàn trên công trường.
- Trong cơ chế mới hiện nay tổ chức công đoàn cần kết hợp với chỉ huy công trường, kiểm tra an toàn theo tháng hay phát động những phong trào thi đua đảm bảo an toàn theo từng kỳ. Tham gia với chính quyền trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động theo bộ luật lao động ban hành.
C - ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÀ NƯỚC ĐÃ BAN HÀNH VÀO THỰC TẾ Ở CÔNG TRƯỜNG.
Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp đảm bảo các quy phạm an toàn lao động mà Nhà nước đã ban hành vào thực tế công trường như sau :
1 - Tổ chức mặt bằng trên công trường
Trên công trường đảm bảo các yêu cầu sau :
- Bố trí mặt bằng hợp lý thuận lợi cho thi công và giao thông đi lại làm việc có bản vẽ mặt bằng kèm theo.
- Hệ thống chiếu sáng đầy đủ.
- Có đầy đủ công trình vệ sinh, tủ thuốc y tế.
- Có sổ nhật ký An toàn lao động.
- Có đầy đủ các bảng hiệu và biển cấm, nội quy An toàn như :
Khẩu hiệu "An toàn là trên hết", "Sản xuất phải An toàn"
Nội quy An toàn công trường, nội quy An toàn sử dụng máy móc.
Biển "Cấm đóng điện", "Khu vực cấm" ...
2 - Sử dụng trang bị bảo hộ lao động
- Người lao động làm việc trong công trường được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Đảm bảo 100% người làm việc trên công trường đội nón cứng và đeo dây an toàn khi làm việc cheo leo trên cao.
- Các trang bị bảo hộ lao động khác căn cứ vào từng loại công việc sẽ hợp lý cho người lao động như : găng tay thợ hàn, ủng cao su, khẩu trang chống bụi ....
3 - An toàn giao thông trên công trường
- Lái xe khi điều khiển phương tiện chạy ở ngoài công trường luôn luôn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ nhà nước đã quy định.
- Xe chạy trong công trường tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ trực ca, lực lượng bảo vệ hay biển báo trên công trường. Khi xe đi lại trong công trường, tài xế cần thận trọng tránh va chạm vào các vật xung quanh và người.
- Lái xe phải kiểm tra thường xuyên, nhất là trước khi xe chạy.
- Lái xe khi ra khỏi xe, tắt máy rút chìa khoá xe.
- Những người không có trách nhiệm không được tự động lên xe điều khiển phương tiện.
4 - An toàn trong lắp ráp sử dụng điện
- Chỉ có công nhân được học qua nghề thợ điện mới được bố trí làm các công việc về điện.
- Lắp ráp mạng điện trên cùng công trường sẽ đảm bảo hợp lý trên mặt bằng và mặt đứng. Theo khu vực, theo tầng phải có tủ điện và cầu dao phân đoạn. Đối với các máy lớn được bố trí nguồn điện
động lực riêng, điện chiếu sáng riêng. Tủ điện chính có áp-tô-mát đề phòng trường hợp sảy ra sự cố về điện. Sử dụng các ổ cắm điện di động với dây dẫn cáp bọc 2 lớp để phục vụ cho các dụng cụ điện cầm tay và chiếu sáng di động.
- Trong công trường những dây điện nối bọc nhiều, hoặc lớp bọc nhựa bên ngoài bị chảy và quá cũ. Thay thế những dây bọc đảm bảo an toàn. Trường hợp bất đắc dĩ phải nối dây điện sẽ dùng bằng băng keo cách điện.
- Tuyệt đối không có trường hợp nằm trên sắt thép hay vật tư đè lên. Trường hợp dây điện dùng cho máy di động phải quấn vào tời và trượt trên rãnh.
- Các cầu dao điện, ổ cắm, áp-tô-mát đặt nơi cao ráo, thuận lợi cho việc đóng ngắt điện, có hợp gỗ và có nắp bảo vệ.
- Khi sửa chữa điện, máy điện luôn luôn có 2 người. Tại vị trí cầu dao điện có bảng " Cấm đóng điện
". Sau khi sửa chữa xong, muốn đóng điện, phải đóng ngắt 3 lần để báo hiệu.
- Thợ điện có đầy đủ các đồ nghề về điện và hàng ngày đi kiểm tra về điện khắp công trường. Nơi tầng hầm ẩm ướt, hoặc nơi người hay qua lại, nếu phát hiện thấy dây điện hở hoặc máy bị rò điện thì phải khaộc phuùc ngay.
- Thợ điện được huấn luyện thành thạo việc cấp cứu người bị tai nạn điện và hướng dẫn cho các tổ trưởng sản xuất cách cắt điện khi có sự cố điện xảy ra.
- Người không hiểu biết hoặc không có trách nhiệm về công tác điện thì không được nối dây điện hoặc đóng mở cầu dao.
- Các máy dùng điện hoặc động cơ điện sẽ được kiểm tra vỏ máy bằng dụng cụ mê-gôm-kế thường xuyeân.
- Tùy theo từng loại thiết bị điện hoặc động cơ, có các biện pháp bảo vệ phù hợp, chẳng hạn như nối đất bảo vệ, cắt mạng bảo vệ, nối không .... , đảm bảo không được để xảy ra sự cố về điện trên công trường.
5 - An toàn trong công tác vận chuyển thép và vật liệu
- Tất cả các loại vật tư đưa vào công trường, nếu sử dụng ngay thì đưa đến tận vị trí cần dùng, nếu chưa sử dụng thì phải xếp gọn vào bãi chứa, kê chèn chân cẩn thận. Khi đưa thép lên cao thì phải buộc chèn chắc chắc, cẩn thận rồi mới chuyển đi . Khi vận chuyển sẽ được treo biển báo cấm người qua lại khu vực vận chuyển. Tuyệt đối không đưa thép lên cao khi chưa có các điều kiện an toàn.
Chuựng toõi luoõn luoõn lửu yự : khi keựo theựp leõn caàn tránh đụng chạm vào dây điện hoặc cầu dao điện. Khi sắp xếp thép sẽ bảo đảm gọn gàng theo chủng loại, không xếp thép quá tải trọng lên các tầng sàn hoặc giàn giáo.
6 - An toàn trong công tác lắp dựng giàn giáo, coáp pha, coát theùp
- Giàn giáo sử dụng thông dụng hiện nay là loại giàn giáo định hình. Khi lắp giáo, các công nhân trèo lên cao sẽ được khám sức khỏe, trang bị dây an toàn và trước khi lắp được họp phổ biến các qui định an toàn và nhắc nhở anh em tính cẩn trọng khi thao tác. Vị trí đứng để lắp ráp trên cao không vững chắc thì phải trang bị dây đeo an toàn cho công nhân, dây này được móc vào một vị trí cố định. Khi lắp giáo, sàn thao tác bố trí người giám sát, có biển báo cấm người qua lại dưới khu vực đang lắp ráp. Kê chân giàn giáo chắc chắn và có neo giằng vào hệ cột cố định. Xung quanh công trường có lưới bao quanh che giàn giáo, và khi làm lên cao hệ giáo được lắp cao lên 1 hàng so với sàn để thay lan can bao che.
- Đất dưới chân giàn giáo được đầm chặt và có goã keâ.
- Cốp pha gỗ, vật liệu vụn ở trên cao được thu dọn, đưa xuống bãi vật liệu dưới đất, để tránh trường hợp khi gió lớn hoặc do sơ xuất các loại vật liệu đó có thể văng xuống đất gây nguy hiểm cho người qua lại.
-Khi lắp giáo phải lắp theo từng giai đoạn, thẳng phẳng ngay ngắn không được lắp tầng cao tầng thấp.
- Chuyển vật liệu thừa trên sàn xuống đất chúng tôi dùng hệ thống ống xả rác cấu tạo bằng các thùng phuy liên kết chặt với nhau.
- Có biển cấm ném vật liệu thừa hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống
- Khi lắp dựng cốp pha, cốt thép hệ cây chống từng khối được kiểm tra bảo đảm chịu lực phân bố đều, kể cả tải trọng động khi đổ bê tông bằng bơm hoặc cẩu.
-Cốp pha được để gọn gàng ngay ngắn không choàng leân nhau, hay choàng leân coát theùp.
7 - An toàn trong công tác thi công cấu kiện dự ứng lực :
Công tác an toàn trong gia công, lắp đặt cáp :
- Việc gia công đợc tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
- Khi lắp dựng cáp phải sử dụng sàn thao tác lớn hơn 1m. Khi cắt bỏ các phần sắt thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn và bên dới phải có biển báo và lới chắn. Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn 40cm. Buộc thép phải dùng các dụng cụ chuyên dùng, cấm không đợc buộc bằng tay.
Công tác an toàn trong thi công kéo căng : - Kiểm tra kỹ thiết bị trớc khi vận hành
- Tuân thủ các quy trình vận hành thiết bị
- Đeo dây an toàn khi thi công, không đứng phía sau kích khi thao tác kéo căng
8 - An toàn trong công tác đổ bê tông
- Khi nghiệm thu khối đổ bê tông chúng tôi lưu ý đến sự ổn định của khối đổ, cây chống, cầu thang lên xuống sàn thao tác, số lượng đầm bê tông, đèn chiếu sáng ... Tất cả các điều kiện này đáp ứng đầy đủ mới tiến hành đổ bê tông .
- Công nhân đổ bê tông được trAng bị ủng cao su, đội nón cứng bảo hộ lao động, đeo găng tay.
- Khi sử dụng đầm điện để đầm bê tông sẽ kiểm tra An toàn điện của vỏ đầm và các các dây điện trước khi mang ra sử dụng .
9 - An toàn trong khi sử dụng các loại máy nhỏ trong xây dựng (máy phát điện, máy đầm bê tông, máy cưa, máy bào)
-Tất cả các loại máy khi sử dụng có nhiều điểm chung về áp dụng biện pháp an toàn giống nhau như :
- Công nhân vận hành máy được đào tạo và có chứng chỉ
- Khi sử dụng máy làm các thủ tục bàn giao ca, kiểm tra xử trí những hỏng hóc
- Quá trình hoạt động theo đúng công suất, tính năng của máy do nhà chế tạo quy định
- Đối với máy chạy điện, ngoài việc đấu điện đúng kỹ thuật An toàn, còn được thường xuyên kiểm tra tính cách điện của vỏ máy.
- Khi sửa máy cắt điện có người cảnh giới ở cầu dao ủieọn
- Thường xuyên vệ sinh công nghiệp sạch sẽ khu vực đặt máy.
10 - Công tác phòng cháy chữa cháy
- Khi tiến hành thi công chúng tôi sẽ liên hệ với công An phòng chữa cháy địa phương lập phương án phòng cháy, huấn luyện cho các lực lượng nòng cốt tại công trường, đồng thời trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chữa cháy như bình chữa cháy , cát, nước, máy bơm cụ thể như sau :
- Bố trí 04 bình chữa cháy tại các khu vực để máy phát điện & kho thiết bị .
- Đường đi lại đảm bảo cho xe chữa cháy đi vào dể dàng khi xảy ra hỏa hoạn.
- Cát, nước , máy bơm thi công cũng được sử dụnng khi xảy ra hỏa hoạn.
- Tại kho xi măng, kho vật tư điện nước có biển cấm lửa và biển ghi rõ nội qui phòng cháy chữa cháy 11 - Những biện pháp áp dụng khi xử trí những vụ việc liên quan đến tai nạn lao động
- Trong ngành xây dựng điều kiện làm việc phức tạp lại đòi hỏi phải đáp ứng tiến độ, không để xảy ra tai nạn lao động là vấn đề khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta phải hạn chế không để xảy ra tai nạn đáng tieác.
- Những vụ tai nạn lao động nhỏ có thể xảy ra, do đó vấn đề xử trí các vụ tai nạn lao động là quan trọng.
- Khi có tai nạn lao động, nếu là tai nạn điện, sẽ được cắt điện kịp thời, tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Sau đó, tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân nếu họ bị ngất. Với các tai nạn dạng chảy máu, gãy xương; ta bình tĩnh xử lý, băng bó cầm máu rồi đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.
- Công nhân khi bị chấn thương sọ não, được đưa đi cấp cứu bằng phương tiện nhanh nhất tới bệnh viện gaàn nhaát.
- Nếu bị thương cột sống thì khi di chuyển phải hết sức nhẹ nhàng tránh cho người bị tai nạn các chấn thửụng theõm.
- Kịp thời lập biên bản hiện trường. Nội dung biên bản cần trung thực.
- Kịp thời báo về công ty để có biện pháp giúp đơn vị khắc phục hiệu quả.
- Họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, hoặc xử lý kỷ luật nhằm ngăn chặn và không để tai nạn tiếp diễn.