Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp tạm giam từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 47)

Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc

2.2.1. Khái quát tình hình thụ lý, giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn

Theo thóng kê của TAND tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 cho thấy, tình hình thụ lý giải quyết án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 8949 vụ, với 13864 bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử.

Bảng 2.1. Số liệu thụ lý án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn năm 2015 đến năm 2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng

Tổng số vụ án khởi tố

1459 1748 1879 1925 1938 8949

Tổng số bị can, bị cáo

2438 2659 2875 2945 2947 13864

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh) Thống kê cho thấy số vụ thụ lý tăng nhanh qua các năm từ 1459 vụ vào năm 2015, lên tới 1938 vụ trong năm 2019. Tổng số bị can, bị cáo trong gia

27

đoạn nầy là 13864 bị can, bị cáo và cũng có xu hướng tăng nhanh dần theo các năm từ 2015 đến năm 2019.

Điều này cho thấy tình hình diễn biến về tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày một phức tạp, nghiêm trọng, và việc áp dụng biện pháp tạm giam cũng theo đó tăng lên; mặc dù các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong tỉnh Bắc Ninh đã cố gắng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.2.2. Khái quát tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Với số lượng án hình sự tăng nhanh như thống kê nêu trên, số bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tương đối lớn. Trong đó biện pháp tạm giam là biện pháp thường được áp dụng nhất trong các biện pháp ngăn chặn của TTHS. Tình hình áp dụng BPNC trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được xác định qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn năm 2015 đến năm 2019

Bắt, tạm giam Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số người

tạm giam

1698 1905 2130 2196 2125

Tổng số đã giải quyết

986 1195 1417 1483 1436

Trong đó

Hủy bỏ BPTG 15 17 28 21 16

Thay đổi BPTG 169 183 198 209 186

HĐXX trả tự do 24 28 29 34 16

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh) Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy, tạm giam là biện pháp được sử dụng với số lượng rất lớn. Đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất và thực tế thì đây cũng là biện pháp hiệu quả, an toàn cho quá trình điều tra,

28

truy tố, xét xử, tránh trường hợp bị can, bị cáo trốn, cản trở, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc phạm thêm tội mới gây nguy hiểm cho xã hội. Số người bị tạm giam không có sự biến động qua các năm, số hủy bỏ biện pháp tạm giam và được HĐXX trả tự do chiếm tỉ lệ nhỏ. Cụ thể: vào năm 2015 tổng số người tạm giam là 1698 người, đã giải quyết 986 trường hợp trong đó có 15 trưởng hợp hủy bỏ, 169 thay đổi BPTG, 24 trường hợp được HĐXX trả tự do; đến năm 2016 thì có 1905 người bị tạm giam, đã giải quyết 1195 trường hợp, trong đó có 17 người được hủy bỏ BPTG, 183 được thay đổi BPTG sang biện pháp khác, 28 trường hợp được HĐXX trả tự do;

đến năm 2017 thì có 2130 người tạm giam, được giải quyết 1417 trường hợp, trong đó có 28 người được hủy bỏ, 198 người được thay đổi BPTG và 29 người được HĐXX trả tự do; năm 2018 thì tăng lên thành 2196 người bị tạm giam, đã giải quyết 1483, trong đó có 21 người được hủy bỏ, 209 người thay đổi BPTG và 34 người được HĐXX trả tự do; đến năm 2019 số người bị tạm giam có giảm xuống còn 2125 người, với 1436 tổng số đã giải quyết, trong đó cso 16 người được hủy bỏ BPTG, 186 người được thay đổi BPTG, 16 người được HDXX trả tự do. Có thể thấy, việc áp dụng biện pháp tạm giam chiếm tỉ lệ rất cao, có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2018, vào năm 2019 có xu hướng giảm hơn, nhưng không đáng kể. Qua khảo sát các vụ án trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 thì số lượng áp dụng tạm giam lớn một phần nguyên nhân từ việc cơ quan tố tụng vẫn còn có tâm lý chọn tạm giam như một biện pháp nghiệp vụ để điều tra, tác giả luận văn sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này tại phần tồn tại, hạn chế của biện pháp tạm giam.

Về cơ cấu nhóm tội bị áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019:

Bảng 2.3. Số bị can, bị cáo của một số nhóm tội bị áp dụng biện pháp tạm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn năm 2015 đến năm 2019

Nhóm tội

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tạm giam Tạm giam Tạm giam Tạm giam Tạm giam

29 Nhóm các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,danh

dự của con người

358 370 381 389 375

Nhóm tội xâm phạm sở

hữu 430 515 520 528 502

Nhóm tội về ma túy 380 425 445 448 449

Nhóm tội xâm phạm

trật tự công công 310 340 365 372 358

Nhóm tội về tham

nhũng 34 37 43 42 38

Nhóm tội khác 186 218 376 417 403

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh) Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong số các nhóm tội bị áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến năm 2019 thì nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm số lượng cao nhất, sau đó là nhóm tội phạm về ma túy và nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Nguyên nhân của tình trạng này do đây là những nhóm tội có đối tượng phạm tội là những người nhân thân lại lịch bất minh, không rõ ràng, có biểu hiện tái phạm, tái phạm nguy hiểm, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản, tội mua bán trái phép chất ma túy và tội đánh bạc. Điều đó cho thấy, việc áp dụng biện pháp tạm giam và đấu tranh xử lý đối với những tội này vẫn được chú trọng trong thời gian tới.

* Một số kết quả đạt được:

- Việc vận dụng áp dụng pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có BPTG ngày càng đạt hiệu quả cao, đã kịp thời khắc phục sai phạm, hủy bỏ những lệnh không phù hợp với pháp luật. Năng lực trình độ, ý thức trách nhiệm của Lãnh đạo, công chức của Cơ quan tố tụng tỉnh ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất, làm việc và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện, phần nào tạo được lòng tin và tư tưởng yên tâm công tác của cán bộ cơ quan tư pháp.

30

- Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng được quan tâm, chú trọng tăng cường, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đặc biệt là người tạm giam.

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam được tiến hành thận trọng, khắc phục một bước quan trọng việc lạm dụng tạm giam không cần thiết. Số người bị bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ cao. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng Bắc Ninh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là trong kiểm sát tạm giữ, tạm giam.

Ví dụ: Trong năm 2018, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tăng cường tiến hành kiểm sát trực tiếp, kiểm sát đột xuất Nhà tạm giữ, Trại tạm giam 49 cuộc (29 cuộc kiểm sát trực tiếp, 20 cuộc kiểm sát đột xuất), trong đó có 15 cuộc mời Ủy ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp tham gia giám sát. Qua công tác kiểm sát đã ban hành 49 bản kết luận yêu cầu khắc phục vi phạm; ban hành 10 kiến nghị về hoạt động tạm giữ, tạm giam, giảm 02 kiến nghị so với cùng kỳ. Các kết luận, kiến nghị của Viện kiểm sát đều được Cơ quan vi phạm chấp nhận. Viện kiểm sát tỉnh (Phòng 8) ban hành 04 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ về công tác tạm giữ, tạm giam đối với các đơn vị cấp huyện; tiến hành tổng hợp vi phạm ở cả cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù năm 2018 để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 8)1

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân đã kiểm sát chặt chẽ việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân; không để xảy ra việc giam giữ không có lệnh, quá hạn tạm giữ, tạm giam; hạn chế thấp nhất các trường hợp trốn, chết hoặc tiếp tục phạm tội trong nhà tạm giữ, trại tạm giam. Viện kiểm sát đã phối hợp hiệu quả với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và cấp huyện

1 Báo cáo số 1141/BC-VKS ngày 21/11/2018 của VKSND tỉnh Bắc Ninh về kết quả công tác kiểm sát năm 2018 và nhiệm vụ, biện pháp thực hiện năm 2019

31

trong kiểm tra, giám sát việc tạm giữ, tạm giam, nâng cao chất lượng kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam; tăng cường kiểm sát đột xuất trại tạm giam, nhà tạm giữ.

- Các cơ sở giam giữ trong tỉnh Bắc Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ chiến sĩ đơn vị nghiên cứu, nắm vững và thực hiện nghiêm Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các Nghị định, Thông tư của Bộ Công an về công tác giam giữ, quản lý, cải tạo phạm nhân. Nhờ đó, công tác giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế giam giữ có hiệu quả rõ rệt, số người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy, quy chế giảm nhiều so với các năm trước.

+ Công tác tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam luôn được kiểm tra chặt chẽ về thủ tục hồ sơ, sức khỏe và tư trang theo đúng quy định. Hầu hết các cơ sở giam giữ cũng thực hiện đúng quy định về các chế độ khác theo đúng quy định pháp luật.

+ Chế độ, quyền lợi người bị tam giam được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn lương thực cũng được tăng lên. Diện tích sàn nằm đảm bảo đúng quy định. Chế độ tiêu chuẩn đối với người bị tạm giam là nữ được đảm bảo về quần áo, tư trang. Tình trạng người bị tạm giam trốn, chết giảm đáng kể. Điều kiện cơ sở vật chất của Trại tạm giam từng bước được đẩy mạnh nhằm giảm tình trạng quá tải về số lượng và yếu kém về chất lượng, bảo đảm an toàn cho việc tạm giam.

+ Đa số các trường hợp tạm giam đều được phân loại, hạn chế tình trạng giam các bị can chung buồng trong cùng một vụ án, giảm người có tiền án tiền sự với người chưa có tiền án, tiền sự, người bị nhiễm HIV với người khác. Việc trích xuất, thực hiện nội quy, quy chế tạm giam được thực hiện nghiêm chỉnh, hạn chế những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế và kịp thời lập biên bản những bị can vi phạm nội quy, quy chế trại tạm giam.

+ Về các chế độ khác: Trại tạm giam Công an tỉnh trang bị hệ thống loa đài truyền thanh để tuyên truyền, giáo dục cho người bị tạm giam về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra trại

32

còn bố trí ở một số buồng giam chung 01 ti vi cho can, phạm nhận xem để có thêm nhận thức và thấy được chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội.

* Một số tồn tại, hạn chế

- Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam cho thấy vẫn còn tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh và qua khảo sát một số vụ án do Tòa án cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh thụ lý cho thấy tỷ lệ bị can, bị cáo bị tạm giam chiếm tỷ lệ khá cao. Nhiều trường hợp căn cứ tạm giam chưa được thể hiện cụ thể trong quyết định tạm giam. Nhìn chung trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số các trường hợp trong công văn yêu cầu đều ghi căn cứ chung chung như “để đảm bảo cho công tác điều tra, xử lý”, “thấy rằng cần thiết phải tạm giam bị can, không để bị can trốn”,

“không để bị can tiếp tục phạm tội”… mà ít đưa ra được những căn cứ cụ thể.

Cũng không loại trừ trường hợp Cơ quan điều tra sử dụng tạm giam như là biện pháp nghiệp vụ.

Ví dụ: Trong khoảng thời gian từ ngày 21/3/2017 đến ngày 14/4/2018, Nguyễn Duy T (trú tại: Xóm C, xã M, huyện T, tỉnh Bắc Ninh; Nghề nghiệp:

Lao động tự do; Trình độ học vấn: 09/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Duy T, sinh năm 1950 và bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1956; Vợ, con: Chưa có; Tiền án, tiền sự:

Không) đã lợi dụng lòng tin của bà Nguyễn Thị B, anh Nguyễn Xuân Tr và anh Vũ Đăng H để mượn xe mô tô nhãn hiệu Yamaha, loại xe Jupiter màu trắng đen, biển kiểm soát 99F1-137.87 của bà B có giá trị 11.000.000 đồng theo như kết luận định giá tài sản số: 13/KLĐG-HĐĐG ngày 12/4/2018 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; xe mô tô nhãn hiệu nhãn hiệu Kitafu, loại xe 82 màu xanh biển kiểm soát 99AF-002.28 của anh Tr có giá trị 5.000.000 đồng theo như kết luận định giá tài sản số: 14/KLĐG-HĐĐG ngày 12/4/2018 và xe mô tô nhãn hiệu Honda, loại xe Wave anpha màu xanh đen biển kiểm soát 99F1-

33

383.00 của anh H có giá trị 14.500.000 đồng theo như kết luận định giá tài sản số: 16/KLĐG-HĐĐG ngày 17/4/2018. Sau khi mượn được các tài sản nêu trên, do không có tiền ăn tiêu, bị cáo nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đã đem chiếc xe mô tô của bà B đặt làm tin cho ông Nguyễn Thế T để vay số tiền 1.500.000 đồng, đem chiếc xe mô tô của anh Tr đặt làm tin cho anh Ngô Văn B để vay số tiền 1.200.000 đồng và đem chiếc xe mô tô của anh H đặt làm tin tại một cửa hàng sửa chữa xe máy thuộc địa phận phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để vay số tiền 2.000.000 đồng. Bị cáo bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Thuận Thành bắt tạm giam từ ngày 15/5/2018 với lý do “người đó có thể trốn” và giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Ninh. Tại bản án số 53/2018/HSST ngày 07/09/2018, TAND huyện Thuận Thành đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Duy T phạm tội ”Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 1 Điều 175, xử phạt bị cáo Nguyễn Duy T 17 tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày 15/5/2018 là ngày bắt tạm giam bị cáo.

Nhận xét: Qua vụ án trên cho thấy, bị can Nguyễn Duy T phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, chưa có tiền án, tiền sự. Tác giả cho rằng, trong trường hợp này không cần thiết phải bắt tạm giam bị can T mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như Cấm đi khỏi nơi cư trú. Căn cứ mà Cơ quan CSĐT Công an huyện Thuận Thành đưa ra là chung chung, khó xác định. Thực chất, việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động điều tra, hỏi cung bị can.

- Chưa thống nhất trong việc áp dụng biện pháp bắt tạm giam bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Thực tiễn cho thấy, có Tòa án thể hiện ngay trong bản án, có Tòa án ra lệnh tạm giam riêng; Chưa thống nhất trong cách ghi việc bắt tạm giam bị cáo: có Tòa án ghi là: “Quyết định tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án để đảm bảo thi hành án”; có Tòa án chỉ ghi là: “Tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án”; có Tòa án ghi là “Tiếp tục tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án để đảm bảo thi hành án”;

34

hoặc “Tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án (18/12/2017) theo Quyết định tạm giam của HĐXX”;...

Ví dụ: Tại Bản án số 181/2017/HSST ngày 18/12/2017 của TAND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh tuyên Nguyễn Thế B phạm tội “Trộm cắp tài sản”, xử phạt: Nguyễn Thế B 18 (Mười tám) tháng tù, thời hạn tù được tính từ ngày 26/10/2017 ghi rõ: Tạm giam bị cáo 45 ngày kể từ ngày tuyên án (18/12/2017) theo Quyết định tạm giam của HĐXX.

Trong khi, tại Bản án số 53/2018/HSST ngày 07/09/2018, TAND huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tuyên bị cáo Nguyễn Duy T phạm tội ”Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, xử phạt bị cáo Nguyễn Duy T 17 (Mười bảy) tháng tù thi ghi: Tiếp tục tạm giam bị cáo 45 (Bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày tuyên án để đảm bảo công tác thi hành án.

- Mặc dù điều 177 BLTTHS quy định sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam; nhưng trên thực tế, sau khi thụ lý hồ sơ thông thường Viện kiểm sát, Tòa án tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mà Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đã áp dụng; rất ít trường hợp Viện kiểm sát hoặc Tòa án thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam đã áp dụng trước đó, mặc dù có thể căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam không còn. Tình trạng tạm giam là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tòa án ngại tuyên không có tội khi xét xử mặc dù có đủ căn cứ để làm điều đó. Do sợ bị đánh giá là quyết định bắt giam oan, sai cho nên Tòa án thường không dám tuyên bị cáo không có tội, mà thường trả hồ sơ để điều tra bổ sung để Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng cách này hay cách khác đình chỉ điều tra. Tạm giam nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người bị kết án bị phạt tù giam ở nước ta quá cao. Tòa án rất hạn chế cho bị cáo bị tạm giam hưởng án treo hoặc áp dụng các hình phạt khác không phải tù như cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo… mặc dù có đủ điều kiện theo quy định của BLHS; trong những trường hợp này, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án xử phạt tù với thời hạn bằng thời hạn bị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ biện pháp tạm giam từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)