Chương 1. LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM
1.3. Biện pháp tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự một số quốc
- Về căn cứ áp dụng [58]: Pháp luật TTHS các nước quy định rõ ràng, chặt chẽ căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam. Theo đó, tạm giam được áp dụng đối với loại tội phạm nghiêm trọng trở lên mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng mà BLHS có quy định hình phạt tù, việc áp dụng biện pháp tạm giam được quyết định trên cơ sở cân nhắc, xem xét về sự cần thiết áp dụng biện pháp này để bảo đảm chứng cứ, bảo đảm quá trình giải quyết vụ án, ngăn chặn người phạm tội trốn, tiếp tục phạm tội… Hầu hết các nước đều quy định căn cứ để xem xét áp dụng biện pháp tạm giam gồm: không có chỗ ở cố định; che giấu chứng cứ; bỏ trốn hoặc có lý do chính đáng nghi ngờ bị can bỏ trốn (Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản). Ngoài ra, một số nước quy định các căn cứ cụ thể khác như:
không xác định được nhân thân bị can; bị can vi phạm biện pháp ngăn chặn khác đã được áp dụng trước đó; đã trốn tránh Cơ quan điều tra hoặc Tòa án (Nga); không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến biện giám sát tư pháp đã được áp dụng (Pháp); để bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn làm giả, tiêu hủy chứng cứ, bảo vệ đương sự, ngăn chặn việc gây áp lực đối với người bị hại, người làm chứng hoặc thông đồng với người đồng phạm; ngăn ngừa việc tiếp tục phạm tội, đảm bảo giữ gìn trật tự xã hội (Pháp, Trung Quốc); khi bị can
15
không thể khai báo danh tính của mình (Đức); Có nguy hại rõ ràng đối với an ninh quốc gia, an ninh công cộng hoặc trật tự xã hội; Có ý định tự sát hoặc bỏ trốn (Trung Quốc).
Điều 108 BLTTHS Nga quy định: tạm giam được áp dụng theo quyết định của Tòa án về tội mà luật hình sự quy định hình phạt tước tự do trên 2 năm trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn. Trong trường hợp đặc biệt, tạm giam có thể được áp dụng với tội có mức hình phạt tước tự do đến 2 năm nếu có một trong những căn cứ:
không có nơi cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Nga; không xác định được nhân thân; đã vi phạm biện pháp ngăn chặn khác được áp dụng trước đó; đã trốn tránh Cơ quan điều tra hoặc Tòa án.
Điều 137, 144 BLTTHS Pháp, quy định: tạm giam áp dụng đối với trọng tội và khinh tội, nếu hình phạt quy định từ 1 năm tù trở lên trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc từ 2 năm tù trở lên trong những trường hợp khác và nếu đương sự không tôn trọng đầy đủ nghĩa vụ giám sát tư pháp theo quy định tại Điều 137 thì có thể ra lệnh tạm giam hoặc gia hạn tạm giam khi: việc tạm giam là biện pháp duy nhất để bảo vệ chứng cứ, dấu hiệu phạm tội; để ngăn chặn việc gây áp lực đối với người bị hại, người làm chứng hoặc để ngăn chặn sự thông đồng giữa bị can với những người đồng phạm; việc tạm giam là cần thiết để bảo vệ đương sự, chấm dứt phạm tội, ngăn ngừa tái phạm, bảo đảm sự giám sát của Tòa án đối với đương sự hoặc để giữ gìn trật tự xã hội.
Cũng có thể ra lệnh tạm giam theo quy định tại Điều 141-2 khi bị can cố ý trốn tránh những nghĩa vụ liên quan đến biện pháp giám sát tư pháp.
Điều 112a, 113 BLTTHS Đức, quy định, tạm giam áp dụng khi có căn cứ xác đáng cho thấy bị can đã phạm tội; có căn cứ bắt theo Điều 112; có căn cứ xác đáng để nghi ngờ bị can đã thực hiện tội phạm theo khoản 1 Điều 129a, Điều 211, Điều 212, khoản 1 Điều 220a, Điều 226, Điều 306b và Điều 306c của BLHS, hoặc trong trường hợp tính mạng, sức khỏe của người khác đã bị nguy hiểm bởi tội phạm theo khoản 1, 2 và 3 Điều 308 thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can ngay cả khi không có căn cứ để bắt.
16
Nếu có căn cứ cho thấy khả năng trước khi có bản án kết tội, bị can sẽ tiếp tục thực hiện những hành vi phạm tội; đồng thời xét thấy việc tạm giam là cần thiết để ngăn ngừa nguy hiểm sắp xảy ra người phạm tội phạm ít nghiêm trọng cũng có khả năng bị tạm giam nếu có căn cứ cho thấy: (i) trước đó bị can đã trốn tránh pháp luật hoặc đã chuẩn bị cho việc bỏ trốn; (ii) bị can không có nơi ở cố định hoặc nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ; (iii) bị can không thể khai báo danh tính của mình.
BLTTHS Trung Quốc quy định: bắt giam được áp dụng trong trường hợp có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo có thể bị phạt tù trở lên và xét thấy áp dụng bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú không đủ để ngăn ngừa những nguy hiểm dưới đây đối với xã hội: Có thể thực hiện hành vi phạm tội mới; Có nguy hại rõ ràng đối với an ninh quốc gia, an ninh công cộng hoặc trật tự xã hội; Có thể tiêu hủy, làm giả chứng cứ, cản trở nhân chứng hoặc thông cung; Có thể trả thù người bị hại, người tố cáo, tố giác; Có ý định tự sát hoặc bỏ trốn. Đối với trường hợp có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can có thể bị phạt tù 10 năm trở lên; hoặc có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội mà có thể bị phạt tù trở nên, đã từng cố ý phạm tội hoặc có lai lịch không rõ ràng thì phải bắt giam. Có nước quy định cụ thể căn cứ bắt người cũng là căn cứ tạm giam (Đức); quy định căn cứ tạm giam theo tội phạm cụ thể mà Bộ luật hình sự quy định (Đức, LB Nga). Liên Bang Nga quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam đối với đối tượng người chưa thành niên. Như vậy, có thể thấy, pháp luật TTHS các nước quy định khá cụ thể và chặt chẽ căn cứ tạm giam.
- Thẩm quyền áp dụng: Theo pháp luật TTHS các nước thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam có cả Thẩm phán (Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản) [58].
- Thời hạn áp dụng: Nghiên cứu pháp luật TTHS các nước cho thấy, có 6/7 nước quy định cụ thể thời hạn tạm giam để điều tra, Đức không xác định cụ thể thời hạn tạm giam mà quy định mức tối đa của thời hạn (thời hạn tạm giam tối đa không kéo dài hơn một năm). Nga, Nhật Bản, Trung Quốc đều
17
quy định thời hạn tạm giam để điều tra không quá 2 tháng. Tuy nhiên, các nước này lại quy định việc gia hạn thời hạn tạm giam khác nhau. Theo quy định của BLTTHS Nga, có thể gia hạn tạm giam đến 6 tháng đối với những vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì có thể gia hạn thêm nhưng không quá 12 tháng sau khi có sự đồng ý của Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm hoặc Kiểm sát viên thuộc các chủ thể của Nga, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp tương đương. Việc gia hạn trên 12 tháng nhưng không được quá 18 tháng có thể được tiến hành sau khi có sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban điều tra Nga hoặc Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm cấp cơ quan liên bang thuộc chính quyền hành pháp. BLTTHS Nhật Bản quy định trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn từng tháng một với những lý do cụ thể tương ứng với các trường hợp sau: Bị cáo phạm tội tử hình, chung thân hoặc có thể bị phạt tù từ 1 năm trở lên; bị cáo liên tục phạm tội bị phạt tù trên 3 năm; khi có lý do chính đáng nghi ngờ bị cáo che giấu chứng cứ; không biết họ tên, chỗ ở của bị cáo.
Theo pháp luật TTHS Trung Quốc, đối với những vụ án phức tạp, không thể kết thúc điều tra trong thời hạn quy định, có thể gia hạn thêm một tháng nếu có phê chuẩn của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, Điều 96 BLTTHS Trung Quốc cũng có quy định: “Đối với vụ án có bị can, bị cáo bị tạm giam, không thể kết thúc trong thời hạn điều tra, thẩm tra truy tố, xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm theo quy định của BLTTHS thì phải trả tự do cho bị can, bị cáo. Nếu cần tiếp tục thẩm tra, xem xét thì có thể áp dụng bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo” [58].
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, tác giả luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về biện pháp tạm giam như: khái niệm; mục đích, đặc điểm, ý nghĩa và căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam; lược sử quá trình hình thành và phát triển của chế định tạm giam cũng như những quy định về tạm giam trong pháp luật TTHS một số nước trên thế giới.
18
Kết quả nghiên cứu nêu trong Chương 1 của luận văn là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá những nội dung, quy định cụ thể của pháp luật hiện hành về biện pháp tạm giam, cũng như thực trạng áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Chương 2 của luận văn.